Mua hàng qua mạng chưa hút người tiêu dùng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) của các siêu thị trực tuyến chưa thể phát triển nhanh do giá vẫn đắt hơn, vận chuyển chậm hơn là bán khách hàng trực tiếp trên sạp, trong khi người dân chưa có thói quen mua sắm qua mạng.
Tại hội thảo - triển lãm TMĐT do Bộ Công thương tổ chức ngày 19-12 vừa qua, bà Nguyễn Hoàng Quế Nga, phụ trách bộ phận TMĐT của Công ty Vinagame cho biết tại một hội thảo khác về thương mại điện tử vào đầu năm nay, khi đó nói về kinh doanh TMĐT Vinagame hầu chỉ nói về những khó khăn. Đến nay, sau gần một năm, theo bà Nga, hoạt động kinh doanh TMĐT có phát triển nhưng chậm và những khó khăn vẫn chưa được giải quyết.
Vinagame bắt đầu bước chân vào kinh doanh TMĐT với cửa hàng bán đồ cho người chơi game. Vào thời điểm game Võ lâm truyền kỳ đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, các thành viên của Vinagame đã nhanh chân thành lập shop trực tuyến bán những sản phẩm liên quan đến trò chơi này, như áo phông, móc khoá. Sau một thời gian, Vinagame đã quyết định nâng cấp shop bán đồ này thành trang web TMĐT. Tháng 7-2006, siêu thị trực tuyến 123mua.com.vn ra đời. Đến nay, ngoài các sản phẩm ăn theo các game trực tuyến mà Vinagame đang phát hành, siêu thị trực tuyến này còn là sàn giao dịch phục vụ cho 70 nhà cung cấp sản phẩm, với hơn 10 ngàn sản phẩm đang bày bán.
Bà Nguyễn Hoàng Quế Nga cho biết: “Siêu thị trực tuyến 123mua hiện có 50 ngàn người tạo tài khoản trên siêu thị, trong đó có 4.000 tài khoản có đơn hàng nhưng chỉ có 2.000 người thực sự mua hàng”. Tuy nhiên, theo bà Nga, đây là kết quả khá tốt. Bởi vào năm 2006, mỗi ngày siêu thị 123mua chỉ có vài đơn hàng, thậm chí có ngày chỉ có một đơn hàng.
Nhưng đến thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày siêu thị đã có 20-40 đơn hàng, có ngày lên tới 60 đơn hàng. Số lượng đơn hàng trước đây chủ yếu ở TP. HCM và Hà Nội, đến nay đã có từ 64 tỉnh thành mặc dù phần nhiều vẫn từ các thành phố lớn. Từ kết quả khả quan đó, nhiều nhà cung cấp sản phẩm trên siêu thị 123mua đã chủ động tự cập nhật thông tin về sản phẩm, công việc trước đó siêu thị phải cử nhân viên đi làm cho các nhà cung ứng sản phẩm.
Thanh toán vẫn là cản trở
Mặc dù kết quả kinh doanh đã khá hơn, nhưng theo bà Nga, hoạt động kinh doanh của siêu thị vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn bám đuổi họ từ ngày đầu thành lập. Những hạn chế của mua bán trực tuyến như không được thử trước sản phẩm, không được thương lượng về giá hay vấn đề thanh toán vẫn là những cản trở việc hình thành thói quen mua sắm trên mạng.
Trong năm 2007, các hàng ngân đã bắt đầu bắt tay nhau hợp tác mở cổng thanh toán. Vào tháng 8 vừa qua, 123mua đã sử dụng cổng thanh toán F@stVietpay của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cho phép các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế để mua hàng trên 123mua. Tuy nhiên, theo đại diện của 123mua thì việc phối hợp giữa siêu thị và ngân hàng vận hành hệ thống thanh toán này không hề dễ dàng. Đến nay, hầu hết các đơn hàng từ 123mua đều thanh toán bằng thẻ game của Vinagame.
Các nhà cung cấp sản phẩm cũng chưa đặt niềm tin vào siêu thị trực tuyến. Do thực tế là lượng hàng bán ra từ siêu thị trực tuyến chưa đủ hấp dẫn, nên các nhà cung ứng sản phẩm đã tham gia vào siêu thị không chú tâm vào cập nhật thông tin về sản phẩm.
Đặc biệt, người mua sắm trên 123mua phải chịu thuế tới hai lần từ nhà cung ứng sản phẩm và tại 123mua. Hơn nữa, 123mua còn quy định bắt buộc người mua phải lấy hoá đơn đỏ nên giá các sản phẩm từ siêu thị cao hơn giá thị trường.
Giá đã đắt hơn, “thời gian vận chuyển đôi khi không như cam kết”, nên tuy là mua hàng điện tử nhưng vận bị chậm hơn là khách hàng ra sạp. Nguyên nhân theo đại diện của 123mua là do các nhà vận chuyển chưa có hệ thống theo dõi quy trình giao hàng trực tuyến (tracking online). Hơn thế, các nhà vận chuyển đến nay vẫn chỉ vận chuyển và đảm bảo các hàng hoá thông thường, không đảm bảo các hàng hoá kim khí, điện máy.
Tuy nhiên, đại diện 123mua cũng như các doanh nghiệp tham gia hội thảo - triển lãm TMĐT do Bộ Công thương tổ chức vẫn rất kỳ vọng vào sự phát triển của TMĐT, khi lượng người dùng Internet ngày càng lớn, khi thanh toán điện tử ngày càng được cải thiện, và khi cạnh tranh TMĐT được đẩy lên trước thời điểm các doanh nghiệp nước ngoài được nhảy vào cung cấp giải pháp TMĐT tự do vào năm 2010.
