Một số thuật ngữ thương mại điện tử

Address: một tổ hợp các ký tự, ký số và dấu chấm câu dùng để xác định một người nào hay một vị trí nào đó trên Internet.

Archive: chỉ số cho nhiều file được lưu trên Internet. Nếu bạn biết tên file cần tìm, bạn có thể dùng Archive để tìm vị trí của nó.

ASCII: văn bản thuần tuý

Backbone: đường xương sống, đường truyền tốc độ cao hay một loạt những kết nối tạo thành đường dẫn chủ chốt bên trong một mạng nào đó. Thuật ngữ này có ý nghĩa tương đối vì backbone trong mạng nhỏ có thể nhỏ hơn nhiều đường truyền không phải backbone trong mạng lớn.

BASE64: phương pháp chuyển đổi file dữ liệu để có thể được gởi đi như là thư điện tử hay những thông báo Newsgroup.

BBS (Bulletin Board System): hệ thống thống báo và hội họp bằng máy tính, cho phép người dùng thực hiện những thảo luận, nạp lên là lấy xuống các file. Có hàng ngàn BBS trên thế giới, hầu hết rất nhỏ, chạy trên một máy tính tương thích IBM với 1-2 đường điện thoại. Một số khác lại rất lớn và có thể có nhiều điểm tương tự như dịch vụ trực tuyến.

Binhex (Binary Hexadecima): phương pháp chuyển đổi file không ở dạng văn bản (non-ASCII) thành ASCII. Điều này cần thiết vì e-mail của Internet chỉ có thể làm việc với ASCII.

BMP (Bitmap file): một phương pháp lưu hình ảnh trên đĩa nhưng thường không tìm thấy trên Internet.

BookMarks: tính năng thường có trong mọi trình duyệt Web. Chức năng này được dùng để lưu địa chỉ Web như hình thức đánh dấu trên cuốn sách và như vậy có một lối tắt đến địa chỉ đó.

Browser (hay Web browser): chương trình dùng để truy cập vào Word Wide Web.

Client: chương trình phần mềm dùng để tiếp xúc và nhận dữ liệu từ chương trình phần mềm Server trên máy tính khác, thường ở khoảng cách xa. Mỗi chương trình Client được thiết kế để làm việc với một hay nhiều loại chương trình Server chuyên biệt và mỗi Server đòi hỏi mỗi loại Client riêng. Web Browser là một loại Client đặc biệt.

Cyberspace: không gian điều khiển, thuật ngữ này xuất phát từ tác giả William Gibson trong cuốn tiểu thuyết “Neuromancer”, từ Cyberspace hiện được dùng để mô tả toàn bộ phạm vi các nguồn thông tin có sẵn trên các mạng máy tính.

Cross Post: dùng để gởi cùng một thông báo đến nhiều nhóm tin tức Usenet cùng một lúc.

Dial-up: truy cập bằng hệ thống điện thoại thông thường

Domain Name: tên duy nhất xác định một vị trí trên Internet. Domain Name luôn có hai phần hay nhiều phần, cách nhau bởi dấu chấm. Phần bên trái là riêng biệt và phần bên phải là chung nhất. Một máy cụ thể có thể có nhiều hơn một Domail Name, nhưng với những Domail Name cụ thể thì chỉ có một máy. Thông thường mọi máy trên mạng cụ thể sẽ có phần bên phải trong Domain Name giống nhau ví dụ các đuôi .com; . org…

Cũng có trường hợp tồn tại Domail Name nhưng không được kết nối vào máy thực sự. Điều này thường được thực hiện cho một nhóm hay ngành kinh doanh để có được địa chỉ e-mail trên Internet mà không phải thiết lập một vị trí Internet thực sự. Trong trường hợp này sẽ phải có một vài máy Internet thực để thực hiện tính năng mail cho các Domail Name này.

DNS (Domain Name System): phương pháp xác định vị trí trên Internet bằng các từ thay cho cách dùng số IP khó nhớ.

