Kinh doanh điện tử- xu thế tất yếu (Phần cuối)
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Bên cạnh những dự báo lạc quan
Tuy vậy, bên cạnh những dự báo lạc quan trên là những nghi ngờ khả năng hồi phục và phát triển trở lại của kinh doanh điện tử. Những công ty đi đầu như Amazon.com hay Cisco đang nghi ngại về mô hình kinh doanh kiểu mới. Nhiều hãng khổng lồ như hãng Jean Levi và Strauss đến Chevron Texaco đều đã đầu tư rất nhiều vào kinh doanh trực tuyến nhưng hiện đang gặp khó khăn. Hãng General Motor cho dù đã hăng hái đầu tư liên tục cho mô hình e-GM từ năm 1999, nhưng đã có biểu hiện e dè.
Theo nhà kinh tế học người Venezuela, C.Perez, sau thời kỳ thai nghén kéo dài trong một thập kỷ hoặc hơn nữa, công nghệ mới thường tạo ra sự bùng nổ kinh tế, nhưng sau đó là một thời kỳ suy sụp gây ra nhiều hoài nghi. Ngày nay, theo Perez, thế giới lại đứng trước ngã ba đường và đang rất cần những lời giải thích cũng như những tiêu chí hướng dẫn. Những đặc trưng sau thời kỳ không ổn định, sẽ là một vài thập kỷ xây dựng liên tục, trong đó công nghệ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế và trở thành yếu tố cần thiết cho kinh tế và xã hội. Theo Perez và Freeman, vấn đề là phải kiên nhẫn, bất chấp sự tăng trưởng quá nhanh và sự sụp đổ sau đó. Theo hai tác giả này, phải mất ít nhất là 50 năm thì công nghệ mới trở thành yếu tố chủ đạo kể từ lúc xuất hiện. Với Internet, chu kỳ này có thể ngắn hơn. Động lực hữu dụng nhất để giương biểu ngữ cách mạng thông tin chính là khả năng thích ứng và tạo ra liên kết toàn cầu. Tất cả những điều nêu trên cho thấy Internet, dù chưa được sử dụng rộng rãi từ khi hình thành đến năm 1995, đã có nhiều năm để phát triển trước khi bị suy giảm. Số liệu mới nhất cho thấy, Internet tiếp tục phát triển, ngay cả khi cổ phiếu của những công ty dot.com sụp đổ trong tháng 4 năm 2000.
Vì Internet chỉ là một trong những công cụ trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin nên để có được sự phát triển mang tính toàn cầu, Internet đòi hỏi phải có thêm nhiều công nghệ hỗ trợ cũng như những quy định mang tính pháp lý. Dù một công nghệ mới có tính hấp dẫn đến mấy, nhưng hạ tầng công nghiệp và thói quen của con người khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Mô hình tập đoàn xây dựng nên công nghệ mạng để điều phối tất cả hoạt động của tập đoàn rất phức tạp, cho nên dù là một tập đoàn như Cisco cũng gặp khó khăn. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp do dự khi quyết định chuyển sang kinh doanh điện tử. C Freeman, Giáo sư danh dự của Đại học Sussex, Anh, cho rằng kết cục thì hiệu quả kinh tế của Internet cũng sẽ được chứng minh nhưng cần phải có thời gian bởi vì nó đòi hỏi một quá trình học tập và thay đổi về văn hoá. Vì vậy, không nên trông chờ vào sự thay đổi thần kỳ ở bước phát triển kế tiếp của kinh doanh điện tử.
Những đòi hỏi cấp bách của kinh doanh điện tử
Công nghệ mở ra viễn cảnh trong đó đòi hỏi có sự thay đổi sâu sắc. Trong quá trình thải-nhận công nghệ mới, các doanh nghiệp kinh doanh điện tử chắc chắn phải thay đổi để nắm bắt cơ hội. Những việc cấp bách phải tiến hành trong những năm sắp tới là phải điều chỉnh công nghệ mới theo hướng đối tượng cho phù hợp với con người và công việc hơn là bắt buộc con người phải rèn luyện kỹ năng cho phù hợp công nghệ. Những phần mềm trọn gói sắp tới sẽ làm máy tính dễ sử dụng hơn, không đòi hỏi nhiều thời gian để học cách sử dụng. Tương tự, những ứng dụng trên Web hiện nay biến mạng trở thành thân thiện hơn với việc chuyển những phần mềm thành dịch vụ trực tuyến có sẵn. Chẳng hạn website Expedia.com gần đây đưa ra dịch vụ cảnh báo trực tuyến, cho phép gửi thông tin đến khách hàng qua máy vi tính, điện thoại di động, nhắn tin nếu chuyến bay của khách hàng bị trễ và gửi thông báo cho gia đình khi chuyến bay của bạn sắp sửa hạ cánh.