Với 123mua, bà Nga hy vọng hội thảo TMĐT năm tới sẽ được trình bày về sự cạnh tranh, không phải là những vấn đề khó khăn của TMĐT như hiện nay nữa.
(Theo BuuDien)
Tại hội thảo - triển lãm TMĐT do Bộ Công thương tổ chức ngày 19-12 vừa qua, bà Nguyễn Hoàng Quế Nga, phụ trách bộ phận TMĐT của Công ty Vinagame cho biết tại một hội thảo khác về thương mại điện tử vào đầu năm nay, khi đó nói về kinh doanh TMĐT Vinagame hầu chỉ nói về những khó khăn. Đến nay, sau gần một năm, theo bà Nga, hoạt động kinh doanh TMĐT có phát triển nhưng chậm và những khó khăn vẫn chưa được giải quyết.
Vinagame bắt đầu bước chân vào kinh doanh TMĐT với cửa hàng bán đồ cho người chơi game. Vào thời điểm game Võ lâm truyền kỳ đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, các thành viên của Vinagame đã nhanh chân thành lập shop trực tuyến bán những sản phẩm liên quan đến trò chơi này, như áo phông, móc khoá. Sau một thời gian, Vinagame đã quyết định nâng cấp shop bán đồ này thành trang web TMĐT. Tháng 7-2006, siêu thị trực tuyến 123mua.com.vn ra đời. Đến nay, ngoài các sản phẩm ăn theo các game trực tuyến mà Vinagame đang phát hành, siêu thị trực tuyến này còn là sàn giao dịch phục vụ cho 70 nhà cung cấp sản phẩm, với hơn 10 ngàn sản phẩm đang bày bán.
Bà Nguyễn Hoàng Quế Nga cho biết: “Siêu thị trực tuyến 123mua hiện có 50 ngàn người tạo tài khoản trên siêu thị, trong đó có 4.000 tài khoản có đơn hàng nhưng chỉ có 2.000 người thực sự mua hàng”. Tuy nhiên, theo bà Nga, đây là kết quả khá tốt. Bởi vào năm 2006, mỗi ngày siêu thị 123mua chỉ có vài đơn hàng, thậm chí có ngày chỉ có một đơn hàng.
Nhưng đến thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày siêu thị đã có 20-40 đơn hàng, có ngày lên tới 60 đơn hàng. Số lượng đơn hàng trước đây chủ yếu ở TP. HCM và Hà Nội, đến nay đã có từ 64 tỉnh thành mặc dù phần nhiều vẫn từ các thành phố lớn. Từ kết quả khả quan đó, nhiều nhà cung cấp sản phẩm trên siêu thị 123mua đã chủ động tự cập nhật thông tin về sản phẩm, công việc trước đó siêu thị phải cử nhân viên đi làm cho các nhà cung ứng sản phẩm.
Thanh toán vẫn là cản trở
Mặc dù kết quả kinh doanh đã khá hơn, nhưng theo bà Nga, hoạt động kinh doanh của siêu thị vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn bám đuổi họ từ ngày đầu thành lập. Những hạn chế của mua bán trực tuyến như không được thử trước sản phẩm, không được thương lượng về giá hay vấn đề thanh toán vẫn là những cản trở việc hình thành thói quen mua sắm trên mạng.
Trong năm 2007, các hàng ngân đã bắt đầu bắt tay nhau hợp tác mở cổng thanh toán. Vào tháng 8 vừa qua, 123mua đã sử dụng cổng thanh toán F@stVietpay của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cho phép các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế để mua hàng trên 123mua. Tuy nhiên, theo đại diện của 123mua thì việc phối hợp giữa siêu thị và ngân hàng vận hành hệ thống thanh toán này không hề dễ dàng. Đến nay, hầu hết các đơn hàng từ 123mua đều thanh toán bằng thẻ game của Vinagame.
Các nhà cung cấp sản phẩm cũng chưa đặt niềm tin vào siêu thị trực tuyến. Do thực tế là lượng hàng bán ra từ siêu thị trực tuyến chưa đủ hấp dẫn, nên các nhà cung ứng sản phẩm đã tham gia vào siêu thị không chú tâm vào cập nhật thông tin về sản phẩm.
Đặc biệt, người mua sắm trên 123mua phải chịu thuế tới hai lần từ nhà cung ứng sản phẩm và tại 123mua. Hơn nữa, 123mua còn quy định bắt buộc người mua phải lấy hoá đơn đỏ nên giá các sản phẩm từ siêu thị cao hơn giá thị trường.
Giá đã đắt hơn, “thời gian vận chuyển đôi khi không như cam kết”, nên tuy là mua hàng điện tử nhưng vận bị chậm hơn là khách hàng ra sạp. Nguyên nhân theo đại diện của 123mua là do các nhà vận chuyển chưa có hệ thống theo dõi quy trình giao hàng trực tuyến (tracking online). Hơn thế, các nhà vận chuyển đến nay vẫn chỉ vận chuyển và đảm bảo các hàng hoá thông thường, không đảm bảo các hàng hoá kim khí, điện máy.
Tuy nhiên, đại diện 123mua cũng như các doanh nghiệp tham gia hội thảo - triển lãm TMĐT do Bộ Công thương tổ chức vẫn rất kỳ vọng vào sự phát triển của TMĐT, khi lượng người dùng Internet ngày càng lớn, khi thanh toán điện tử ngày càng được cải thiện, và khi cạnh tranh TMĐT được đẩy lên trước thời điểm các doanh nghiệp nước ngoài được nhảy vào cung cấp giải pháp TMĐT tự do vào năm 2010.
Với 123mua, bà Nga hy vọng hội thảo TMĐT năm tới sẽ được trình bày về sự cạnh tranh, không phải là những vấn đề khó khăn của TMĐT như hiện nay nữa.
(Theo BuuDien)