EDI (Electronic Data Interchange): là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin).

FEDI (Financial Electronic Data Interchange): trao đổi dữ liệu điện tử tài chính chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.

E-mail (Electronic Mail): phương tiện để truyền, gởi thông báo hay thông tin trên Internet.

Finger: phương pháp dùng để xác định một hay nhiều cá nhân sử dụng hệ thống đặc biệt nào đó.

Firewall: phương pháp bảo vệ máy tính trên Internet khỏi những truy cập không hợp lệ của những người dùng không có quyền đó.

FTP (File Transfer Protocol): phương tiện để truyền file từ một máy tính trên Internet đến những máy tính khác.

Gateway: về mặt kỹ thuật thì có nghĩa là phần cứng hay phần mềm được cài đặt để chuyển đổi giữa hai giao thức không giống nhau. Một nghĩa khác thì từ này mô tả bất kỳ cơ chế nào mang lại khả năng truy cập hệ thống khác.

GOPHER: công cụ lấy thông tin từ các máy tính khác trên Internet bằng cách tạo menu cho những gì có sẵn trên Internet. Gopher là chương trình theo kiểu Client/Server, đòi hỏi người dùng phải có chương trình Gopher Client. Dù Gopher Client phổ biến trên toàn cầu chỉ trong vòng 2 năm, nó đang được thay thế lớn bằng Hypertext còn được biết như WWW.

Host: bất kỳ máy tính nào trên mạng chứa những dịch vụ có sẵn cho những máy tính khác trên mạng. Phổ biến nhất là có một máy chủ (host) để cung cấp một số dịch vụ như WWW và Usenet.

HTTP (Hypertext Transfer Protocol): cách thức để trình duyệt Web của bạn kết nối với chương trình Web Server khi bạn sử dụng WWW.

Leased-line: đường kết nối thường trực vào Internet. Hầu hết các ISP đều dùng đường dây dành riêng để tự mình kết nối vào Internet, từ đó hầu hết người dùng Internet thông thường sử dụng cách kết nối Dial-up.

MIME: cách thức kết hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau vào trong một thông điệp duy nhất có thể được gởi qua Internet dùng email hay nhóm tin tức. Thông tin được chuyển đổi theo cách này trông giống như những khối ký tự ngẫu nhiên. Những thông điệp tương hợp với chuẩn MIME có thể chứa hình ảnh, âm thanh và bất kỳ những loại thông tin nào khác có thể lưu trữ được trên máy tính. Hầu hết những bộ đọc thư điện tử và nhóm tin tức sẽ tự động giải mã những thông báo này và cho phép bạn lưu trữ dữ liệu chứa trong chúng vào đĩa cứng. Nhiều chương trình giải mã MIME khác nhau có thể được tìm thấy trên NET.

Newsgroup: một trong nhiều vùng tạo nên các phần khác nhau của Internet được biết đến như Usenet.

Packet-Switching: phương thức dùng để chuyển dữ liệu trên Internet. Tất cả dữ liệu truyền đi khỏi mỗi máy sẽ được chia thành những khối nhỏ, mỗi khối có địa chỉ nơi đi và nơi đến. Điều này cho phép những khối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau cùng được chuyển đi trên cùng đường truyền và chúng sẽ được sắp xếp, chuyển hướng theo các lộ trình khác nhau bằng các máy chuyên dùng bố trí trên đường truyền. Nhờ vậy, nhiều người có thể sử dụng đồng thời một đường truyền.

Ping (Packet Internet Gopher): chương trình thực hiện việc gửi thử một thông báo cho một máy tính ở xa trên Internet để xác nhận sự hiện hữu của nó và kiểm tra những trì hoãn liên quan.

PPP (Point to Point Protocol): giao thức nổi tiếng nhất cho phép máy tính dùng đường điện thoại thông thường và modem để thực hiện kết nối TCP/IP và thực sự ở trên Internet.