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng thấy rõ sự hình thành của một mô hình mới: công ty được mạng hoá. Hai công ty đi đầu trong lĩnh vực này là Dell và Cisco. Việc xây dựng theo mô hình mới giúp 2 công ty trên có thể nắm bắt động tĩnh của đối tác bằng chia sẻ thông tin trong toàn bộ hệ thống cung ứng được liên kết với nhau qua mạng. Dell dùng Web để liên lạc với tất cả các nhà sản xuất chip, ổ đĩa và khách hàng. Dùng mạng để theo dõi hàng hoá cho phép Dell có thể lập danh sách hàng tồn kho chỉ trong vòng 4 ngày thay vì 32 ngày như trước đây.
Tuy ưu việt, nhưng mô hình này rất khó điều hành. Bằng chứng là rất ít công ty có thể áp dụng hoàn chỉnh. Trong khi một vài công ty đã áp dụng hoàn chỉnh thì cũng có khá nhiều công ty khác đang trong quá trình thử nghiệm. Chẳng hạn Cisco đã để lỡ nhiều đơn đặt hàng vào cuối năm 2000 do hệ thống của Cisco không phân biệt được khách hàng đã đặt hàng trùng với lí do là chỉ để đảm bảo việc cung cấp hàng như hạn định. Bài học rút ra từ đây là các công ty cần phải thay đổi quy trình cũ và khuyến cáo đối tác của họ cũng làm như vậy. Ông Perez nói: “Mỗi thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng đến con người, cơ cấu tổ chức và kỹ năng, cũng tương tự như một cơn bão xoá sạch những thói quen do cơ chế cũ tạo ra”.
Công nghệ thông tin, bao gồm viễn thông và tin học, đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế tri thức. Tương tự như hàng hoá cần được sản xuất bởi dây chuyền máy móc và được lưu thông trên thị trường, thông tin và tri thức sẽ được xử lý bằng hệ thống tin học và truyền tải qua môi trường viễn thông. Hầu hết các hành vi kinh doanh, thương mại trước đây sẽ được mô phỏng hoặc thay thế để có thể thực hiện qua các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Kinh doanh điện tử luôn được coi là tập hợp các khái niệm về một mô hình tổ chức kinh doanh mới, về các phương pháp luận mới, về các biện pháp hành động mới để đáp ứng được sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mới. Đây là một phương pháp sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất nguồn tài nguyên của mình, đặc biệt là tài nguyên con người và thông tin. Thông tin biến thành tri thức, tri thức tạo ra những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.
(Tổng hợp từ IT&D)
Tuy vậy, bên cạnh những dự báo lạc quan trên là những nghi ngờ khả năng hồi phục và phát triển trở lại của kinh doanh điện tử. Những công ty đi đầu như Amazon.com hay Cisco đang nghi ngại về mô hình kinh doanh kiểu mới. Nhiều hãng khổng lồ như hãng Jean Levi và Strauss đến Chevron Texaco đều đã đầu tư rất nhiều vào kinh doanh trực tuyến nhưng hiện đang gặp khó khăn. Hãng General Motor cho dù đã hăng hái đầu tư liên tục cho mô hình e-GM từ năm 1999, nhưng đã có biểu hiện e dè.
Theo nhà kinh tế học người Venezuela, C.Perez, sau thời kỳ thai nghén kéo dài trong một thập kỷ hoặc hơn nữa, công nghệ mới thường tạo ra sự bùng nổ kinh tế, nhưng sau đó là một thời kỳ suy sụp gây ra nhiều hoài nghi. Ngày nay, theo Perez, thế giới lại đứng trước ngã ba đường và đang rất cần những lời giải thích cũng như những tiêu chí hướng dẫn. Những đặc trưng sau thời kỳ không ổn định, sẽ là một vài thập kỷ xây dựng liên tục, trong đó công nghệ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế và trở thành yếu tố cần thiết cho kinh tế và xã hội. Theo Perez và Freeman, vấn đề là phải kiên nhẫn, bất chấp sự tăng trưởng quá nhanh và sự sụp đổ sau đó. Theo hai tác giả này, phải mất ít nhất là 50 năm thì công nghệ mới trở thành yếu tố chủ đạo kể từ lúc xuất hiện. Với Internet, chu kỳ này có thể ngắn hơn. Động lực hữu dụng nhất để giương biểu ngữ cách mạng thông tin chính là khả năng thích ứng và tạo ra liên kết toàn cầu. Tất cả những điều nêu trên cho thấy Internet, dù chưa được sử dụng rộng rãi từ khi hình thành đến năm 1995, đã có nhiều năm để phát triển trước khi bị suy giảm. Số liệu mới nhất cho thấy, Internet tiếp tục phát triển, ngay cả khi cổ phiếu của những công ty dot.com sụp đổ trong tháng 4 năm 2000.
