Trong những năm đầu, giống như hầu hết những đứa trẻ mới chào đời, nhiều người kinh doanh E-business bắt đầu khóc. Với việc đầu tư hàng triệu USD và không thu được lãi, một phần không nhỏ trong số họ đã buộc phải đóng cửa những cửa hàng ảo của mình. Ngày nay, như đứa trẻ đã biết đi và sắp sửa trưởng thành, E-business đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng với mục tiêu cơ bản là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới.
Có thể mạnh dạn dự đoán rằng, vài thập kỷ tới đây, sau giai đoạn suy sụp của các công ty đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh trên mạng sẽ là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của phương thức này. James Ball, Chủ tịch công ty Webcor Bulders, California, Mỹ - một công ty trong nhiều năm qua đã đầu tư rất nhiều cho việc kết nối các đối tác của họ thông qua mạng, nhận định: “Cho đến bây giờ, Internet vẫn chưa mang lại lợi ích lớn như mọi người vẫn mong đợi ở nó. Nhưng sắp tới, chúng ta sẽ được chứng kiến những lợi thế thực sự do việc kinh doanh trên mạng đem lại”. Theo các chuyên gia, sắp tới đây, chúng ta có lẽ sẽ không nhìn thấy được sự tăng trưởng ở mức 300% như trước kia, nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm 20% là điều có thật. Kent Allen, chuyên gia công nghệ của tập đoàn Aberdeen cho biết: "Việc thu lợi nhuận của E-business ngày nay bắt đầu ổn định. Trong tương lai gần, các kênh bán hàng luôn gặp phải thách thức, tuy nhiên kết quả kinh doanh xem ra khá khả quan”.


Sự phát triển vững mạnh của thương mại trực tuyến

Trong thời gian qua, tất cả các số liệu đều ngày càng khẳng định vai trò chủ chốt của Internet trong thương mại đối với quảng đại công chúng. Thương mại bán lẻ trực tuyến sẽ tăng nhanh, ở châu Âu ngưỡng mang tính chất tượng trưng là 1% tổng doanh thu: tăng trưởng tri thức (Growth for Knowledge) đóng góp 2,8% vào doanh số bán ở châu Âu trong năm 2002, đạt mức tăng trưởng 23%/năm. Ở Pháp, kinh doanh điện tử cũng phát triển mạnh. Doanh thu của năm 2003 đạt 2,39 tỷ euro (tăng 65% so với năm 2001), năm 2003 đạt 3,5 tỷ euro theo đánh giá của hãng Benchmark Group. Quý 1 năm 2004, 31,4% số người sử dụng Internet (6,3 triệu người) cho biết đã sử dụng phương thức mua hàng trực tuyến, tăng so với năm trước đó là 27,9%. Tổ chức nghiên cứu và điều tra của Pháp Le Baromètre du e-commerce cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng: tháng 6 năm 2003, 36% số người sử dụng Internet của Pháp đã tiếp tục mua trực tuyến trong 6 tháng cuối, so với thời kỳ trước đó chỉ là 30%. Do tỷ lệ người sử dụng Internet tăng: từ 37% đến 44% số dân Pháp, tỷ lệ người mua trực tuyến trong dân số Pháp đã tăng từ 11,1% lên 15,8%.

Còn doanh thu trực tuyến của Mỹ, theo hãng Forrester Research và Shop.org (Hiệp hội các nhà bán hàng trực tuyến của Mỹ; địa chỉ Internet : www.shop.org) đạt 48% năm 2002, bằng 76 tỷ USD, chiếm 3,6% thương mại bán lẻ của Mỹ. Năm 2003, doanh thu trực tuyến tăng mạnh đạt 100 tỷ USD, chiếm 4,5 tổng số thương mại bán lẻ. Văn phòng Điều tra của Mỹ Le Census Bureau americain và hãng eMarketer đều đưa ra xu thế tăng: 27% tăng trưởng và 45,6 tỷ USD doanh thu trong năm 2002, chiếm 1,4% thương mại bán lẻ là 326 tỷ USD chỉ tăng trưởng 3,1%/năm. Quý 4 năm 2002, doanh thu trực tuyến đạt 14,3 tỷ USD, bằng 1,6% doanh thu bán lẻ.

