Việc giá xăng dầu leo thang kỷ lục thời gian gần đây đã khiến không ít người dùng chuyển sang mua sắm qua mạng, thay vì lái xe đến các trung tâm thương mại và cửa hàng bán lẻ ngoài đời thực.

Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu Harris Interactive, có tới một phần ba trong số 2363 người được hỏi cho biết giá dầu tăng cao chính là lý do khiến họ đến với thương mại điện tử.

"Mua sắm online vừa nhanh, vừa tiện, lại tiết kiệm được tiền xăng và đỗ xe. Đó là những nhân tố cực kỳ quan trọng trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay".

"Nếu giá xăng còn tiếp tục nóng trong thời gian tới, tôi đảm bảo là người dùng sẽ nghĩ đến máy tính đầu tiên khi có ý định mua sắm, thay vì phóng xe đến cửa hàng", Giám đốc điều hành Irwin Kramer của hãng thương mại điện tử iCongo cho biết.

Tất nhiên, cũng còn nhiều lý do khác khiến cho mua sắm trực tuyến ngày càng hấp dẫn được đông người dùng như tiết kiệm thời gian, dễ dàng săn được giá hời hoặc khuyến mại hời...

"Người dùng có thể ngồi tại nhà và mua sắm bất cứ lúc nào trong ngày - kể cả đêm khuya, khi mà tất cả các cửa hàng ngoài phố đều đã đóng cửa.

Có tới 61% số người được hỏi ca ngợi ưu điểm này của shopping trực tuyến. Một lý do khác nữa mà khách hàng thương mại điện tử cũng rất chú ý là mức phí vận chuyển (shipping):

Những món hàng, những website áp dụng chính sách miễn phí vận chuyển luôn thu hút đông đảo lượt truy cập.

Lợi và bất cập

"Các website thương mại điện tử không mất tiền thuê mặt bằng nên giá bán của họ thường rẻ hơn cửa hàng.

Hơn nữa, với Internet trong tay, người dùng dễ dàng so sánh, đối chiếu giá cả của các website bán hàng khác nhau và chọn cho mình mức giá hời nhất.

Đây là điều họ khó làm được khi mua sắm ngoài đời thực", Harris Interactive phân tích.

Tuy nhiên, không phải không có những e dè khi người dùng sử dụng dịch vụ mua sắm qua mạng. Có tới 70% số người được hỏi cho biết bảo mật là mối bận tâm lớn nhất của họ.

"Các website cần đảm bảo rằng thông tin danh tính và số thẻ tín dụng của khách hàng được bảo vệ một cách cao nhất", Harris Interactive kết luận.

Với người dùng, họ chỉ dám mua sắm ở những website uy tín, đã thành danh như Amazon.com, NewEggs.com, Target.com hay Macy’s.com, bởi sợ bị sập bẫy phisher.

Một bất ngờ thú vị nữa là dù phái đẹp mua sắm trên mạng nhiều hơn, nhưng hóa đơn mà các quý ông đóng góp cho thương mại điện tử mới thực sự giá trị.

Nguyên do là vì các mặt hàng mua sắm chủ yếu của phái mạnh thường là đồ điện tử và ôtô - những món đồ "to tiền", trong khi phái đẹp chỉ ưa thời trang, đồ làm bếp và chăm sóc nhà cửa thông thường.

(Theo TechWeb)

 

Cẩn trọng khi mua hàng qua mạng

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Một số chiêu mua bán mà các "siêu lừa" trên mạng thường dùng là dụ nạn nhân gửi tiền hoặc nạp card cho chúng, hoặc chơi chiêu bỏ con tép, bắt con tôm, những lần đầu làm theo hướng dẫn, bạn vẫn nhận được vcoin (do bọn chúng nạp vào thẻ cho bạn, chứ không có phần mềm hack nào) sau khi bạn đã tin... thì lập tức lãnh đủ cú lừa.

Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Việt, khoảng 70% các công ty kinh doanh của Việt Nam có hệ thống bán hàng qua điện thoại và Internet.

Song có một thực tế là, việc bùng nổ trang kinh doanh trực tuyến hiện nay cũng đồng nghĩa với việc chất lượng nhiều website kém, nhiều trường hợp người mua hàng bị mất tiền vì không nhận được hàng hoặc nhận được hàng nhưng không như ý muốn.

Trong khi đó, Việt Nam chưa có luật giao dịch điện tử để xử phạt các trường hợp vi phạm. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, để tự bảo vệ mình, khách hàng nên cẩn trọng khi mua hàng qua mạng.

Chỉ dựa vào lòng tin, quá rủi ro

Cùng với các website uy tín, có chất lượng là sự bùng nổ của hàng loạt trang web mua bán theo kiểu rao vặt với hình thức phổ biến: Người bán đưa lên mạng giới thiệu ảnh sản phẩm, nói là mình đang có hoặc sắp nhập về và ra giá rao bán. Người mua thấy ưng ý thì đưa trước 30-70% giá tiền, khi nhận hàng sẽ giao nốt số tiền còn lại. Nhiều trường hợp còn đưa trước 100% nhưng khi nhận hàng thì sản phẩm lại không hoàn toàn được như mình mong muốn.

Cách đây không lâu, nhiều người đã sững sờ với câu chuyện về nạn nhân là một nữ bác sĩ mua phải một máy siêu âm xách tay 3D dởm, giá 7.500 USD do Công ty Tonking Group, P.1305, số 2 Ngô Đức Kế, quận 1, TP Hồ Chí Minh phân phối.

Cũng tại TP Hồ Chí Minh, với phương thức mua hàng qua mạng, một công ty xây dựng đã bị 1 đối tác của Hàn Quốc lừa hơn 400 triệu bằng cách sau một vài thương vụ thành công, lợi dụng lòng tin của đối tác, công ty này đã nhận tiền trước rồi "cao chạy xa bay".

Tuy nhiên, thường gặp nhất là mua phải món hàng chất lượng thấp với giá cao, hàng có chất lượng không đúng như khi rao bán, tệ hơn là mua phải hàng... hỏng. Người bán không có cửa hàng, điểm giao dịch lại ở một quán cafe, hoặc đâu đó ở một góc phố. Đến lúc nhận ra thì trong tay người mua chỉ có số ĐTDĐ, nick chat, không thể nào lần ra tung tích người bán, đành ngậm đắng nuốt cay.

Tinh vi hơn, một số chiêu mà các "siêu lừa" trên một số trang web raovat trực tuyến thường dùng là dụ nạn nhân gửi tiền hoặc nạp card cho chúng, hoặc chơi chiêu bỏ con tép, bắt con tôm, những lần đầu tiên làm theo hướng dẫn, bạn vẫn nhận được vcoin (do bọn chúng nạp vào thẻ cho bạn, chứ không có phần mềm hack nào) sau khi bạn đã tin... thì sau đó lập tức lãnh đủ cú lừa.

Một cách khác, chúng dùng những lời ngon ngọt và những dẫn chứng cụ thể sẽ khiến bạn mờ mắt trước những công việc ngồi không mà có tiền như đọc mail quảng cáo, click quảng cáo, nhắn tin kiếm tiền nhưng rốt cục chỉ là tiền ảo.

Nghiêm trọng hơn, nhiều kẻ lợi dụng việc sơ hở của đối tác khi giao hàng để cướp tài sản. Đơn cử như vụ việc từng xảy ra tại khu vực nhà C Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình), Công an phường Ngọc Khánh bắt quả tang Hoàng Minh Tiến (17 tuổi, ở 57 Đê La Thành) cùng đồng bọn dùng dao đe dọa, cướp 1 máy chơi game của Nguyễn Anh Tú (23 tuổi, ở ngõ 1009 đường Hồng Hà). Thủ đoạn của Tiến là sau khi tìm mua hàng qua Internet, dụ đối tác đến điểm hẹn giao hàng rồi dùng dao uy hiếp, cướp tài sản.

Cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định

Không nên giao dịch khi chưa có sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc người bán hàng trên diễn đàn chưa được nhiều thành viên biết tới.

Và cuối cùng, hãy yêu cầu giao dịch tại cửa hàng hoặc nhà riêng, phải có bảo hành ít nhất là 1 tuần cho món đồ. Nếu ham giá rẻ, mua hàng của những nick lạ, không đầy đủ (địa điểm mua hàng, số điện thoại giao dịch) để có thể xem hàng trực tiếp thì khả năng rủi ro là rất cao.

Trước khi quyết định mua hàng, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về người bán như địa chỉ, điện thoại để đảm bảo người bán đó làm ăn nghiêm túc. Tránh trường hợp khi bạn chuyển khoản vào một số tài khoản nào đó, kết quả bạn không nhận được hàng mà tiền cũng không cánh mà bay...

(Theo CAND)

 

eBay bị tẩy chay

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

eBay đang phải đối mặt với sự chống đối của người sử dụng dưới hình thức một cuộc tẩy chay có quy mô toàn cầu trong ngày 1/5.

Được thành lập từ năm 1985, doanh thu của eBay đã đạt tới 3,8 tỷ USD trong năm ngoái. Tuy nhiên, vị chủ tịch kiêm giám đốc điều hành John Donahoe, người mới gia nhập công ty tháng 3 năm nay, đã tiến thành một số thay đổi khiến người sử dụng hết sức tức giận. Họ phản kháng bằng 1 ngày tẩy chay dịch vụ của hãng này.

Trước đây, người bán có thể để lại nhận xét về người mua. Thế nhưng, dưới những quy định mới của Donahoe, người bán không thể có những phản hồi tiêu cực hay trung lập mà chỉ có thể để lại những phản hồi tích cực. Một số người sử dụng lo ngại thay đổi này sẽ gây khó khăn cho việc cảnh báo những người sử dụng khác về các kẻ mua hàng lừa đảo.

Đáp lại mối quan tâm đó, eBay khẳng định sẽ sớm có cách dễ dàng hơn để người bán báo cáo những kẻ mua hàng gian lận và sẽ loại bỏ những phản hồi thiếu công bằng.

