Cẩn trọng khi mua hàng qua mạng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Một số chiêu mua bán mà các "siêu lừa" trên mạng thường dùng là dụ nạn nhân gửi tiền hoặc nạp card cho chúng, hoặc chơi chiêu bỏ con tép, bắt con tôm, những lần đầu làm theo hướng dẫn, bạn vẫn nhận được vcoin (do bọn chúng nạp vào thẻ cho bạn, chứ không có phần mềm hack nào) sau khi bạn đã tin... thì lập tức lãnh đủ cú lừa.
Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Việt, khoảng 70% các công ty kinh doanh của Việt Nam có hệ thống bán hàng qua điện thoại và Internet.
Song có một thực tế là, việc bùng nổ trang kinh doanh trực tuyến hiện nay cũng đồng nghĩa với việc chất lượng nhiều website kém, nhiều trường hợp người mua hàng bị mất tiền vì không nhận được hàng hoặc nhận được hàng nhưng không như ý muốn.
Trong khi đó, Việt Nam chưa có luật giao dịch điện tử để xử phạt các trường hợp vi phạm. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, để tự bảo vệ mình, khách hàng nên cẩn trọng khi mua hàng qua mạng.
Chỉ dựa vào lòng tin, quá rủi ro
Cùng với các website uy tín, có chất lượng là sự bùng nổ của hàng loạt trang web mua bán theo kiểu rao vặt với hình thức phổ biến: Người bán đưa lên mạng giới thiệu ảnh sản phẩm, nói là mình đang có hoặc sắp nhập về và ra giá rao bán. Người mua thấy ưng ý thì đưa trước 30-70% giá tiền, khi nhận hàng sẽ giao nốt số tiền còn lại. Nhiều trường hợp còn đưa trước 100% nhưng khi nhận hàng thì sản phẩm lại không hoàn toàn được như mình mong muốn.
Cách đây không lâu, nhiều người đã sững sờ với câu chuyện về nạn nhân là một nữ bác sĩ mua phải một máy siêu âm xách tay 3D dởm, giá 7.500 USD do Công ty Tonking Group, P.1305, số 2 Ngô Đức Kế, quận 1, TP Hồ Chí Minh phân phối.
Cũng tại TP Hồ Chí Minh, với phương thức mua hàng qua mạng, một công ty xây dựng đã bị 1 đối tác của Hàn Quốc lừa hơn 400 triệu bằng cách sau một vài thương vụ thành công, lợi dụng lòng tin của đối tác, công ty này đã nhận tiền trước rồi "cao chạy xa bay".
Tuy nhiên, thường gặp nhất là mua phải món hàng chất lượng thấp với giá cao, hàng có chất lượng không đúng như khi rao bán, tệ hơn là mua phải hàng... hỏng. Người bán không có cửa hàng, điểm giao dịch lại ở một quán cafe, hoặc đâu đó ở một góc phố. Đến lúc nhận ra thì trong tay người mua chỉ có số ĐTDĐ, nick chat, không thể nào lần ra tung tích người bán, đành ngậm đắng nuốt cay.
Tinh vi hơn, một số chiêu mà các "siêu lừa" trên một số trang web raovat trực tuyến thường dùng là dụ nạn nhân gửi tiền hoặc nạp card cho chúng, hoặc chơi chiêu bỏ con tép, bắt con tôm, những lần đầu tiên làm theo hướng dẫn, bạn vẫn nhận được vcoin (do bọn chúng nạp vào thẻ cho bạn, chứ không có phần mềm hack nào) sau khi bạn đã tin... thì sau đó lập tức lãnh đủ cú lừa.
Một cách khác, chúng dùng những lời ngon ngọt và những dẫn chứng cụ thể sẽ khiến bạn mờ mắt trước những công việc ngồi không mà có tiền như đọc mail quảng cáo, click quảng cáo, nhắn tin kiếm tiền nhưng rốt cục chỉ là tiền ảo.
Nghiêm trọng hơn, nhiều kẻ lợi dụng việc sơ hở của đối tác khi giao hàng để cướp tài sản. Đơn cử như vụ việc từng xảy ra tại khu vực nhà C Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình), Công an phường Ngọc Khánh bắt quả tang Hoàng Minh Tiến (17 tuổi, ở 57 Đê La Thành) cùng đồng bọn dùng dao đe dọa, cướp 1 máy chơi game của Nguyễn Anh Tú (23 tuổi, ở ngõ 1009 đường Hồng Hà). Thủ đoạn của Tiến là sau khi tìm mua hàng qua Internet, dụ đối tác đến điểm hẹn giao hàng rồi dùng dao uy hiếp, cướp tài sản.
Cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định
Không nên giao dịch khi chưa có sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc người bán hàng trên diễn đàn chưa được nhiều thành viên biết tới.
Và cuối cùng, hãy yêu cầu giao dịch tại cửa hàng hoặc nhà riêng, phải có bảo hành ít nhất là 1 tuần cho món đồ. Nếu ham giá rẻ, mua hàng của những nick lạ, không đầy đủ (địa điểm mua hàng, số điện thoại giao dịch) để có thể xem hàng trực tiếp thì khả năng rủi ro là rất cao.