Protocol: tập hợp những quy tắc để điều khiển phương thức thông tin được truyền đi giữa các chương trình hay máy tính, ví dụ các giao thức FTP, SMTP.

Proxy (Proxy Server): máy trên Internet, hoạt động như một lớp trung gian và thường dùng để cải thiện tốc độ truy cập Internet bằng cách giữ các bản sao của thông tin thường được truy cập đến để khi có yêu cầu thì chúng có thể được truy cập một cách cục bộ.

Server: một máy tính hay bộ phần mềm cung cấp một loại dịch vụ đặc biệt cho phần mềm client chạy trên máy tính khác. Từ này có thể liên quan đến phần mềm đặc biệt như WWW server. Một máy server riêng lẻ có thể có nhiều bộ phần mềm server khác nhau chạy trên đó vì thế có thể cung cấp nhiều server cho các client trên mạng.

Shell Account: công cụ cho phép kết nối đến hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ để bạn có thể truy cập trực tiếp hệ điều hành.

SIG (Signature): từ một đến bốn dòng văn bản được thêm vào cuối thư điện tử hay thông báo bạn gởi cho nhóm tin tức Usenet. Bạn có thể thêm những thứ khác như địa chỉ email, tham chiếu đến trang chủ của mình (nếu có) hay chỉ những trích dẫn ưa thích. Nghi thức mạng cho thấy SIG nên dùng càng ngắn càng tốt và chắc chắn không vượt quá bốn dòng.

SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): những quy tắc cho biết làm thế nào để thư điện tử được truyền đi giữa các chương trình và máy tính.

TCP/IP: (Transmission Control Protocol/Internet Protocol): bộ các giao thức định nghĩa Internet. Ban đầu được thiết kế cho hệ điều hành Unix, phần mềm TCP/IP hiện có sẵn cho nhiều hệ điều hành phổ biến.

TELNET: kết nối một cách hiệu quả máy tính của bạn vào những máy tính khác trên Internet để nó hoạt động như một đầu cuối giả. Phần lớn nó được thay bằng Web dễ dùng hơn nhiều.

Terminal Server: máy tính chuyên dụng có thể cắm nhiều modem trên một phía và kết nối vào LAN hay máy chủ (host) ở phía kia. Vì thế loại server này làm công việc trả lời những cuộc gọi và chuyển các kết nối đến các nút thích hợp. Hầu hết các server đầu cuối đều có thể cung cấp các dịch vụ PPP hay SLIP nếu được kết nối vào Internet.

Upload: để gởi thông tin đến một vị trí ở xa trên Internet. Phương pháp thường dùng để thực hiện điều này là FTP.

URL (Uniform Resource Locator): thông tin dùng để xác định một trang trên Web.

Usenet: hệ thống tương tự như email, ngoại trừ việc những thông điệp của bạn được đánh địa chỉ cho cả một nhóm thay vì một cá nhân và bất kỳ ai muốn cũng có thể đọc mọi thông điệp này. Nhóm trao đổi tin tức Usenet được thiết kế để hoạt động như những diễn đàn công cộng cho việc trao đổi thông tin, ý kiến và thảo luận.

UUCP (Unix-to-Unix Copy Program): một phương pháp truyền email và Usenet giữa những máy tính trên Internet. Đây là cách thường dùng để gởi thông tin giữa những vị trí Internet không có sự kết nối thường xuyên.

UUENCODE: một phương pháp chuyển đổi các file chương trình hay hình ảnh thành dạng có thể gửi được bằng email hay gửi thư nhóm trên Internet. Một file Uuencode tiêu biểu trông giống như một khối các ký tự ngẫu nhiên. Để giải mã file này bạn cần một chương trình đọc tin như Free Agent hay một chương trình gọi là UUDECODE.

WAIS (Wide Area Information Server): công cụ cho phép người dùng tìm kiếm nhiều cơ sở dữ liệu trên Internet.

(Theo Sàn Giao dịch Thương mại điện tử VNemart. Chi tiết truy cập tại:
http:// www.vnemart.com.vn)