Và trong khi phí đăng tin đã được giảm, phí để hoàn thành cuộc bán đấu giá lại tăng từ 5,25% tới 7,25% tổng giá trị sản phẩm.

"eBay là một cái chợ được thành lập dựa trên sự tin tưởng. Nếu ai đó gặp phải chuyện không hay trên trang của chúng tôi, có thể chỉ do một người bán tồi, họ sẽ không bao giờ sử dụng trang này nữa. Những thay đổi chúng tôi áp dụng gần đây chính là để bảo vệ những người mua hàng", phát ngôn viên của eBay cho biết.

Tuy nhiên, theo phản ứng giận dữ từ những người sử dụng eBay, cuộc tẩy chay lần này sẽ diễn ra không chỉ trong 1 ngày.

(Theo InfoWorld)

 

Thêm hai dịch vụ thanh toán trực tuyến mới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Ngày 24/11, Mạng thanh toán PayNet đã chính thức tung ra hai dịch vụ thanh toán trực tuyến qua Internet và điện thoại di động.

Trong đó, dịch vụ iTick cho phép các khách hàng sử dụng thẻ thanh toán PayNet để thanh toán trên các trang web bán hàng trực tuyến. Thẻ thanh toán PayNet là sản phẩm có sự tham gia của các ngân hàng trong nước.

PayNet cho biết, bước đầu chủ thẻ đăng ký sử dụng dịch vụ trên trang www.itick.vn có thể mua các loại mã cước trả trước của các mạng thông tin di động Vinaphone, MobiFone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile và các nhà cung cấp công nghệ Cyworld, VTC Intecom, FPT GO, Asiasoft…

Tiếp theo, PayNet sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ để khách hàng có thể đặt vé máy bay, vé tàu, vé xem phim… trên iTick và thanh tóan các loại hóa đơn dịch vụ điện tử.

Gói dịch vụ mPay lại được thực hiện trên một loại hình công nghệ thời thượng khác là điện thoại di động. Dịch vụ này được coi là chiếc “ví điện tử” trên nền tảng hệ thống công nghệ thẻ Way4 của Openway. Với người tiêu dùng, dịch vụ này sẽ được thực hiện qua loại hình tin nhắn SMS đã được mã hóa.

Tổng giám đốc PayNet Nguyễn Chiến Thắng cho biết, cả hai gói dịch vụ này đều do trung tâm nghiên cứu và phát triển của chính công ty thiết kế. Cùng với các sản phẩm trước đó như dịch vụ phân phối mã cước điện tử qua mạng Internet mang tên ePos, PayNet đang nhắm đến mục tiêu thực hiện thanh tóan điện tử cho nhiều loại dịch vụ phổ biến trong đời sống hàng ngày.

(Theo VnEconomy)

 

Sáng 13/11/2007, hội thảo "Bảo vệ dữ liệu cá nhân và sự phát triển của TMĐT trong APEC: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ" đã chính thức khai mạc, thu hút khoảng 200 người quan tâm tới dự và thảo luận.

"Những nguyên tắc vơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT của APEC" là văn bản đã được Bộ trưởng APEC phê chuẩn từ tháng 11/2004. Trong khi đó việc áp dụng các nguyên tắc này vào thực tế Việt Nam có thể vướng phải nhiều khó khăn. Hội thảo lần này do Bộ Công thương VN phối hợp với Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội chính là nhằm bàn về chủ đề này.

Trong bài trình bày hơn 30 phút về thực tiễn TMĐT tại VN, ông Nguyễn Thành Hưng (Vụ trưởng Vụ TMĐT - Bộ Công thương) nói rằng mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, TMĐT trong nước vẫn vấp phải một số trở ngại từ hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, vấn đề an ninh mạng, thiếu chuẩn trao đổi dữ liệu.v.v.

"Trong đó, điều tra năm 2007 của vụ TMĐT cho thấy vấn đề trở ngại lớn nhất là việc người dùng thiếu tin tưởng về an ninh mạng, bao gồm bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân" - Ông Hưng nói.

Ông Hưng cũng công bố kết quả khảo sát cuối năm 2006 của Vụ TMĐT: Có tới 74% sàn giao dịch TMĐT trong nước hoạt động thiếu những cam kết cụ thể về chế độ thu thập và sử dụng thông tin cho các bên tham gia. Đương nhiên việc nhanh chóng triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo hướng dẫn nguyên tắc của APEC lúc này là rất cần thiết.

Các kinh nghiệm thực tế của Hoa Kỳ được trình bày trong hội thảo sáng 13/11 chỉ ra hai cách tiếp cận chính:

Thứ nhất là dùng cơ chế tự điều chỉnh, cho người tham gia TMĐT tự xác nhận thông tin đầu vào nhờ các chương trình đảm bảo dữ liệu, có tính hiệu quả cao và đáng tin cậy, nhưng cơ chế này đòi hỏi khách hàng phải rất tin tưởng.

Thứ hai là cơ chế điều chỉnh trong lĩnh vực cụ thể bằng các văn bản Pháp luật. Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân của Hoa Kỳ cực kỳ phong phú và cụ thể. Từ "Luật cá nhân" năm 1974, đến "Luật tự do thông tin", "Sự thích ứng của máy tính và Luật bảo mật thông tin cá nhân", cho đến Luật chính phủ điện tử năm 2002... Cùng rất nhiều văn bản luật chi tiết khác, chẳng hạn, "Luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng" hay luật trong hệ thống liên bang về "Đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân"....

Với các thông tin thực tế được trình bày sinh động, kinh nghiệm trong bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT của Hoa Kỳ và các thông tin về hiện trạng, quá trình đổi mới và tư duy áp dụng cụ thể trong tương lai của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của những người tham dự hội thảo. Theo ghi nhận của PV VietNamNet, ngay trong buổi sáng, hội thảo đã thu hút khoảng hai trăm lượt khách tham dự.

(Theo VietnamNet)

 

Chụp ảnh thật đẹp để bán hàng online

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trước khi bán một món hàng nào đó trên eBay hay các gian hàng mua bán trực tuyến nào đó, bạn nên chắc chắn đã chụp được những tấm ảnh thật đẹp để món hàng bắt mắt hơn, dễ bán với giá “hời” hơn.

Sau đây là 6 bước để chụp được tấm ảnh đẹp cho món hàng của bạn:

1. Tạo một vị trí chụp thật nghiêm chỉnh

Bạn nên đặt một dải giấy trắng treo từ một điểm cao trên tường để tạo nền phẳng, trắng giúp món hàng trở nên sáng, bắt mắt hơn.

2. Chiều ánh sáng từ hai bên món hàng

Chiều đèn (đèn bàn chiếu ánh sáng đẹp hơn) ở cả hai phía của món hàng. Đặt vật muốn bán lên dải giấy trắng và chỉnh góc chiếu của đèn để giảm độ chói. Sau đó, bạn đặt chế độ cân bằng trắng của máy ảnh sao cho phù hợp với loại bóng đèn và bạn đang dùng. (thường là đèn dây tóc Tungsten, hoặc đèn huỳnh quang Fluorescent).

3. Dùng giá ba chân để đỡ camera và tắt đèn flash

Bạn nên dùng giá đỡ để giữ cố định máy ảnh và đặt máy ảnh trên một mặt phẳng. Sau đó, bạn sử dụng chế độ chụp tự động để không bị rung máy. Và, nên nhớ phải tắt đèn flash để ảnh chụp không bị thô.

4. Chụp thử vài kiểu, chỉnh lại setup, và sau đó chụp một loạt ảnh từ nhiều góc chụp khác nhau

Bạn nên vừa chụp một loạt ảnh vừa chỉnh lại setup của máy để so sánh chất lượng giữa các tấm với nhau. Thử chụp ở nhiều góc độ khác nhau và chụp một kiểu toàn cảnh món hàng muốn bán. Nên nhớ chụp cận cảnh các chi tiết quan trọng.

5. Đặt món hàng trên mặt phẳng và chụp từ trên xuống

Các vật dụng, như tranh ảnh, thì nên đặt trên sàn nhà để chụp. Lấy góc chụp từ trên xuống và không dùng đèn flash. Nếu ánh sáng trong nhà quá tối thì nên chụp ngoài trời vào buổi trưa đẹp trời là tốt nhất.

6. Chỉnh sửa ảnh trước khi post lên web

Bạn nên dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh, như Photoshop, để cắt và thay đổi kích thước ảnh trước khi up lên mạng. Tốt nhất cắt ảnh không rộng quá 600 pixel. Giảm độ phân giải ảnh dưới 100K. Cuối cùng thì lưu ảnh dưới đuôi JPEG và up lên mạng kèm theo lời chú thích để người mua hiểu rõ về sản phẩm.

(Theo Dantri)

 

Trang web của bạn: Người bán hàng tốt nhất

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Mọi người đều đồng ý rằng trang web là một trong những công cụ bán hàng xuất sắc nhất mà một doanh nghiệp có thể có. Song ít có ai khẳng định trang web như một nhân viên bán hàng xuất sắc. Nắm bắt điều này và các doanh nghiệp sẽ thấy được nhiều kết quả khác biệt với công việc kinh doanh của mình.

Nếu nhìn nhận trang web của mình như một nhân viên bán hàng, doanh nghiệp sẽ bắt đầu nghĩ về nó với nhiều yếu tố khác biệt hơn là một công cụ đánh bóng sản phẩm, dịch vụ đơn thuần.

Doanh nghiệp bạn thậm chí muốn trang web được thiết kế tốt hơn, không khác gì mong muốn có được những nhân viên bán hàng hình thức bề ngoài lôi cuốn cho doanh nghiệp.