Vì Internet chỉ là một trong những công cụ trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin nên để có được sự phát triển mang tính toàn cầu, Internet đòi hỏi phải có thêm nhiều công nghệ hỗ trợ cũng như những quy định mang tính pháp lý. Dù một công nghệ mới có tính hấp dẫn đến mấy, nhưng hạ tầng công nghiệp và thói quen của con người khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Mô hình tập đoàn xây dựng nên công nghệ mạng để điều phối tất cả hoạt động của tập đoàn rất phức tạp, cho nên dù là một tập đoàn như Cisco cũng gặp khó khăn. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp do dự khi quyết định chuyển sang kinh doanh điện tử. C Freeman, Giáo sư danh dự của Đại học Sussex, Anh, cho rằng kết cục thì hiệu quả kinh tế của Internet cũng sẽ được chứng minh nhưng cần phải có thời gian bởi vì nó đòi hỏi một quá trình học tập và thay đổi về văn hoá. Vì vậy, không nên trông chờ vào sự thay đổi thần kỳ ở bước phát triển kế tiếp của kinh doanh điện tử.
Những đòi hỏi cấp bách của kinh doanh điện tử
Công nghệ mở ra viễn cảnh trong đó đòi hỏi có sự thay đổi sâu sắc. Trong quá trình thải-nhận công nghệ mới, các doanh nghiệp kinh doanh điện tử chắc chắn phải thay đổi để nắm bắt cơ hội. Những việc cấp bách phải tiến hành trong những năm sắp tới là phải điều chỉnh công nghệ mới theo hướng đối tượng cho phù hợp với con người và công việc hơn là bắt buộc con người phải rèn luyện kỹ năng cho phù hợp công nghệ. Những phần mềm trọn gói sắp tới sẽ làm máy tính dễ sử dụng hơn, không đòi hỏi nhiều thời gian để học cách sử dụng. Tương tự, những ứng dụng trên Web hiện nay biến mạng trở thành thân thiện hơn với việc chuyển những phần mềm thành dịch vụ trực tuyến có sẵn. Chẳng hạn website Expedia.com gần đây đưa ra dịch vụ cảnh báo trực tuyến, cho phép gửi thông tin đến khách hàng qua máy vi tính, điện thoại di động, nhắn tin nếu chuyến bay của khách hàng bị trễ và gửi thông báo cho gia đình khi chuyến bay của bạn sắp sửa hạ cánh.
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng thấy rõ sự hình thành của một mô hình mới: công ty được mạng hoá. Hai công ty đi đầu trong lĩnh vực này là Dell và Cisco. Việc xây dựng theo mô hình mới giúp 2 công ty trên có thể nắm bắt động tĩnh của đối tác bằng chia sẻ thông tin trong toàn bộ hệ thống cung ứng được liên kết với nhau qua mạng. Dell dùng Web để liên lạc với tất cả các nhà sản xuất chip, ổ đĩa và khách hàng. Dùng mạng để theo dõi hàng hoá cho phép Dell có thể lập danh sách hàng tồn kho chỉ trong vòng 4 ngày thay vì 32 ngày như trước đây.
Tuy ưu việt, nhưng mô hình này rất khó điều hành. Bằng chứng là rất ít công ty có thể áp dụng hoàn chỉnh. Trong khi một vài công ty đã áp dụng hoàn chỉnh thì cũng có khá nhiều công ty khác đang trong quá trình thử nghiệm. Chẳng hạn Cisco đã để lỡ nhiều đơn đặt hàng vào cuối năm 2000 do hệ thống của Cisco không phân biệt được khách hàng đã đặt hàng trùng với lí do là chỉ để đảm bảo việc cung cấp hàng như hạn định. Bài học rút ra từ đây là các công ty cần phải thay đổi quy trình cũ và khuyến cáo đối tác của họ cũng làm như vậy. Ông Perez nói: “Mỗi thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng đến con người, cơ cấu tổ chức và kỹ năng, cũng tương tự như một cơn bão xoá sạch những thói quen do cơ chế cũ tạo ra”.
Công nghệ thông tin, bao gồm viễn thông và tin học, đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế tri thức. Tương tự như hàng hoá cần được sản xuất bởi dây chuyền máy móc và được lưu thông trên thị trường, thông tin và tri thức sẽ được xử lý bằng hệ thống tin học và truyền tải qua môi trường viễn thông. Hầu hết các hành vi kinh doanh, thương mại trước đây sẽ được mô phỏng hoặc thay thế để có thể thực hiện qua các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Kinh doanh điện tử luôn được coi là tập hợp các khái niệm về một mô hình tổ chức kinh doanh mới, về các phương pháp luận mới, về các biện pháp hành động mới để đáp ứng được sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mới. Đây là một phương pháp sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất nguồn tài nguyên của mình, đặc biệt là tài nguyên con người và thông tin. Thông tin biến thành tri thức, tri thức tạo ra những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.
(Tổng hợp từ IT&D)