Trước khi quyết định mua hàng, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về người bán như địa chỉ, điện thoại để đảm bảo người bán đó làm ăn nghiêm túc. Tránh trường hợp khi bạn chuyển khoản vào một số tài khoản nào đó, kết quả bạn không nhận được hàng mà tiền cũng không cánh mà bay...
(Theo CAND)
Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Việt, khoảng 70% các công ty kinh doanh của Việt Nam có hệ thống bán hàng qua điện thoại và Internet.
Song có một thực tế là, việc bùng nổ trang kinh doanh trực tuyến hiện nay cũng đồng nghĩa với việc chất lượng nhiều website kém, nhiều trường hợp người mua hàng bị mất tiền vì không nhận được hàng hoặc nhận được hàng nhưng không như ý muốn.
Trong khi đó, Việt Nam chưa có luật giao dịch điện tử để xử phạt các trường hợp vi phạm. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, để tự bảo vệ mình, khách hàng nên cẩn trọng khi mua hàng qua mạng.
Chỉ dựa vào lòng tin, quá rủi ro
Cùng với các website uy tín, có chất lượng là sự bùng nổ của hàng loạt trang web mua bán theo kiểu rao vặt với hình thức phổ biến: Người bán đưa lên mạng giới thiệu ảnh sản phẩm, nói là mình đang có hoặc sắp nhập về và ra giá rao bán. Người mua thấy ưng ý thì đưa trước 30-70% giá tiền, khi nhận hàng sẽ giao nốt số tiền còn lại. Nhiều trường hợp còn đưa trước 100% nhưng khi nhận hàng thì sản phẩm lại không hoàn toàn được như mình mong muốn.
Cách đây không lâu, nhiều người đã sững sờ với câu chuyện về nạn nhân là một nữ bác sĩ mua phải một máy siêu âm xách tay 3D dởm, giá 7.500 USD do Công ty Tonking Group, P.1305, số 2 Ngô Đức Kế, quận 1, TP Hồ Chí Minh phân phối.
Cũng tại TP Hồ Chí Minh, với phương thức mua hàng qua mạng, một công ty xây dựng đã bị 1 đối tác của Hàn Quốc lừa hơn 400 triệu bằng cách sau một vài thương vụ thành công, lợi dụng lòng tin của đối tác, công ty này đã nhận tiền trước rồi "cao chạy xa bay".
Tuy nhiên, thường gặp nhất là mua phải món hàng chất lượng thấp với giá cao, hàng có chất lượng không đúng như khi rao bán, tệ hơn là mua phải hàng... hỏng. Người bán không có cửa hàng, điểm giao dịch lại ở một quán cafe, hoặc đâu đó ở một góc phố. Đến lúc nhận ra thì trong tay người mua chỉ có số ĐTDĐ, nick chat, không thể nào lần ra tung tích người bán, đành ngậm đắng nuốt cay.
Tinh vi hơn, một số chiêu mà các "siêu lừa" trên một số trang web raovat trực tuyến thường dùng là dụ nạn nhân gửi tiền hoặc nạp card cho chúng, hoặc chơi chiêu bỏ con tép, bắt con tôm, những lần đầu tiên làm theo hướng dẫn, bạn vẫn nhận được vcoin (do bọn chúng nạp vào thẻ cho bạn, chứ không có phần mềm hack nào) sau khi bạn đã tin... thì sau đó lập tức lãnh đủ cú lừa.
Một cách khác, chúng dùng những lời ngon ngọt và những dẫn chứng cụ thể sẽ khiến bạn mờ mắt trước những công việc ngồi không mà có tiền như đọc mail quảng cáo, click quảng cáo, nhắn tin kiếm tiền nhưng rốt cục chỉ là tiền ảo.
Nghiêm trọng hơn, nhiều kẻ lợi dụng việc sơ hở của đối tác khi giao hàng để cướp tài sản. Đơn cử như vụ việc từng xảy ra tại khu vực nhà C Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình), Công an phường Ngọc Khánh bắt quả tang Hoàng Minh Tiến (17 tuổi, ở 57 Đê La Thành) cùng đồng bọn dùng dao đe dọa, cướp 1 máy chơi game của Nguyễn Anh Tú (23 tuổi, ở ngõ 1009 đường Hồng Hà). Thủ đoạn của Tiến là sau khi tìm mua hàng qua Internet, dụ đối tác đến điểm hẹn giao hàng rồi dùng dao uy hiếp, cướp tài sản.
Cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định
Không nên giao dịch khi chưa có sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc người bán hàng trên diễn đàn chưa được nhiều thành viên biết tới.
Và cuối cùng, hãy yêu cầu giao dịch tại cửa hàng hoặc nhà riêng, phải có bảo hành ít nhất là 1 tuần cho món đồ. Nếu ham giá rẻ, mua hàng của những nick lạ, không đầy đủ (địa điểm mua hàng, số điện thoại giao dịch) để có thể xem hàng trực tiếp thì khả năng rủi ro là rất cao.
Trước khi quyết định mua hàng, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về người bán như địa chỉ, điện thoại để đảm bảo người bán đó làm ăn nghiêm túc. Tránh trường hợp khi bạn chuyển khoản vào một số tài khoản nào đó, kết quả bạn không nhận được hàng mà tiền cũng không cánh mà bay...
(Theo CAND)