Việc chuyển trang web của doanh nghiệp thành một nhân viên bán hàng sẽ cần sử dụng những đặc điểm trực tuyến. Để giúp thực hiện nhiệm vụ này, hãng tư vấn quãng cảo Local Nasion đặt ra bốn câu hỏi:

1. Trang web của doanh nghiệp có biết mọi thứ về hoạt động kinh doanh của mình như một nhân viên thực thụ?

2. Doanh nghiệp có đánh giá thành công của trang web (hàng ngày, hàng tuần, hàng quý, hàng tháng hay thường niên)?

3. Doanh nghiệp có "đào tạo" trang web của mình về những vấn đề kinh doanh cơ bản, những xu hướng mới hay những thay đổi kinh tế trong thị trường hoặc môi trường kinh doanh quốc gia cho ngành công nghiệp của doanh nghiệp?

4. Trang web của doanh nghiệp có tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện hành cũng như các yếu tố giá cả?

Doanh nghiệp bạn sẽ không bao giờ gửi một nhân viên bán hàng tới tiếp xúc một khách hàng triển vọng nên không chắc chắn rằng nhân viên đó có tất cả các thông tin cần thiết. Vì vậy, một trang web khi được mong đợi là một nhân viên khách hàng cũng cần có đầy đủ các thông tin cần thiết.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang bán dòng sản phẩm túi xách tay và khăn quàng cổ phụ nữ, nhân viên bán hàng sẽ cần miêu tả được cho khách hàng về loại vải

một bạn sẽ cần miêu tả được chất lượng vải và cho khách hàng thấy túi xách từ tất cả các góc độ, nói rõ loại nào giặt được bằng máy, loại nào thì không. Quy trình tương tự cần được áp dụng vào trang web của doanh nghiệp.

Các nhân viên bán hàng cũng từ đào tạo họ về các khách hàng, họ dành nhiều thời gian để lắng nghe các nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng trước khi bán sản phẩm hay dịch vụ. Từ đó, trang web của doanh nghiệp cần có tính năng thu thập ý kiến, mối quan tâm của khách hàng với những nhiệm vụ tương tự.

Trong khi xây dựng trang web của mình, các doanh nghiệp hãy quan tâm tới suy nghĩ của khách hàng. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc cập nhập trang web của doanh nghiệp với mọi thay đổi, bổ sung cho phù hợp từng đối tượng khách hàng.

Ví dụ, nếu khách hàng của doanh nghiệp là những người lớn tuổi, chắc hẳn không thích hợp với nội dung được thể hiện trong phông chữ nhỏ (rất khó để người lớn tuổi có thể đọc) và cách bố trí phức tạp (những gì mà người trẻ có thể thích thú).

Trong cuốn sách "10 điều phải có với một website", chủ hãng tư vấn web trực tuyến of Smallbiztechnology.com, Ramon Ray cho rằng một trang web cần phải được thiết kế thích hợp với đặc điểm kinh doanh nhằm giúp đỡ doanh nghiệp bạn đảm bảo rằng "nhân viên bán hàng" quan trọng nhất này của bạn có đủ các kỹ năng để lôi cuốn được khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ.

Theo cách tương tự, doanh nghiệp sẽ mong đợi các nhân viên bán hàng của mình có được những kỹ năng mới và các công ty bán hàng mới từ năm này qua năm khác. Những mong đợi này cần đúng với trang web của doanh nghiệp nữa.

Các nhân viên bán hàng trong thập niên 80 của thế kỷ trước có thể phải mang cách túi đựng những mẫu sản phẩm khi tiếp xúc khách hàng, còn ngày nay họ sẽ mang theo chiếc laptop và cung cấp cho các khách hàng đĩa DVD chưa đầy đủ hình ảnh các sản phẩm mẫu.

Đây là lợi thế của trang web khi khách hàng có thấy ngay được hình ảnh của những sản phẩm mẫu. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần chú ý tính đa dạng về mặt hình ảnh của những sản phẩm này trên trang web.

Doanh nghiệp bạn thậm chí có thể quan tâm tới bổ sung một avatar (hình ảnh đại diện mang dáng người) vào trang web để tăng thêm "yếu tố con người". Avatar có thể chào mừng khách hàng, hỏi các câu hỏi và hướng khách hàng tới những nơi của trang web mà họ có thể quan tâm tới. SitePal là một trang web chuyên cung cấp công nghệ kiểu này.

Việc áp dụng cho trang web nhiều công nghệ thông minh giúp "nhân viên bán hàng" này biệt được khi nào khách hàng vào trang web và những nơi nào họ ghé thăm hoàn toàn có thể đem lại những lợi ích rõ . Trang Genius.com cung cấp các bộ công cụ bán hàng thông minh để bổ sung cho trang web của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bạn không thể bỏ qua những phương thức giao tiếp tới khách hàng, bảo đảm các khách hàng có thể giao tiếp với doanh nghiệp cũng như giao tiếp với các khách hàng khác. Đây chính là đặc tính quan trọng của Web 2.0.

Và một blog là cách thức tốt nhất để bắt đầu việc này. Những nơi như Word Press, Movable Type, Type Pad và Blogger là các lựa chọn để khởi động hoạt động tiếp thị và bán hàng qua một blog.

Hãy nhớ rằng, trang web hoàn toàn có thể là một trong những tài sản bán hàng tốt nhất mà các doanh nghiệp có được, nếu không muốn nói là tốt nhất. Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc cẩn thận, trang web sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh doanh, không kém phần một nhân viên bán hàng tài năng.

(Theo BWPortal)

 

Theo kết quả cuộc thăm dò hằng năm do hãng phân tích mạng Internet Forrester Research for Shop.org - một chi nhánh của Hiệp hội Bán lẻ Mỹ - vừa công bố ngày 8.4, mặc dù nền kinh tế trong nước đang trong tình trạng cực kỳ khó khăn, chi tiêu mua hàng trên mạng Internet ở Mỹ năm 2008 dự kiến tăng mạnh ở mức 17% so với năm 2007.

Không kể doanh thu từ bán vé máy bay, doanh số mua hàng trên mạng nói chung của người tiêu dùng Mỹ sẽ tăng từ 174,5 tỉ USD năm 2007 lên 204 tỉ USD năm 2008, chủ yếu là mua các loại hàng hóa như quần áo, máy tính và ôtô. Theo địa chỉ mua hàng trên mạng Shop.org., thương mại điện tử thực sự là điểm mạnh trong kinh doanh hàng hóa bán lẻ của Mỹ.

Không phải tất cả khách hàng mua sản phẩm qua mạng đều gặp phải những khó khăn về kinh tế như nhau, song dịch vụ kinh doanh qua mạng tăng nhanh đã chia khách hàng thành hai nhóm: một là những người rất nhanh nhạy với giá cả, thường mua hàng trên mạng khi tìm được giá rẻ và hai là những người giàu có hơn thường mua hàng trên mạng vì sự tiện lợi và những lời mời chào hấp dẫn.

Tuy vậy, những khách hàng tìm mua những mặt hàng trên mạng được miễn phí vận chuyển sẽ không còn có nhiều sự lựa chọn như trước. Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến với 125 nhà bán lẻ trực tuyến trong hai tháng 2 - 3.2008, số hãng bán lẻ sử dụng các công cụ khuyến mại như trên sẽ giảm từ mức 85% năm 2007 xuống còn 35% năm 2008. Thay vào đó, các nhà bán lẻ cho biết sẽ đầu tư thêm vào các quảng cáo tại những địa chỉ trên mạng như Myspace.com và Facebook.com.

(Theo TTXVN)

 

Saleforce.com bán phần mềm Google

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Kể từ hôm nay, trang web Salesforce.com sẽ trở thành nơi "bày bán" Gmail và các ứng dụng văn phòng -trên-nền-web do gã khổng lồ tìm kiếm tự phát triển.

Không chỉ bán các phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, lịch làm việc của Google tới cho 41.000 khách hàng doanh nghiệp, Saleforce.com còn tích hợp toàn bộ số ứng dụng nói trên vào dịch vụ của hãng (vốn giúp doanh nghiệp theo dõi và xác định nhu cầu thị trường).

Thỏa thuận mới nhất này là thành quả từ mối quan hệ hợp tác giữa Saleforce.com và Google từ nhiều năm nay.

Nhiều người còn dự đoán rằng nó sẽ "dọn đường" cho Google thâu tóm hoàn toàn Saleforces.com trong thời gian tới.

Phần mềm cung cấp như một dịch vụ, hay còn gọi là "Điện toán đám mây", là một chiến lược đầy tham vọng mà Google đang theo đuổi.

Trong mô hình này, người dùng/doanh nghiệp đăng ký để sử dụng phần mềm trên mọi máy tính có nối mạng Internet, thay vì mua đĩa CD rồi hì hục cài đặt nó trên từng cỗ máy tính như trước đây.

Rõ ràng, phần mềm Web là một mối đe dọa tiềm tàng đối với các gã khổng lồ phần mềm như Microsoft, Oracle hay SAP AG, vốn kiếm lợi nhuận chủ yếu từ việc bán phần mềm và tính phí bảo trì đối với doanh nghiệp.

"Việc hợp tác với Saleforce sẽ giúp Google dễ dàng hơn khi thuyết phục doanh nghiệp ngừng sử dụng Microsoft Office và chuyển sang "điện toán đám mây", nhà phân tích Michael Gain của hãng nghiên cứu Gartner nhận định.

Ngược lại, bộ ứng dụng văn phòng của Google cũng sẽ giúp cho dịch vụ của Saleforce.com trở nên hấp dẫn hơn.

Kích cầu cho dịch vụ web

Ngoài niềm đam mê dành cho dịch vụ web, giữa Saleforce.com và Google còn có rất nhiều điểm chung.

Nền văn hóa doanh nghiệp của cả hai hãng đều ưa chuộng sự tự do, phóng khoáng và hài hước. Giá cổ phiếu của họ cũng đã tăng gấp 5 lần kể từ khi IPO vào năm 2004.