Một hãng cẩn trọng trong dự báo là hãng Jupiter dự báo năm 2007, doanh số bán trực tuyến sẽ chiếm 5% doanh số bán lẻ. Hãng Dieringer Research Group mới đây đã xác nhận dữ liệu thu được từ nhiều năm nay: mỗi một doanh vụ trực tuyến kéo theo một doanh vụ lớn gấp 2 lần trong các cửa hàng truyền thống. Nghiên cứu cũng cho thấy, Internet có ảnh hưởng nâng cao giá trị hình ảnh của nhãn hàng. Khoảng 45% người sử dụng Internet, bằng 1/4 người mua hàng Mỹ, thừa nhận chủ yếu họ nhận thức được là nhờ các hãng hàng không, khách sạn và các sản phẩm gia dụng, tài chính và bảo hiểm được cải biến qua mạng (Net). Theo hãng Unity Marketing, Internet tác động đến 44% người tiêu dùng các sản phẩm cao cấp xa xỉ nhiều hơn là tác động qua quảng cáo trong báo viết (42%) hoặc trên ti vi (28%). Năm 2002, đã có 32% sản phẩm thông tin và phần mềm, 17% số vé xem biểu diễn và 12% số sách được bán qua Internet. Internet cũng ảnh hưởng mạnh đến người mua ôtô: 63% người dùng Internet của Canađa lên mạng Internet để mở rộng tầm nhìn, nghiên cứu các mẫu mã và cửa hàng. Hãng Jupiter khẳng định 1/3 trong số 40 triệu xe ôtô hạ giá được bán mỗi năm ở Mỹ là được tìm trên Internet.

Lợi nhuận và ảnh hưởng của thương mại trực tuyến

Lợi nhuận ở đây là cho 70% thương nhân trực tuyến trong năm 2002, so với 56% của năm 2001. Vépéscistes cũng đã được hưởng lợi từ tiền trực tuyến trong năm 2001; năm 2002, các cửa hàng truyền thống quảng cáo trên Internet cũng đã bắt đầu thu được lợi nhuận. Đồng thời, các khách hàng cũng cảm thấy hài lòng: các kết quả mới nhất về Chỉ số hài lòng của khách hàng của Mỹ (ACSI : American Customer Satisfaction Index) cho thấy, các nhà bán hàng trực tuyến hài lòng với số điểm là 83 trên 100, cao hơn 6 điểm so với chỉ số của năm 2001. Thương mại theo kiểu truyền thống, bị giảm 0,2 điểm, chỉ đạt 74,6 điểm. Hãng Sofres cũng điều tra thấy ở Pháp 91% người mua hàng trực tuyến cảm thấy hài lòng.

Đặc điểm của kinh doanh điện tử là tạo ra khả năng rất chủ động và năng động. Đặc điểm này đặc biệt có giá trị đối với những người ở xa các trung tâm lớn. Uỷ ban Du lịch của tỉnh Eure-et-Loir, ở Pháp, đã thực hiện một nghiên cứu minh chúng rất rõ cho đặc điểm này. Uỷ ban đã có thể "cứu" được tỷ lệ sử dụng nhà và nhà có trang bị đồ đạc đáng kể, thậm chí đã có được tỷ lệ 84% thay vì dự kiến 80%, nhờ vào chiến dịch quảng bá vào tháng 7 năm 2003 trên Lastminute.com, địa chỉ Internet về du lịch Internet de voyage (www.lastminute.fr), cho công chúng Pháp. Mục tiêu là bù cho sự suy giảm nhu cầu của dân Anh, được xác định hồi cuối tháng 5. Chi phí giao dịch là 0,63 euro và có thể chiến dịch sẽ được mở rộng trong năm 2004 cho công chúng ở châu Âu.

Các sáng kiến khác còn sâu sắc hơn ở Pháp. Một công ty vùng Perigiơ là Tel Camping Périgourdin xác nhận một phần ba doanh số 110.000 euro của hãng là nhờ thu hút được khách hàng trực tuyến, chẳng hạn như một nhà hàng phát triển từ 5 năm nay bảo đảm 10% doanh số 473.000 euro của hãng. Công bố Le Baromeftre du e-commerce 2003 của Taylor Nelson Sofres (Hội Nghiên cứu và Điều tra của Pháp) cho thấy một khuynh hướng rõ của kinh doanh điện tử tại các đô thị nhỏ, nơi mà mua hàng điện tử có thể đóng vai trò giải toả tắc nghẽn: "các cộng đồng dân cư nhỏ (từ 2.000 đến 20.000 người) chiếm tỷ lệ người mua tích cực với 19% số người mua trực tuyến, cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nước là 15,8% mặc dù có Internet tập trung ở các đô thị lớn.”

(còn tiếp)