7 Bước xây dựng tình huống kinh doanh trong CNTT
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ngày nay, xây dựng tình huống kinh doanh đã trở nên phổ biến và là một chuẩn mực trong quy trình hoạt động đối với các nhà quản trị doanh nghiệp và công nghệ thông tin (CNTT) vì nó giúp đánh giá các sáng kiến về công nghệ.
Theo Jay Rollins, Phó tổng giám đốc phụ trách CNTT của Tập đoàn Churchill Downs ở Louisville, việc xây dựng tình huống kinh doanh giúp công ty phân tích được các rủi ro, dự đoán được thành công, và có thể quy trách nhiệm cho các nhà quản trị. Mỗi khi có một dự án CNTT được đề xuất, Rollins luôn yêu cầu phải có tình huống kinh doanh kèm theo.
Trong khi đó, John Hummel, Phó chủ tịch phụ trách các hệ thống thông tin của Sutter Health ở Sacramento, một tổ chức phi lợi nhuận quản lý 65 công ty y tế, phát biểu : “Các giám đốc CNTT (CIO) hiểu rằng các dự án CNTT khá tốn kém, và nếu muốn sử dụng chúng một cách hợp lý thì cần phải có một kế hoạch.”
Nhưng xây dựng một tình huống kinh doanh đòi hỏi nỗ lực của cả một tập thể, và nó cũng đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn lực, và sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ. Sau đây là bảy bước phổ biến giúp bạn xây dựng một tình huống kinh doanh hữu hiệu.
Bước 1. Hiểu được mục tiêu kinh doanh
Các lãnh đạo CNTT đồng ý rằng một tình huống kinh doanh tốt phải dự đoán được chi phí, nêu ra chi tiết các lợi ích và rủi ro, và trình bày rõ ràng sự tương thích của dự án với mục tiêu chiến lược của công ty. Không nên suy nghĩ về dự án như một giải pháp nâng cấp CNTT, mà mục tiêu phải là nâng cao lợi ích cho công ty. Hummel thuộc Tổ chức Sutter Health hiểu rằng các sáng kiến kỹ thuật của mình phải vượt qua nhiều khó khăn trước khi được chấp thuận, bởi vì chúng phải cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư với các đề xuất khác trong công ty, chẳng hạn như yêu cầu mua sắm thêm giường bệnh nhân hay trang bị thêm các máy chụp cắt lớp CT. Do vậy, ông ta phải chứng minh được rằng dự án CNTT của mình sẽ giúp chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.
Bước 2. Hãy để cho những con số nói
Hãy bắt đầu bằng những con số, bao gồm các chi phí dự án, các chi phí bảo trì hiện nay, và dự đoán lợi nhuận từ việc đầu tư, theo bà Rebecca Wettermann, Phó tổng giám đốc phụ trách nghiên cứu của Nucleus Research Inc. ở Massachusetts chuyên về dịch vụ tư vấn và nghiên cứu CNTT.
Bước 3. Trình bày các viễn cảnh khác nhau
Thu thập các dữ liệu tốt nhất có thể về chi phí và lợi ích, và hiểu về tính chính xác cũng như tính biến hóa của các dữ liệu đó, đặc biệt là khi xem xét ROI (tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư), cần đặt câu hỏi : “Mình hy vọng thu được gì và đâu là tình huống xấu nhất ?”, theo Wettermann.
Trong khi đó, Judith Spitz, Phó giám đốc phụ trách các hệ thống mạng thuộc Công ty Verizon Communications ở New York, cho biết bà phải tìm kiếm các tình huống kinh doanh nhằm minh chứng cho việc một dự án CNTT sẽ giúp tinh giản các quy trình như thế nào, qua đó giúp cắt giảm chi phí.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, có nhiều dự án rất khó định lượng các lợi ích. Chẳng hạn như khi xem xét các phần mềm ứng dụng về quản lý quan hệ khách hàng, sẽ rất khó để xác định mức tăng doanh thu có được nhờ vào việc làm hài lòng khách hàng.
Bước 4. Xem xét văn hóa của bạn
Văn hóa công ty sẽ quyết định những gì cần đưa vào một tình huống kinh doanh, chi tiết ở mức nào, độ dài của báo cáo ra sao, ai sẽ trình bày tình huống đó, và trình bày thế nào. Một số công ty chỉ cần những báo cáo ngắn gọn một vài trang, tóm tắt các chi phí, lợi nhuận, rủi ro và lợi ích. Một số công ty khác lại đòi hỏi phải có các báo cáo toàn diện và các tài liệu hỗ trợ kết hợp với phần diễn thuyết.
Bước 5. Đề cập các lợi ích phi tài chính một cách thích hợp
Ngày nay, nhiều công ty chú trọng nhiều hơn đến các lợi ích cốt yếu, nhưng các nhà quản trị CNTT cũng không nên bỏ qua các lợi ích phi tài chính trong các tình huống kinh doanh của mình. Thực ra, một số dự án quan trọng có thể không mang lại lợi ích tài chính, chẳng hạn phần mềm giúp công ty thực hiện hay tuân thủ một đạo luật nào đó. Trong tình huống như thế, một nhà lãnh đạo CNTT cũng cần đưa ra các dữ kiện phi tài chính trong tình huống kinh doanh của mình.
Theo Michael Cummins, CIO và là giáo sư về quản trị thuộc Đại học Quản trị thuộc Viện Công nghệ Georgia, thì những công ty cấp tiến và năng động hiểu rằng 80% số dự án chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính, và 20% còn lại có thể có tác động chiến lược đáng kể đối với hoạt động kinh doanh, và do vậy, “Bạn phải vượt quá những con số.”
Bước 6. Dự báo những chi phí phụ trội
Các tình huống kinh doanh tốt cần phải xem xét các chi phí thực hiện và chi phí dài hạn, cũng như dự báo các rủi ro và các lợi ích. Nhưng theo các chuyên gia, các nhà quản trị cũng cần phải xem xét các yếu tố gián tiếp nhưng lại khá quan trọng. Họ cần phải trình bày chi tiết là sẽ huấn luyện nhân viên để ứng dụng như thế nào và xúc tiến việc ứng dụng các công nghệ mới ra sao. Trong những trường hợp đó, cần phải đưa ra dự báo chính xác về chi phí đào tạo và ứng dụng, vốn thường hay bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp.
Bước 7. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp
Các nhà quản lý thành công thường trao đổi với các lãnh đạo khác của công ty khi đặt bút soạn thảo một tình huống kinh doanh, và điều này cũng đúng với các nhà quản lý CNTT.
Debra Anderson, CIO thuộc Công ty Novell, cho biết bà thường trao đổi với các nhà quản lý công ty trước khi chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh hàng năm, và khi có sự tham gia của tập thể, thì các tình huống kinh doanh sẽ rất thành công.
Các tình huống kinh doanh cần phải giải thích rõ ràng giá trị kinh doanh của từng sáng kiến. Các tình huống này cần chỉ ra liệu dự án có thích ứng với các mục tiêu chung của công ty và phù hợp với các mục tiêu của bộ phận hay không. Các CIO có kinh nghiệm trong việc xây dựng tình huống kinh doanh cho rằng quy trình này giúp công ty của họ biết đặt ưu tiên những dự án CNTT song song với các sáng kiến ở những bộ phận khác nhằm giúp toàn bộ công ty tiến lên.
Theo Thời Báo Vi Tính Sài Gòn
Theo Jay Rollins, Phó tổng giám đốc phụ trách CNTT của Tập đoàn Churchill Downs ở Louisville, việc xây dựng tình huống kinh doanh giúp công ty phân tích được các rủi ro, dự đoán được thành công, và có thể quy trách nhiệm cho các nhà quản trị. Mỗi khi có một dự án CNTT được đề xuất, Rollins luôn yêu cầu phải có tình huống kinh doanh kèm theo.
Trong khi đó, John Hummel, Phó chủ tịch phụ trách các hệ thống thông tin của Sutter Health ở Sacramento, một tổ chức phi lợi nhuận quản lý 65 công ty y tế, phát biểu : “Các giám đốc CNTT (CIO) hiểu rằng các dự án CNTT khá tốn kém, và nếu muốn sử dụng chúng một cách hợp lý thì cần phải có một kế hoạch.”
Nhưng xây dựng một tình huống kinh doanh đòi hỏi nỗ lực của cả một tập thể, và nó cũng đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn lực, và sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ. Sau đây là bảy bước phổ biến giúp bạn xây dựng một tình huống kinh doanh hữu hiệu.
Bước 1. Hiểu được mục tiêu kinh doanh
Các lãnh đạo CNTT đồng ý rằng một tình huống kinh doanh tốt phải dự đoán được chi phí, nêu ra chi tiết các lợi ích và rủi ro, và trình bày rõ ràng sự tương thích của dự án với mục tiêu chiến lược của công ty. Không nên suy nghĩ về dự án như một giải pháp nâng cấp CNTT, mà mục tiêu phải là nâng cao lợi ích cho công ty. Hummel thuộc Tổ chức Sutter Health hiểu rằng các sáng kiến kỹ thuật của mình phải vượt qua nhiều khó khăn trước khi được chấp thuận, bởi vì chúng phải cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư với các đề xuất khác trong công ty, chẳng hạn như yêu cầu mua sắm thêm giường bệnh nhân hay trang bị thêm các máy chụp cắt lớp CT. Do vậy, ông ta phải chứng minh được rằng dự án CNTT của mình sẽ giúp chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.
Bước 2. Hãy để cho những con số nói
Hãy bắt đầu bằng những con số, bao gồm các chi phí dự án, các chi phí bảo trì hiện nay, và dự đoán lợi nhuận từ việc đầu tư, theo bà Rebecca Wettermann, Phó tổng giám đốc phụ trách nghiên cứu của Nucleus Research Inc. ở Massachusetts chuyên về dịch vụ tư vấn và nghiên cứu CNTT.
Bước 3. Trình bày các viễn cảnh khác nhau
Thu thập các dữ liệu tốt nhất có thể về chi phí và lợi ích, và hiểu về tính chính xác cũng như tính biến hóa của các dữ liệu đó, đặc biệt là khi xem xét ROI (tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư), cần đặt câu hỏi : “Mình hy vọng thu được gì và đâu là tình huống xấu nhất ?”, theo Wettermann.
Trong khi đó, Judith Spitz, Phó giám đốc phụ trách các hệ thống mạng thuộc Công ty Verizon Communications ở New York, cho biết bà phải tìm kiếm các tình huống kinh doanh nhằm minh chứng cho việc một dự án CNTT sẽ giúp tinh giản các quy trình như thế nào, qua đó giúp cắt giảm chi phí.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, có nhiều dự án rất khó định lượng các lợi ích. Chẳng hạn như khi xem xét các phần mềm ứng dụng về quản lý quan hệ khách hàng, sẽ rất khó để xác định mức tăng doanh thu có được nhờ vào việc làm hài lòng khách hàng.
Bước 4. Xem xét văn hóa của bạn
Văn hóa công ty sẽ quyết định những gì cần đưa vào một tình huống kinh doanh, chi tiết ở mức nào, độ dài của báo cáo ra sao, ai sẽ trình bày tình huống đó, và trình bày thế nào. Một số công ty chỉ cần những báo cáo ngắn gọn một vài trang, tóm tắt các chi phí, lợi nhuận, rủi ro và lợi ích. Một số công ty khác lại đòi hỏi phải có các báo cáo toàn diện và các tài liệu hỗ trợ kết hợp với phần diễn thuyết.
Bước 5. Đề cập các lợi ích phi tài chính một cách thích hợp
Ngày nay, nhiều công ty chú trọng nhiều hơn đến các lợi ích cốt yếu, nhưng các nhà quản trị CNTT cũng không nên bỏ qua các lợi ích phi tài chính trong các tình huống kinh doanh của mình. Thực ra, một số dự án quan trọng có thể không mang lại lợi ích tài chính, chẳng hạn phần mềm giúp công ty thực hiện hay tuân thủ một đạo luật nào đó. Trong tình huống như thế, một nhà lãnh đạo CNTT cũng cần đưa ra các dữ kiện phi tài chính trong tình huống kinh doanh của mình.
Theo Michael Cummins, CIO và là giáo sư về quản trị thuộc Đại học Quản trị thuộc Viện Công nghệ Georgia, thì những công ty cấp tiến và năng động hiểu rằng 80% số dự án chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính, và 20% còn lại có thể có tác động chiến lược đáng kể đối với hoạt động kinh doanh, và do vậy, “Bạn phải vượt quá những con số.”
Bước 6. Dự báo những chi phí phụ trội
Các tình huống kinh doanh tốt cần phải xem xét các chi phí thực hiện và chi phí dài hạn, cũng như dự báo các rủi ro và các lợi ích. Nhưng theo các chuyên gia, các nhà quản trị cũng cần phải xem xét các yếu tố gián tiếp nhưng lại khá quan trọng. Họ cần phải trình bày chi tiết là sẽ huấn luyện nhân viên để ứng dụng như thế nào và xúc tiến việc ứng dụng các công nghệ mới ra sao. Trong những trường hợp đó, cần phải đưa ra dự báo chính xác về chi phí đào tạo và ứng dụng, vốn thường hay bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp.
Bước 7. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp
Các nhà quản lý thành công thường trao đổi với các lãnh đạo khác của công ty khi đặt bút soạn thảo một tình huống kinh doanh, và điều này cũng đúng với các nhà quản lý CNTT.
Debra Anderson, CIO thuộc Công ty Novell, cho biết bà thường trao đổi với các nhà quản lý công ty trước khi chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh hàng năm, và khi có sự tham gia của tập thể, thì các tình huống kinh doanh sẽ rất thành công.
Các tình huống kinh doanh cần phải giải thích rõ ràng giá trị kinh doanh của từng sáng kiến. Các tình huống này cần chỉ ra liệu dự án có thích ứng với các mục tiêu chung của công ty và phù hợp với các mục tiêu của bộ phận hay không. Các CIO có kinh nghiệm trong việc xây dựng tình huống kinh doanh cho rằng quy trình này giúp công ty của họ biết đặt ưu tiên những dự án CNTT song song với các sáng kiến ở những bộ phận khác nhằm giúp toàn bộ công ty tiến lên.
Theo Thời Báo Vi Tính Sài Gòn