Với doanh thu hàng năm đạt 749 triệu USD, Saleforce.com hiện có giá trị thị trường hơn 7 tỷ USD. Trong khi ấy, Google kiếm không dưới 14 tỷ USD mỗi năm và sở hữu một giá trị thị trường lên tới 145 tỷ USD.

Bộ ứng dụng văn phòng của Google hiện bao gồm phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, lịch làm việc, chat IM và email. Tất cả các phần mềm này đều được lưu ký trên mạng Internet, nói đúng hơn là máy chủ của Google.

Đây chính là điểm khiến cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tỏ ra e ngại và dè dặt trước phần mềm Web. Đơn giản, họ lo cho vấn đề bảo mật thông tin nội bộ.

"Đây là vấn đề tin tưởng hay không tin tưởng", Gain nói.

Hiện Google đang cung cấp phiên bản Google Apps cơ bản hoàn toàn miễn phí. Một phiên bản khác "thượng hạng và cao cấp hơn" sẽ bị áp phí 50 USD/người dùng/năm.

Theo lời Google, đã có hơn 500.000 doanh nghiệp và hàng triệu người dùng cá nhân đang sử dụng phần mềm của hãng.

Tuy nhiên, doanh thu từ dịch vụ Web chẳng thấm vào đâu so với "con gà đẻ trứng vàng" mang tên quảng cáo. Nếu như Google bỏ túi 16,4 tỷ USD nhờ quảng cáo trong cả năm 2007 thì số tiền bản quyền phần mềm mà hãng thu được chỉ chưa đầy 200 triệu USD.

(Theo AP)

 

Không biết hoặc không quan tâm đến tên miền mà ICANN dành riêng cho châu Á - Thái Bình Dương, nhiều công ty có thương hiệu trong lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng, dệt may... để domain mang tên họ rơi vào tay các cá nhân.

"Chúng tôi chỉ tập trung cho tên miền .com.vn như quy định", ông Phan Vĩnh Trị, Giám đốc CNTT của tập đoàn Vinashin, trao đổi với VnExpress. "Những domain quốc tế trùng nhãn hiệu doanh nghiệp thì nhiều người đăng ký lắm, ngay cả vinashin.com cũng có người mua rồi. Nhưng chúng tôi sẽ công bố chỉ dùng một tên miền .com.vn trên website".

Theo ông Trần Ngọc Quang, Trưởng phòng tên miền của Công ty FPT Telecom, hiện mới có khoảng vài chục khách hàng đăng ký domain có đuôi .asia tại dịch vụ của công ty. Phần vì những doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực CNTT không để ý đến domain "mới tinh" này, phần vì họ cho rằng đăng ký đuôi .vn hay .com.vn là "đủ".

Trên thực tế, .asia được Tổ chức tên miền quốc tế ICANN cấp nhằm mục đích hợp nhất những doanh nghiệp, tập đoàn lớn có ý đồ xây dựng thương hiệu ở thị trường châu Á, tương đương như đuôi .eu dành cho châu Âu. Giữa tháng 3/2008, DotAsia.org (trụ sở tại Hong Kong), đơn vị chịu trách nhiệm cấp phát tên miền .asia, đã tổ chức đấu giá những domain do hơn 2 tổ chức đăng ký mua, nhưng rất ít đơn vị Việt Nam biết điều này.

Ông Lưu Nghĩa Phương, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư trực tuyến FAR, cho biết: “Tôi nhận được thông tin khá muộn, vào ngày cuối cùng của đợt đấu giá. Dù không có nhiều tiền trong tài khoản nhưng tôi đã dùng hết để mua. Đợt đấu giá khá khó khăn, tôi để mất khá nhiều tên miền, nhưng con số thành công cũng không nhỏ”.

Hiện một số thương hiệu "nóng" như ngân hàng Techcombank, Tổng công ty xây dựng Vinaconex, Tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT... đã được lập tên miền .asia và những domain này thuộc quyền sở hữu của các cá nhân đăng ký tự do hoặc tham gia đấu giá.

Giá đăng ký và duy trì tên miền .asia chỉ khoảng 20 USD mỗi năm nhưng khá nhiều domain vượt quá giá trị cả nghìn lần. Ví dụ: ace.asia là 20.501 USD, mediaworld.asia là 10.000 USD...

Các doanh nghiệp có thể kiểm tra sự tồn tại của tên miền tại đây và tham khảo cách thức đăng ký ở trang DotAsia.org hoặc đến các nhà cung cấp của Việt Nam theo danh sách của VNNIC.

(Theo VnExpress)

 

Ngân sách mà người dùng dành cho việc sắm sửa, shopping trên mạng sẽ tăng tới 17% trong năm nay, bất chấp nền kinh tế đang có dấu hiệu bất ổn.

Doanh thu từ bán lẻ trực tuyến (không tính đặt vé máy bay và tour du lịch) được dự đoán sẽ tăng từ mức 174,5 tỷ USD năm ngoái lên 204 tỷ USD vào cuối năm 2008.

Các lĩnh vực phát đạt nhất bao gồm quần áo thời trang, máy tính và ô tô, hãng nghiên cứu Forrester Research cho biết.

Tuy tốc độ tăng trưởng 17% thấp hơn so với tỷ lệ 21% hồi năm 2007, song theo Forrester, đây là hệ quả của việc thị trường thương mại điện tử đã "chín muồi" chứ không phải do tác động tiêu cực của nền kinh tế suy thoái.

"Rõ ràng, thương mại điện tử đang là điểm sáng trong lĩnh vực bán lẻ", Giám đốc điều hành Scott Silverman của Shop.org - đơn vị phối hợp với Forrester tiến hành nghiên cứu- bình luận.

Triển vọng sáng sủa của bán hàng trực tuyến hoàn toàn tương phản với dự đoán dành cho các cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại, doanh thu giảm, thậm chí nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa do người dùng không thích chi tiền trong bối cảnh giá xăng và thực phẩm leo thang, giá nhà giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Vì tiện hay vì giá?

"Chỉ có hai ngoại lệ là các cửa hàng bán sỉ và bán hàng giảm giá - do khách hàng muốn mua được đồ với giá rẻ", ông Silverman cho biết.

Theo dự đoán của Forrester, may mắn lắm thì tăng trưởng của các cửa hàng bán lẻ truyền thống "không giảm" so với năm ngoái.

"Hai đối tượng khách hàng chủ chốt của thương mại điện tử là: những người "nhạy cảm về giá", luôn muốn mua đồ qua mạng vì giá hời hơn, được nhiều khuyến mãi hơn.

Và loại thứ hai là những người thích mua hàng trực tuyến do tính tiện lợi và phong phú của dịch vụ cũng như sản phẩm cung cấp", Forrester cho biết.

Mặc dù vậy, đối tượng khách hàng thứ nhất sẽ cảm thấy khá thất vọng trong năm 2008, do đa số các trang web thương mại điện tử sẽ không áp dụng nhiều chương trình khuyến mại vào năm nay.

Chỉ có 35% website cho biết họ "sẽ tập trung cho hoạt động này" trong thời gian tới mà thôi.

(Theo AP)

 

Nóng cuộc đua bán hàng qua mạng

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Giờ đây, nếu có nhu cầu đi Tp.HCM, điều đầu tiên nhiều người sẽ làm là kiểm tra giá vé máy bay trên trang web pacificairlines.com.vn.

Mới hoạt động từ tháng 2/2007, dịch vụ bán vé điện tử của hãng hàng không giá rẻ này đã trở thành biểu tượng cho một mô hình B2C (kết nối giao dịch từ người bán đến người mua) thành công tại Việt Nam.

Với những ưu thế vượt trội về mức độ tiện lợi trong giao dịch, tiết kiệm thời gian, thanh toán thuận tiện, giao hàng đảm bảo, không hạn chế khoảng cách từ khách hành đến điểm bán hàng... thương mại điện tử tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây và đang hình thành một xu hướng kinh doanh mới.

Chuyển dần thói quen mua bán

Đối với giới trẻ ở khu vực đô thị, việc tiêu dùng, mua sắm qua mạng giờ đây đã không còn lạ lẫm. Nhắn tin nạp tiền vào tài khoản điện thoại, hay vào mạng để mua một cuốn sách, đặt hoa tặng người thân... đã trở thành phổ biến. Tâm lý, thói quen mua bán của nhiều người đã bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của thương mại điện tử.

Theo điều tra của Vụ Thương mại điện tử (Bộ Công Thương), nếu như trước năm 2007, vấn đề nhận thức là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam thì đến năm 2007, nhận thức đã lui xuống vị trí thứ 3, sau các yếu tố an ninh bảo mật và vấn đề thanh toán.

Phát biểu tại một hội thảo về phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam mới đây, ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhận xét: “Năm 2007 là năm thương mại điện tử tại Việt Nam có bước phát triển rực rỡ.”

Việc tiếp cận Internet băng thông rộng ngày càng dễ dàng với chi phí hợp lý khiến cho số người dùng dịch vụ này tăng cao. Thêm vào đó, yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam thực sự bước vào sân chơi toàn cầu ngày càng trở nên cấp bách. Đây là hai điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trong năm vừa qua.

Theo báo cáo của Vụ Thương mại điện tử, có tới 93% số doanh nghiệp trong cả nước kết nối Internet, trong đó, tỷ lệ kết nối băng thông rộng lên đến 81%. 38% số doanh nghiệp có website riêng. Số người dùng Internet phát triển mạnh từ thành thị cho đến nông thôn. Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có số người dùng Internet cao trong khu vực và trên thế giới.

Lượng doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử cả trong và ngoài nước cũng đang tăng rất nhanh. Sau hơn một năm hoạt động, Cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN đã có trên 1.500 thành viên. Con số mà Vụ Thương mại điện tử công bố mới đây cho biết, trong cả nước hiện có khoảng 300 sàn thương mại điện tử đang hoạt động.

Theo con số tổng kết của Siêu thị trực tuyến 123mua.com.vn (mới thành lập từ tháng 7 năm 2006), nếu như năm 2006, mỗi tháng 123mua chỉ nhận được từ 150 đến 200 đơn hàng, thì đến năm 2007, con số này đạt 2.200 - 2.500 đơn hàng/tháng. Doanh thu đem lại từ kinh doanh trực tuyến của đơn vị này năm 2007 tăng 200% so với năm 2006.

25h.vn cũng là một trong những website B2C hàng đầu tại Việt Nam. Theo thống kê, cổng thương mại điện tử này hiện có trên 3.000 sản phẩm trong 11 nhóm danh mục mặt hàng chính từ 1.000 doanh nghiệp là thành viên. Đã có 200 doanh nghiệp có showroom trên 25h.vn.

Bùng nổ thanh toán trực tuyến

Thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2007 cũng cho thấy sự phát triển mạnh của dịch vụ thanh toán trực tuyến. Tháng 8/2007, Techcombank khai trương Cổng thanh toán điện tử Fast VietPay, cho phép các trang web bán hàng trực tuyến chấp nhận các giao dịch thanh toán qua thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, Master... của ngân hàng Techcombank.

Trước đó, Techcombank đã triển khai dịch vụ thanh toán điện tử MobiPay, cho phép khách hàng mua sắm online và thanh toán hoá đơn bảo hiểm, điện nước... bằng tin nhắn điện thoại di động cho các nhà cung cấp có tài khoản tại Techcomnbank. Dịch vụ Banking F@st i-bank của Techcombank còn cho phép chuyển khoản trực tiếp thông qua truy cập internet.

Cùng với Techcombank, nhiều ngân hàng như Vietcombank, Incombank, Agribank... cũng phát hành thẻ và đưa ra nhiều dịch vụ để tăng doanh số thanh toán thẻ. Hiện, Vietcombank đã có 4 sản phẩm là VCB-Money, VCB-iB@nking, SMS B@nking và thanh toán hoá đơn tự động V-CBP. Incombank thì đã có Incom@bank, Bopo... Các loại hình thẻ này ra đời đã phục vụ đắc lực các nhu cầu thanh toán thực tế của hoạt động kinh tế hiện đại.

Gây được sự chú ý nhiều nhất trong năm qua là mạng thanh toán PayNet. Ông Vũ Hoài Vũ, Giám đốc phát triển Mạng thanh toán PayNet, nói: "Trong tình hình có nhiều loại thẻ thanh toán hiện nay, lợi ích lớn nhất PayNet mang lại là kết nối người tiêu dùng, các ngân hàng, các nhà phân phối bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ... trên một thẻ thanh toán duy nhất.” Chỉ sau 1 năm hoạt động, PayNet đã phát triển 1.500 đại lý phát hành thẻ tại 26 tỉnh, thành phố. Doanh số thanh toán của mạng này hiện đạt khoảng 2 tỷ đồng/ngày.

Và không thể không nhắc đến sự xuất hiện của eBay, nhà bán lẻ hàng đầu thế giới khiến dư luận chú ý nhiều đến thị trường bán lẻ của Việt Nam. Cũng trong năm qua, các mạng Yahoo, Google, cũng đã có những động thái thăm dò để tiếp cận thị trường kinh doanh trực tuyến này.

Những quan tâm của nhà đầu tư ngoại đang tạo sức ép lên các doanh nghiệp trong nước, khiến cho cuộc đua càng được đẩy lên với tốc độ cao hơn. Có hai thời điểm, theo Vụ Thương mại điện tử, sẽ đánh dấu sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam. Đó là sau khi Thông tư về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử được ban hành (dự kiến vào quý 1/2008) và đầu năm 2009, khi Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ 100% vốn nước ngoài.

(Theo VnEconomy)

 

Mùa nghỉ lễ cuối năm bao giờ cũng là quãng thời gian tuyệt vời nhất cho những lời chúc mừng, bưu thiếp và những lời chào hàng trên mạng. Đây cũng là "mùa làm ăn" của các loại hình lừa đảo trực tuyến.

Các chuyên gia cho biết, đây là thời kỳ mà các khách hàng mua sắm trên mạng dễ bị “ăn quả lừa” nhất vì bọn tội phạm thường đánh vào tâm lý thích mua hàng giảm giá của các nạn nhân.

Xu hướng mua sắm trên mạng ngày càng gia tăng khiến bọn tội phạm ảo có nhiều “đất” để “tác nghiệp” hơn bao giờ hết. Thống kê của Dec.20comScore cho thấy, từ ngày 1/11 đến thời điểm trước Giáng sinh, thị trường mua sắm trên mạng đã đạt doanh số khoảng 25 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Các công ty an ninh mạng cũng dự báo, lượng tiền bị lừa đảo trong hoạt động mua sắm trực tuyến chắc chắn cũng sẽ tăng theo, đưa tổng số tiền lừa cả năm nay lên mức 3,6 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, dưới đây là một số loại hình lừa đảo trên mạng phổ biến và cách phòng tránh.

Email “hàng triệu USD”

Có thể bạn đã từng nhận được email từ một “giám đốc ngân hàng ở Nigeria” đề nghị bạn “bí mật giúp đỡ” mở một tài khoản ngân hàng để chuyển hàng triệu USD lợi nhuận từ kinh doanh dầu lửa. “Ông bạn tốt” này thực ra đang tìm cách biến bạn thành một “chú cừu non”, tự nguyện "kê khai" các thông tin tài khoản.

Trên thực tế, bọn tội phạm loại này đã ngày càng thành công hơn trong những năm gần đây. Một cuộc điều tra do công ty nghiên cứu thị trường Gartner tiến hành cho thấy, trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào tháng 8/2007, đã có hơn 3,6 triệu người bị mất tiền vì kiểu lừa này, tăng so với mức 2,3 triệu người vào năm 2006.

Một lý do dẫn tới số người bị lừa tăng cao là thủ đoạn ngày càng tinh vi của bọn tội phạm loại này. Chúng đã mạo danh những tổ chức tài chính hoặc những công ty uy tín như Citibank, PayPal hay eBay để gửi email cảnh báo về việc hủy tài khoản hoặc phát hiện các hoạt động lừa đảo. Nhiều khách hàng ngây thơ đã nhấp chuột vào đường link gửi kèm với hy vọng giải quyết được vấn đề, nhưng rốt cuộc là bị mất thông tin tài khoản và các thông tin cá nhân khác.

Cách tốt nhất để tránh rơi vào bẫy của bọn tội phạm này là không click vào các đường link gửi kèm các email kiểu nói trên. Theo các chuyên gia, nếu bạn có lỡ nhấp chuột vào đó và thấy đường link có chứa toàn chữ số hoặc quá dài thì rất có khả năng bạn đã “sập bẫy”. Những dấu hiệu viết sai chính tả hoặc lỗi ngữ pháp cũng là dấu hiệu của một trang web lừa đảo.

Tuy nhiên, cũng có những trang web rất tinh vi và khó xác định được có phải là một web “ma” hay không. Vì thế, nhiều chuyên gia khuyến nghị người tiêu dùng nên download các phần mềm an ninh về máy tính của mình, cho dù đó là bản dùng thử.

Thẻ quà tặng “giá bèo”

Thẻ quà tặng là một cách phổ biến mà các hãng bán lẻ áp dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, trong những năm gần đây, thẻ quà tặng đã trở thành một chiêu thức được bọn tội phạm ảo rất chuộng để rửa tiền.

Bọn tội phạm thường dùng tiền “bẩn” để mua một số loại thẻ như thẻ điện thoại hoặc thẻ quà tặng. Sau đó, chúng bán lại những thẻ này cho người khác, với mức giá có vẻ hơi “hớ một tí”. Với chiêu thức này, chúng có được một nguồn tiền hợp pháp hơn, như séc cá nhân hay chuyển tiền ngân hàng trực tuyến. Khách hàng mua những loại thẻ này, thường là thông qua các trang bán đấu giá, vẫn tin là mình đã “vớ bở”.

Những người mua thẻ quà tặng trên mạng cũng dễ mua phải thẻ đã có người sử dụng. Bọn tội phạm có thể đánh cắp mã số thẻ khi thẻ còn đang được rao bán hợp pháp và bán lại cho bạn. Khi bạn sử dụng thẻ đó, người mua hợp pháp trước bạn đã tiêu hết tiền trong thẻ. Biện pháp phòng tránh tốt nhất là đừng mua thẻ quà tặng được rao bán bừa bãi.

Các trang web “từ thiện”

Nhiều tên tội phạm còn nhẫn tâm lợi dụng các trang web từ thiện. Chiêu thức điển hình là bạn nhận được một email từ một tổ chức từ thiện có tiếng, hoặc thậm chí có thể là bạn chưa nghe thấy bao giờ nhưng có những lời kêu gọi nghe rất “mùi mẫn”. Trong email này thường có sẵn đường link để người truy cập “giao nộp” các thông tin về tài khoản hoặc số thẻ tín dụng để quyên góp tiền.

Trang web có “quà tặng miễn phí”

Có thể những trang này đến một lúc nào đó sẽ đem đến cho bạn một món quà miễn phí thật sự, nhưng các chuyên gia cho biết, có tới 99% khách hàng “hết chịu nổi” trước khi vượt qua được các “chướng ngại vật” trên con đường tiến tới món quà này. Vì để có khả năng được nhận quà, bạn phải đăng ký nhận email chiêm tinh hàng tuần hay đặt báo miễn phí.

Khi hoàn thiện những bản đăng ký này, không ít người đã “ngoan ngoãn khai báo” cho các site spam và các nguồn thiếu tin cậy khác các thông tin cá nhân của mình.

Các chương trình ghi lại thao tác bàn phím (keylog)

Các chương trình ghi lại các chữ cái và chữ số mà người sử dụng gõ vào các website này được các chuyên gia coi là một mối đe dọa đặc biệt là các dịp nghỉ lễ. Các chương trình này thường được download tự động về máy tính của bạn khi bạn truy cập vào các trang web có virus, mở đính kèm có nhiễm virus trong email, hoặc nhấp chuột vào một quảng cáo có virus.

