Các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn của nước ngoài xuất hiện là tín hiệu tốt, nhưng cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nội dung số.

Theo dự báo của Hãng Nghiên cứu thị trường IDC, trong ba năm tội, số người sử dụng Internet tại Việt Nam có thể tăng 24% và thương mại điện tử tăng khoảng 44%. Vì vậy khi ra mắt eBay tiếng Việt, Giám đốc eBay khu vực Đông Nam Á Sam Mcdonagh tỏ ra rất lạc quan về cơ hội phát triển tại Việt Nam. Ông cho rằng cộng đồng người Việt sử dụng eBay ngày càng nhiều, tốc độ tăng về lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới. "Thực tế người sử dụng Internet ở Việt Nam mới chiếm khoảng 18% dân số. Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, lại vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. eBay tin rằng Việt Nam sẽ trở thành đối tác quan trọng trong thị trường thương mại toàn cầu ông Mcdonagh.

Trước eBay, trong vòng chưa đầy một năm, Yahoo! cũng đã kịp đặt nền móng tại thị trường Internet Việt Nam qua hàng loạt dịch vụ Yahoo! Messenger, liên kết với một tờ báo tại Việt Nam cung cấp tin tức nhanh, dịch vụ Yahoo hỏi đáp và mở cổng Internet dành cho điện thoại di động… Bước tiến tốc hành của Yahoo! cho thấy hãng này sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh "thế giới ảo” của cộng đồng Internet Việt Nam. Trong khi những người không lồ Internet như Google, Yahoo và eBay đã nhắm tới Việt Nam như một thị trường nhiều hứa hẹn, thì các website của Việt Nam trong cùng lĩnh vực tỏ ra thất thế hoàn toàn. Từ mạng Traitimonline, các mạng xã hội ảo Việt Nam thời gian qua cũng đã phát triển khá nhiều như Blog Việt, Thế hệ trẻ, Xã hội, cywodd, các trang tìm kiếm chia sẻ video, MP3, thông tin như Cilp, Bamboo, Gneet… Rất nhiều trong số này còn xuất hiện trước khi Yahoo tới Việt Nam, thậm chí chuyên mục “Hỏi & Đáp” hay chợ điện tử từng xuất hiện cách đây 3 - 4 năm, nhưng tới nay vẫn chỉ dừng lại ở cấp độ các “nhóm thành viên” chứ chưa phải là một "cộng đồng mạng".

Đại diện của Yahoo Singapore phụ trách thị trường Việt Nam chia sẻ tại buổi chạy thử phiên bản Yahoo! “Hỏi & Đáp" tiếng Việt: "Yahoo! đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, trước hết là các dịch vụ Yahoo! Messenger và Blog 360 ở Việt Nam hiện đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Việc triển khai các dịch vụ nội dung trên Internet ở Việt Nam có lợi 'thế với chủng tôi hơn nhiều so với các nước phát triển, vì họ đã có cơ sở FPT Online, Công ty CP Viễn thông dữ liệu khổng lồ bằng tiếng Anh trên FPT, động thái của Yahoo! hay eBay tại Internet rồi”.

Mặc dù sở hữu nguồn thông tin lớn nhưng các website Việt Nam đã không khai thác được thế mạnh để phát triền. Trong khi đó, điểm yếu của các website này đã thấy rõ: chỉ có hệ thống máy chủ đặt trong nước, dung lượng đường truyền hạn chế, nội dung rập khuôn và sáng tạo, hình thành chủ yếu có tính tự phát... Bamboo, một trong các trang tìm kiếm video do một Công ty Việt Nam xây dựng cũng chỉ lấy lại hầu hết dữ liệu từ Youtube. Vnspoke, Vietspacc, Ngoisaoblog, cyworld, mạng Thế hệ trẻ... và nhiều mạng xã hội, cộng đồng blog khác của người Việt cũng chỉ chiếm số lượng người dùng rất khiêm tốn.

Theo ông Lương Công Hiếu, Giám đốc FPT Online, Công ty CP Viễn thông, động thái của Yahoo! Hay eBay tại Việt Nam cho thấy chủ yếu họ đang tìm cách xâm nhập thị trường tiềm năng hơn là quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, liệu đã đến lúc phải lo ngại trước những tính toán ấy không hề che giấu tham vọng chiếm lĩnh thị trường nội dung số Việt Nam của những người khổng lồ,đến từ nước ngoài? Người ta đã chứng kiến Google loại bỏ tất cả các công cụ tìm kiếm tại Việt Nam trong những năm qua. Liệu tương lai nội dung Intemet Việt Nam trong lĩnh vực giải trí và cộng đồng mạng có bị những nhà cung cấp nước ngoài "thôn tính”. Nếu như Trung Quốc có Alibaba đánh bại eBay, Baidu ngang ngửa với Google, thì tại Việt Nam chưa hề thấy bóng dáng của một công cụ có đẳng cấp tương tự.

Mặc dù chỉ là thăm dò nhưng eBay đã vào thị trường Việt Nam với những cơ hội kinh doanh hết sức hấp dẫn như mức phí đăng ký chưa đầy 3.000 đồng, điều kiện thanh toán dễ dàng với Paypal và nhiều loại thẻ thông dụng... Đây đều là những khó khăn mà các website thương mại điện tử Việt Nam không giải quyết được. Trong rất nhiều khó khăn, một doanh nghiệp ngành nội dung số cho rằng "Trong khi công nghiệp ngành nội dung số phát triển thì hành lang pháp lý cho nó tại Việt Nam gần như chưa có gì. Ngoại trừ trò chơi trực tuyến có thông tư hướng dẫn, còn hầu hết các lĩnh vực khác vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Riêng trong lĩnh vực xuất bản, các quy định, văn bản hướng dẫn đưa thông tin lên website cỏn nhiều bất cập và không phù hợp với tốc độ phát triển của lĩnh vực này. Tình trạng vi phạm bản quyền đang tràn lan trong lĩnh vực nội dung số như công bố, sao chép, lưu trữ, mô phóng, phát sóng, truyền dân, áp dụng công nghệ, tiết lộ thông tin, sử dụng hình ảnh, kết nối ngang hàng, sử dụng tên miền...

Theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần