Để TMĐT phát triển, cần Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sáng 13/11/2007, hội thảo "Bảo vệ dữ liệu cá nhân và sự phát triển của TMĐT trong APEC: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ" đã chính thức khai mạc, thu hút khoảng 200 người quan tâm tới dự và thảo luận.
"Những nguyên tắc vơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT của APEC" là văn bản đã được Bộ trưởng APEC phê chuẩn từ tháng 11/2004. Trong khi đó việc áp dụng các nguyên tắc này vào thực tế Việt Nam có thể vướng phải nhiều khó khăn. Hội thảo lần này do Bộ Công thương VN phối hợp với Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội chính là nhằm bàn về chủ đề này.
Trong bài trình bày hơn 30 phút về thực tiễn TMĐT tại VN, ông Nguyễn Thành Hưng (Vụ trưởng Vụ TMĐT - Bộ Công thương) nói rằng mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, TMĐT trong nước vẫn vấp phải một số trở ngại từ hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, vấn đề an ninh mạng, thiếu chuẩn trao đổi dữ liệu.v.v.
"Trong đó, điều tra năm 2007 của vụ TMĐT cho thấy vấn đề trở ngại lớn nhất là việc người dùng thiếu tin tưởng về an ninh mạng, bao gồm bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân" - Ông Hưng nói.
Ông Hưng cũng công bố kết quả khảo sát cuối năm 2006 của Vụ TMĐT: Có tới 74% sàn giao dịch TMĐT trong nước hoạt động thiếu những cam kết cụ thể về chế độ thu thập và sử dụng thông tin cho các bên tham gia. Đương nhiên việc nhanh chóng triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo hướng dẫn nguyên tắc của APEC lúc này là rất cần thiết.
Các kinh nghiệm thực tế của Hoa Kỳ được trình bày trong hội thảo sáng 13/11 chỉ ra hai cách tiếp cận chính:
Thứ nhất là dùng cơ chế tự điều chỉnh, cho người tham gia TMĐT tự xác nhận thông tin đầu vào nhờ các chương trình đảm bảo dữ liệu, có tính hiệu quả cao và đáng tin cậy, nhưng cơ chế này đòi hỏi khách hàng phải rất tin tưởng.
Thứ hai là cơ chế điều chỉnh trong lĩnh vực cụ thể bằng các văn bản Pháp luật. Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân của Hoa Kỳ cực kỳ phong phú và cụ thể. Từ "Luật cá nhân" năm 1974, đến "Luật tự do thông tin", "Sự thích ứng của máy tính và Luật bảo mật thông tin cá nhân", cho đến Luật chính phủ điện tử năm 2002... Cùng rất nhiều văn bản luật chi tiết khác, chẳng hạn, "Luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng" hay luật trong hệ thống liên bang về "Đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân"....
Với các thông tin thực tế được trình bày sinh động, kinh nghiệm trong bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT của Hoa Kỳ và các thông tin về hiện trạng, quá trình đổi mới và tư duy áp dụng cụ thể trong tương lai của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của những người tham dự hội thảo. Theo ghi nhận của PV VietNamNet, ngay trong buổi sáng, hội thảo đã thu hút khoảng hai trăm lượt khách tham dự.
(Theo VietnamNet)
"Những nguyên tắc vơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT của APEC" là văn bản đã được Bộ trưởng APEC phê chuẩn từ tháng 11/2004. Trong khi đó việc áp dụng các nguyên tắc này vào thực tế Việt Nam có thể vướng phải nhiều khó khăn. Hội thảo lần này do Bộ Công thương VN phối hợp với Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội chính là nhằm bàn về chủ đề này.
Trong bài trình bày hơn 30 phút về thực tiễn TMĐT tại VN, ông Nguyễn Thành Hưng (Vụ trưởng Vụ TMĐT - Bộ Công thương) nói rằng mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, TMĐT trong nước vẫn vấp phải một số trở ngại từ hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, vấn đề an ninh mạng, thiếu chuẩn trao đổi dữ liệu.v.v.
"Trong đó, điều tra năm 2007 của vụ TMĐT cho thấy vấn đề trở ngại lớn nhất là việc người dùng thiếu tin tưởng về an ninh mạng, bao gồm bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân" - Ông Hưng nói.
Ông Hưng cũng công bố kết quả khảo sát cuối năm 2006 của Vụ TMĐT: Có tới 74% sàn giao dịch TMĐT trong nước hoạt động thiếu những cam kết cụ thể về chế độ thu thập và sử dụng thông tin cho các bên tham gia. Đương nhiên việc nhanh chóng triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo hướng dẫn nguyên tắc của APEC lúc này là rất cần thiết.
Các kinh nghiệm thực tế của Hoa Kỳ được trình bày trong hội thảo sáng 13/11 chỉ ra hai cách tiếp cận chính:
Thứ nhất là dùng cơ chế tự điều chỉnh, cho người tham gia TMĐT tự xác nhận thông tin đầu vào nhờ các chương trình đảm bảo dữ liệu, có tính hiệu quả cao và đáng tin cậy, nhưng cơ chế này đòi hỏi khách hàng phải rất tin tưởng.
Thứ hai là cơ chế điều chỉnh trong lĩnh vực cụ thể bằng các văn bản Pháp luật. Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân của Hoa Kỳ cực kỳ phong phú và cụ thể. Từ "Luật cá nhân" năm 1974, đến "Luật tự do thông tin", "Sự thích ứng của máy tính và Luật bảo mật thông tin cá nhân", cho đến Luật chính phủ điện tử năm 2002... Cùng rất nhiều văn bản luật chi tiết khác, chẳng hạn, "Luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng" hay luật trong hệ thống liên bang về "Đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân"....
Với các thông tin thực tế được trình bày sinh động, kinh nghiệm trong bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT của Hoa Kỳ và các thông tin về hiện trạng, quá trình đổi mới và tư duy áp dụng cụ thể trong tương lai của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của những người tham dự hội thảo. Theo ghi nhận của PV VietNamNet, ngay trong buổi sáng, hội thảo đã thu hút khoảng hai trăm lượt khách tham dự.
(Theo VietnamNet)