Có thể chương trình này đã “phục sẵn” trong máy tính của bạn từ trước và chỉ chờ khi nào bạn mua hàng trên mạng là “ra tay”, vì khi đó bạn phải cung cấp các thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng. Để tránh loại tội phạm này, bạn nên tránh vào những trang web có độ tin cậy thấp và nên có các chương trình bảo vệ máy tính.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách ưu việt nhất để tránh bị lừa khi lướt web là bạn nên thận trọng và khôn ngoan như trong cuộc sống ngoài đời, vì theo như lời một chuyên gia, “cuộc sống trên mạng cũng chẳng khác gì cuộc sống thật”.

(Theo BusinessWeek)

 

Mua hàng qua mạng chưa hút người tiêu dùng

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) của các siêu thị trực tuyến chưa thể phát triển nhanh do giá vẫn đắt hơn, vận chuyển chậm hơn là bán khách hàng trực tiếp trên sạp, trong khi người dân chưa có thói quen mua sắm qua mạng.

Tại hội thảo - triển lãm TMĐT do Bộ Công thương tổ chức ngày 19-12 vừa qua, bà Nguyễn Hoàng Quế Nga, phụ trách bộ phận TMĐT của Công ty Vinagame cho biết tại một hội thảo khác về thương mại điện tử vào đầu năm nay, khi đó nói về kinh doanh TMĐT Vinagame hầu chỉ nói về những khó khăn. Đến nay, sau gần một năm, theo bà Nga, hoạt động kinh doanh TMĐT có phát triển nhưng chậm và những khó khăn vẫn chưa được giải quyết.

Vinagame bắt đầu bước chân vào kinh doanh TMĐT với cửa hàng bán đồ cho người chơi game. Vào thời điểm game Võ lâm truyền kỳ đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, các thành viên của Vinagame đã nhanh chân thành lập shop trực tuyến bán những sản phẩm liên quan đến trò chơi này, như áo phông, móc khoá. Sau một thời gian, Vinagame đã quyết định nâng cấp shop bán đồ này thành trang web TMĐT. Tháng 7-2006, siêu thị trực tuyến 123mua.com.vn ra đời. Đến nay, ngoài các sản phẩm ăn theo các game trực tuyến mà Vinagame đang phát hành, siêu thị trực tuyến này còn là sàn giao dịch phục vụ cho 70 nhà cung cấp sản phẩm, với hơn 10 ngàn sản phẩm đang bày bán.

Bà Nguyễn Hoàng Quế Nga cho biết: “Siêu thị trực tuyến 123mua hiện có 50 ngàn người tạo tài khoản trên siêu thị, trong đó có 4.000 tài khoản có đơn hàng nhưng chỉ có 2.000 người thực sự mua hàng”. Tuy nhiên, theo bà Nga, đây là kết quả khá tốt. Bởi vào năm 2006, mỗi ngày siêu thị 123mua chỉ có vài đơn hàng, thậm chí có ngày chỉ có một đơn hàng.

Nhưng đến thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày siêu thị đã có 20-40 đơn hàng, có ngày lên tới 60 đơn hàng. Số lượng đơn hàng trước đây chủ yếu ở TP. HCM và Hà Nội, đến nay đã có từ 64 tỉnh thành mặc dù phần nhiều vẫn từ các thành phố lớn. Từ kết quả khả quan đó, nhiều nhà cung cấp sản phẩm trên siêu thị 123mua đã chủ động tự cập nhật thông tin về sản phẩm, công việc trước đó siêu thị phải cử nhân viên đi làm cho các nhà cung ứng sản phẩm.

Thanh toán vẫn là cản trở

Mặc dù kết quả kinh doanh đã khá hơn, nhưng theo bà Nga, hoạt động kinh doanh của siêu thị vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn bám đuổi họ từ ngày đầu thành lập. Những hạn chế của mua bán trực tuyến như không được thử trước sản phẩm, không được thương lượng về giá hay vấn đề thanh toán vẫn là những cản trở việc hình thành thói quen mua sắm trên mạng.

Trong năm 2007, các hàng ngân đã bắt đầu bắt tay nhau hợp tác mở cổng thanh toán. Vào tháng 8 vừa qua, 123mua đã sử dụng cổng thanh toán F@stVietpay của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cho phép các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế để mua hàng trên 123mua. Tuy nhiên, theo đại diện của 123mua thì việc phối hợp giữa siêu thị và ngân hàng vận hành hệ thống thanh toán này không hề dễ dàng. Đến nay, hầu hết các đơn hàng từ 123mua đều thanh toán bằng thẻ game của Vinagame.

Các nhà cung cấp sản phẩm cũng chưa đặt niềm tin vào siêu thị trực tuyến. Do thực tế là lượng hàng bán ra từ siêu thị trực tuyến chưa đủ hấp dẫn, nên các nhà cung ứng sản phẩm đã tham gia vào siêu thị không chú tâm vào cập nhật thông tin về sản phẩm.

Đặc biệt, người mua sắm trên 123mua phải chịu thuế tới hai lần từ nhà cung ứng sản phẩm và tại 123mua. Hơn nữa, 123mua còn quy định bắt buộc người mua phải lấy hoá đơn đỏ nên giá các sản phẩm từ siêu thị cao hơn giá thị trường.

Giá đã đắt hơn, “thời gian vận chuyển đôi khi không như cam kết”, nên tuy là mua hàng điện tử nhưng vận bị chậm hơn là khách hàng ra sạp. Nguyên nhân theo đại diện của 123mua là do các nhà vận chuyển chưa có hệ thống theo dõi quy trình giao hàng trực tuyến (tracking o­nline). Hơn thế, các nhà vận chuyển đến nay vẫn chỉ vận chuyển và đảm bảo các hàng hoá thông thường, không đảm bảo các hàng hoá kim khí, điện máy.

Tuy nhiên, đại diện 123mua cũng như các doanh nghiệp tham gia hội thảo - triển lãm TMĐT do Bộ Công thương tổ chức vẫn rất kỳ vọng vào sự phát triển của TMĐT, khi lượng người dùng Internet ngày càng lớn, khi thanh toán điện tử ngày càng được cải thiện, và khi cạnh tranh TMĐT được đẩy lên trước thời điểm các doanh nghiệp nước ngoài được nhảy vào cung cấp giải pháp TMĐT tự do vào năm 2010.

Với 123mua, bà Nga hy vọng hội thảo TMĐT năm tới sẽ được trình bày về sự cạnh tranh, không phải là những vấn đề khó khăn của TMĐT như hiện nay nữa.

(Theo BuuDien)

 

Mua sắm trực tuyến an toàn

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Mua sắm trực tuyến không còn là điều xa lạ với cư dân mạng hiện nay khi hàng loạt các website thương mại điện tử (TMĐT) ra đời. Để đảm bảo an toàn khi mua sắm, bạn cần nắm các bước sau để phòng tránh các nguy cơ đánh mất dữ liệu cá nhân.

Thiết lập trình duyệt web

Việc đầu tiên cần phải làm là trang bị và hiệu chỉnh các tính năng cho trình duyệt vì đây là công cụ để ta lướt web và mua sắm. Trong bài này ta đề cập đến trình duyệt đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Internet Explorer, và phiên bản 7 mới trong Windows Vista. Trong phiên bản IE7 có chức năng AutoComplete lưu giữ thông tin tài khoản hay form mà bạn đăng nhập. Ta sẽ loại bỏ chức năng này bằng cách vào Tools - Internet Options, thẻ Content, nhấn vào AutoComplete Settings. Bỏ chọn phần "User names and passwords on forms" và "Prompt me to save passwords".

Trường hợp bạn đã lỡ lưu những username và password của mình khi mua sắm trên các website thương mại điện tử (TMĐT) thì nên xóa chúng đi để nếu lỡ khi máy tính bị xâm nhập qua bàn tay hacker, spyware, malware... thì các thông tin trên vẫn không lọt ra ngoài. Vào Tools - Internet Options, chọn thẻ General rồi nhấn "Delete History", "Delete Password" và "Delete forms".

Không lưu lại username và password trong AutoComplete. Xóa bỏ các thông tin tài khoản đã lưu.


Kiểm tra tường lửa và chống virus

Sau khi hiệu chỉnh, trước lúc điền thông tin chi tiết thẻ tín dụng để mua sắm, phải chắc chắn rằng không có "cặp mắt" nào đang theo dõi bạn. Phần cứng mạng như bộ định tuyến (router) sẽ kèm theo tường lửa (firewall) nên bạn có thể kiểm tra chúng bằng cách chọn Start - Control Panel - Windows Firewall, nhấn "Change Settings" nếu bạn muốn khóa các kết nối đi vào.

Bước kế đến, bạn cần cập nhật các bản vá lỗi bảo mật mới nhất cho trình duyệt cũng như cơ sở dữ liệu (virus signature) cho trình chống virus, spyware. Trong Windows Vista cũng đã tích hợp sẵn công cụ chống spyware là Windows Defender. Mở Windows Defender, chọn Tools, đánh dấu chọn vào chế độ tự động quét và bảo vệ trực tuyến.

Kiểm tra tường lửa và chương trình antispyware để chắc chắn rằng không có spyware, malware, trojan nào đang theo dõi tiến trình mua sắm của bạn.


Không nên mua sắm trực tuyến ở mạng công cộng

Mua sắm trực tuyến trên các máy tính công cộng hay mạng công cộng tại quán cafe Internet, thư viện trường... mang lại nhiều nguy cơ mất mát thông tin tài chính, dữ liệu cá nhân. Các hacker thường cài đặt các trình ghi lại thao tác bàn phím (keylogger) hay các spyware, toàn bộ nội dung bạn gõ sẽ bị ghi nhận lại và gửi thẳng đến tay kẻ gian hoặc hacker sẽ thông qua mạng công cộng được bảo mật lỏng lẻo để đánh cắp thông tin bằng những chương trình bắt gói dữ liệu mạng (packet-sniffing). Do đó, đừng bao giờ điền các thông tin tài chính như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng... trên các website TMĐT khi đang truy cập tại mạng công cộng.

Chỉ vài cú nhấp chuột là hàng được giao tận nơi. Mua sắm trực tuyến rất thuận tiện nhưng nó cũng đi kèm nhiều mặt trái.

"Cẩn tắc vô áy náy"

Khi mua sắm trực tuyến, bạn cần cảnh giác đối với các website có địa chỉ quá dài và kèm theo nhiều ký tự lạ như "%" hay khởi đầu bằng 1 dãy các con số. Chúng có thể là các website giả mạo (scam) đánh lừa khách hàng như đang mua sắm tại các hệ thống TMĐT đáng tin cậy. Những trình duyệt sẽ bỏ qua các ký tự nằm bên trái dấu @ trong một địa chỉ web và chuyển hướng duyệt web của người dùng sang 1 trang khác. Cách thức này không mới nhưng luôn được hacker sử dụng.

Kiểm tra website bán hàng: Các website bán hàng đáng tin cậy thường mã hóa dữ liệu của khách hàng trước khi gửi chúng ra Internet. Trước khi thực hiện chế độ thanh toán, kiểm tra website bắt đầu bằng https:\\ (SSL - Secure Socket Layer) và xuất hiện biểu tượng 1 chiếc ổ khóa (vàng) nằm trên thanh trạng thái của trình duyệt khi thanh toán. Nếu không có, bạn nên từ chối cung cấp dữ liệu thẻ tín dụng.

Đáng tin cậy hơn là dịch vụ chứng thực bảo mật của VeriSign. Logo chứng thực sẽ xuất hiện trên website TMĐT kèm theo đường dẫn đến thông báo chứng thực và thời hạn trên website của VeriSign.

Một ví dụ cụ thể cho khách hàng của ngân hàng Sacombank, khi truy cập vào website của ngân hàng này, ta sẽ thấy logo chứng thực của VeriSign và khi click vào thì sẽ dẫn tới phần thông tin chứng thực để phòng khi tin tặc giả mạo đưa logo nhưng lại dẫn đến phần chứng thực cho website khác.

Thông tin chứng thực thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được bảo mật qua hệ thống của VeriSign. Ảnh minh họa: E-Sacombank.com.vn


Tuy nhiên, không kể đến việc đã có chứng thực của VeriSign, đừng quá chủ quan vào "https" vì tin tặc cũng có thể đầu tư mua SSL cho website giả mạo của mình. Để đảm bảo độ an toàn cho bản thân, tốt nhất không nên click vào những liên kết website không xác định trong email hay qua mạng tán gẫu. Luôn luôn bật chế độ chống phishing của trình duyệt (Trong IE, vào Tools - Phishing Filter). Đại đa số các phiên bản mới của những trình duyệt phổ biến hiện nay như Internet Explorer 7, FireFox, Opera, Netscape... đều có chức năng này.

Đừng ham của rẻ!

Cảm giác sung sướng khi tìm được món hàng rẻ trên mạng sẽ nhanh chóng biến mất theo thông tin thẻ tín dụng của bạn khi chúng lọt vào tay hacker. Khi tìm được những cửa hàng trực tuyến bán đồ rẻ, bạn nên kiểm tra lại thông tin chủ nhân của nó như: địa chỉ, thông tin liên lạc, phần thanh toán và giao nhận... sau đó, hãy kiểm tra một lần nữa qua các công cụ tìm kiếm như Yahoo, Google để chắc chắn rằng địa chỉ đó có thực. Riêng đối với các món hàng tại eBay, đừng vội đặt niềm tin mà móc hầu bao. Bước đầu tiên khi mua hàng từ eBay là kiểm tra phản hồi (feedback) của những khách hàng trước đó đã đặt mua và mức độ đánh giá của họ về người bán (seller). Những người mua hàng kỳ cựu trên eBay vẫn có thể bị mắc lừa khi mất cảnh giác.

Mua hàng trên những website TMĐT lớn như eBay cũng phải thật cảnh giác vì đây là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo.


Một thao tác cần thiết mà người mua sắm trực tuyến ở Việt Nam còn ít thực hiện là đọc các quy chế, điều kiện mua bán của cửa hàng trực tuyến (privacy, term condition), liệu họ có bán thông tin cá nhân của bạn cho những hãng quảng cáo.

Kiểm tra giao nhận và thanh toán

Đây là các công đoạn cuối cùng khi bạn sắp "phải" chi trả cho các mặt hàng đã đưa vào giỏ hàng. Hãy cẩn thận kiểm tra một lần nữa phương thức giao nhận, những quy định về giao nhận như thời gian, chi phí giao nhận và quan trọng là điều khoản gửi trả hàng hóa khi bị lỗi. Thường thì các cửa hàng đều cho phép trả hoặc đổi hàng trong vòng bao nhiêu ngày cố định nhưng nếu lỡ bạn ở một quốc gia khác thì việc gửi đi trả về sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Khi chi trả giỏ hàng, nên lựa chọn các phương thức thanh toán uy tín, đáng tin cậy. Gần 90% các website TMĐT ngày nay đều sử dụng dịch vụ thanh toán trung gian Paypal. Khi sử dụng Paypal để thanh toán trên các website TMĐT, bạn không cần phải cung cấp thông tin thẻ tín dụng của mình, thay vào đó là thông tin tài khoản Paypal. Dịch vụ của Paypal sẽ tính phí phần trăm trên số tiền giao dịch, bạn cần tham khảo thông tin chi tiết trước khi đăng ký sử dụng.

Sau khi chi trả, bạn nên ghi nhận lại những email mà cửa hàng trực tuyến gửi đến để xác nhận đơn đặt hàng (Order email), mã số đơn hàng, thông tin giao hàng và các email trao đổi về mặt hàng để khi có trục trặc có thể sử dụng để đối chiếu với nhà cung cấp.

Còn khá nhiều vấn đề phải quan tâm nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh mua bán, môi trường... Tuy nhiên, vấn đề chính bạn cần phải lưu tâm là luôn luôn cẩn thận kiểm tra thông tin khi mua bán. Cẩn thận thiết lập chế độ bảo mật cho trình duyệt, anti-virus để chống tin tặc. Việc còn lại là mua sắm thỏa sức, bạn có thể tìm được khá nhiều món hàng rẻ vào các mùa khuyến mãi trên các website tại Mỹ nhưng hãy đọc kỹ phần "Đừng ham của rẻ" trước nhé!

(Theo TuoiTre)

 

CNTT và Thương mại điện tử khiến nhiều khái niệm bị thay đổi, chẳng hạn "đi chợ" sẽ không còn là hình ảnh bà nội trợ xách làn đi siêu thị, mà là các đấng mày râu mặc vét săm soi trước shop online cùng chuột và bàn phím.

Giới trẻ ngày nay thích săm soi các mặt hàng bán trên mạng chẳng kém gì dạo siêu thị shoping. Ảnh Thế Phong
Giới trẻ ngày nay thích săm soi các mặt hàng bán trên mạng chẳng kém gì dạo siêu thị shoping. Ảnh Thế Phong

"Chẳng bao lâu nữa người ta sẽ quen với việc "đi chợ tại nhà", "đi chợ bằng tay" với các siêu thị online và dịch vụ chuyển phát nhanh phát triển. TMĐT sẽ khiến việc mua sắm nghiêng về phe đàn ông chứ không còn là sở thích "độc quyền" của chị em nữa."

Câu nhận định dí dỏm của ông Nguyễn Thanh Hưng (Vụ trưởng Vụ TMĐT - Bộ TM) cùng nhiều nhận xét khả quan về TMĐT tại Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh cho những người quan tâm đến lĩnh vực mới mẻ này. Ông Hưng cũng cho rằng vấn đề rào cản trước mắt hiện nay là nhu cầu bảo vệ thông tin cá nhân đang được đặt ra khá cấp thiết nhằm tạo môi trường cho TMĐT phát triển.

"Các doanh nghiệp TMĐT trong nước nên tích cực tham gia Hiệp hội TMĐT để tạo thị trường tốt. "Buôn có bạn, bán có phường", bao gồm cả bán hàng trên mạng!" - Ông Hưng đưa ra thông điệp.

Đứng trên lập trường đại diện cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT (Bộ TT và TT) cho rằng TMĐT tại Việt Nam "đang có cơ hội rõ ràng nhất từ trước tới nay".

Những nhận định đầy lạc quan về TMĐT trong nước được các nhà lãnh đạo và chuyên gia nêu lên tại buổi lễ khai trương siêu thị trực tuyến Shop 360 diễn ra chiều 31/3/2008. Đây là siêu thị trực tuyến do công ty EBIS xây dựng với khoàng 70 nhân viên và hệ thống đại lý tại nhiều tỉnh thành.

Để minh chứng cho nhận định của mình ông Phúc nói điểm đầu tiên là hành lang pháp lý cho môi trường TMĐT đến nay đã gần như hoàn thiện. Ngoài luật chống thư rác sẽ được ban hành trong tháng tới, (trong đó có những điều khoản chi tiết về bảo vệ thông tin cá nhân), thêm vào đó là Luật TMĐT, Luật CNTT, nghị định chữ ký số và chứng thực số... đều đã có hiệu lực càng khiến môi trường pháp lý cho TMĐT trở nên đầy đủ.

"Thứ hai là hạ tầng viễn thông và CNTT, nhiều chuyên gia từng nói TMĐT khó mà phát triển khi chưa có được khoảng 20 % dân số sử dụng Internet. Và thực tế là những năm qua TMĐT đúng là chưa phát triển như mong muốn là vì thế. Nhưng đến nay, con số thống kê mới nhất cho thấy đã có 19 triệu người dùng Internet, chiếm 22%. Các hình thức chuyển phát nhanh, thanh toán qua ATM, qua điện thoại, thẻ tín dụng thông qua hệ thống POS... cũng đang rất phát triển trên toàn quốc."

Cuối cùng, ông Phúc nói rằng thói quen tiêu dùng và sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet tại Việt Nam đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ.

(Theo VietnamNet)

 

Đổi đồ qua mạng: kiểu "mua sắm" sinh thái

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

"Tìm ra kho tàng bị chôn giấu - Trao đổi hàng hóa với nhau không cần tiền mặt - Dọn trống nhà kho của bạn - Tái sinh các món lặt vặt - Cứu quả đất". Câu quảng cáo gồm năm điều lý tưởng này được đưa ra trang trọng ở bề mặt trang web www.youswop.com, địa chỉ mạng đang "hot" trong giới trẻ Singapore.

Về trang web này, nhật báo The Straits Times cho rằng con người đang sống trong thế giới "dùng một lần rồi bỏ”, nhưng Internet làm sống lại một kiểu thực hành cổ xưa là trao đổi hàng với nhau.

Mua bán bằng tiền ảo

Thành lập vào tháng 8-2007, YouSwop đạt mốc 6.000 người đăng ký làm thành viên chỉ sau sáu tháng, trong đó giới tuổi teen chiếm 35%. "Ý tưởng này được hoan nghênh vì người ta thường muốn mang đổi những vật lỡ mua nhưng không thấy tiện lợi để lấy về những vật hữu ích hơn" - Patrick Lim, 32 tuổi, đồng sáng lập và là người quản lý trang web, hồ hởi.

Cách làm như sau: các thành viên ghi vài dòng quảng cáo về món đồ muốn trao đổi, hoặc họ có thể nêu ra vật muốn bán. Tiền tệ sử dụng ở đây là Swop dollar, viết tắt YS$, một dạng tiền ảo mà người bán sau khi tiêu thụ món hàng của mình sẽ ký gửi nó vào tài khoản trên YouSwop. Khi nào chấm được món muốn mua, họ sẽ rút tiền ra để thanh toán. Giá do người bán định ra. Hai bên mua và bán có thể trao đổi hàng hóa bằng đường bưu điện hoặc hẹn gặp mặt nhau. Thông thường người bán chịu cước gửi hàng.

Trao đổi với The Sunday Times, Ivy Tan tự nhận mình là một fan của YouSwop. Cô gái 21 tuổi này, sinh viên Trường đại học Kỹ thuật Nanyang, rất thích cách trang web chạy dòng chữ "YouSwop" (bạn trao đổi) chứ không phải "YouShop" (bạn mua sắm)" trên trang chủ. Cô sở hữu một số lượng quần áo thời trang, giỏ xách, đồ trang sức và sách đáng kể nhờ "swop".

Ivy Tan tham gia YouSwop từ đầu năm nay, và sau đó đã truyền địa chỉ mạng này cho nhóm bạn của mình. Cô giải thích lý do trang web cuốn hút các bạn trẻ: "Nó lạ. Và vì chỉ cần sử dụng tiền ảo nên tôi không phải lo tính toán thu vén chi tiêu của mình. Tôi tìm ra nguồn cung dồi dào những thứ tôi cần mà không phải tốn tiền mặt". Thỉnh thoảng, YouSwop tổ chức các cuộc thi mà phần thưởng là vé xem phim khiến các thành viên càng khoái chí hơn nữa. Để bảo vệ thành viên của mình, YouSwop cài một hệ thống phản hồi giúp mọi người biết được những ai là swoppers đáng tin.

Văn hóa đổi hàng hóa

Patrick Lim, nhà quản lý của YouSwop, vốn là một nhà tư vấn kinh doanh. Anh thú nhận ban đầu không hề nghĩ rằng trang web sẽ thành công đến vậy. Lúc đầu, Lim cùng hai người bạn mở trang này chỉ để kiếm nơi cho đi kho đồ vật linh tinh trong nhà mình. Nhưng chẳng bao lâu sau họ nhận ra đây là cách rất tốt để giúp phong trào bảo vệ môi trường, nhất là khi chỉ trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều người biết tới nó, chủ yếu do truyền khẩu.

"Rõ là chúng tôi đang làm gì đó tương tự như tái sinh đồ đạc, vừa giúp môi trường đỡ ô nhiễm vừa làm mọi người hài lòng" - anh bày tỏ. Lim ước những người trẻ sử dụng trang web của anh một ngày kia sẽ nâng triết lý swopping lên một tầm cao mới, "người này lôi kéo người kia. Rồi thì văn hóa swopping sẽ được hình thành". Đã có trường hợp một bên mua bán không giữ lời hứa của mình. Khi ấy, Lim và nhóm của anh can thiệp để làm trung gian điều đình.

* Ngoài YouSwop, giới trẻ Singapore còn mở ra một số trang mạng như Swapace, Bookmooch nhưng tầm hoạt động chỉ gói gọn trong một số ít chuyên đề như đổi vật cưng, gel vuốt tóc và đổi sách.

(Theo TuoiTre)

 

Google tiếp tục "mất đất"

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Dù nhúc nhắc tăng nhẹ tại Mỹ, song thị phần của Google trên thị trường tìm kiếm Web toàn cầu trong tháng 2 vẫn trượt dốc so với tháng 1, hãng nghiên cứu comScore cho biết.

Chỉ còn kiểm soát 62,5% thị trường thay vì 63,1% trong tháng đầu tiên của năm, song Google vẫn là hãng tìm kiếm thống trị.

Giảm tốc rõ rệt

Mặc dù vậy, số liệu của comScore càng tô đậm thêm nỗi lo ngại của phố Wall về khả năng tăng trưởng trong tương lai của gã khổng lồ tìm kiếm nói riêng và thị trường tìm kiếm trực tuyến nói chung.

"Số lượt tìm kiếm bằng công cụ Google tại Mỹ đã giảm từ 6,14 tỷ (tháng 1) xuống 5,86 tỷ (tháng 2). Tương tự, số lượt tìm kiếm trên phạm vi toàn cầu cũng suy giảm", comScore tiết lộ.

"Chúng ta tiếp tục chứng kiến giảm tốc của thị trường tìm kiếm Web. Tất cả các thương hiệu tìm kiếm lớn đều bị ảnh hưởng, và Google cũng không phải là ngoại lệ", nhà phân tích Youssef Squali của Jefferies & Co bình luận.

ComScore lưu ý rằng số liệu tháng 2 thấp hơn tháng 1, một phần cũng là vì tháng này có ít hơn 2 ngày.

Tuy nhiên, đại đa số giới phân tích đều có cái nhìn khá bi quan về triển vọng tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới. "Có vẻ như đã bão hòa", Squali nói.

Ngay sau thông tin nói trên, giá cổ phiếu Google đã giảm 7,16 USD, tức 1,6% xuống còn 432 USD. Cổ phiếu Yahoo cũng giảm 59 cent, tương đương 2,1% xuống còn 27,07 USD.

Bản báo cáo hàng tháng của comScore được giới đầu tư rất coi trọng, bởi họ coi đây là đầu mối "dự báo" xu hướng thị trường.

Đáng lo ngại

"Với việc số liệu trở nên rất khó dự đoán, niềm tin của giới đầu tư dành cho Google như một doanh nghiệp chỉ có tăng trưởng đã bắt đầu bị lung lay", Squali nhận định.

Một thông tin không mấy vui vẻ cho Yahoo là thị phần tìm kiếm của hãng này tại Mỹ trong tháng 2 đã giảm từ 22,2% xuống còn 21,6%.

Đứng ở vị trí số 3 là Microsoft, cũng giảm nhẹ thị phần từ 9,8% xuống 9,6%.

Lần lượt đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là AOL của Time Warner và Ask.com. Gần đây, giới truyền thông có rộ lên tin đồn là Yahoo đang tìm cách liên minh với Time Warner nhằm tránh bị Microsoft thâu tóm, tuy nhiên, thương vụ tốn nhiều giấy mực này vẫn chưa ngã ngũ.

"Quý IV/2007, tốc độ tăng trưởng của Google đạt tới 40%. Sang đến tháng 1, nó giảm xuống còn 37% và qua đến tháng 2, guồng quay chỉ còn lại 26%", chuyên gia Mark Mahaney của Citigroup cho biết.

Đại bộ phận doanh thu và lợi nhuận của Google có được là nhờ quảng cáo gắn liền với kết quả tìm kiếm, vì vậy, thị phần và tốc độ tăng trưởng của hãng trên lãnh địa tìm kiếm trực tuyến sẽ quyết định kết quả tài chính hàng tháng.

Tuần trước, bản hợp đồng mua lại DoubleClick của Google đã được EU phê chuẩn. Sau khi sáp nhập DoubleClick, Google sẽ có thể mở rộng từ quảng cáo từ khóa sang quảng cáo hình/video động và trở thành một thể chế quảng cáo toàn diện nhất hiện nay.

(Theo AP)

 

Yahoo sẽ lập công ty tại Việt Nam

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng ngày 27/3, ông Kenmandel - Phó chủ tịch Tập đoàn Yahoo, kiêm Giám đốc Điều hành Yahoo khu vực Đông Nam Á - đã cho biết về kế hoạch thành lập công ty Yahoo tại Việt Nam.

Theo ông Kenmandel, sau khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam vào cuối năm 2007, Tập đoàn Yahoo đang lên kế hoạch thành lập công ty tại Việt Nam nhằm thực hiện một số kế hoạch đầu tư của tập đoàn tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, Yahoo sẽ thành lập thêm công ty liên doanh với đối tác Việt Nam nhằm nội địa hoá nội dung. Để quảng bá cho hình ảnh của mình tại Việt Nam, trong thời gian tới, Yahoo sẽ giới thiệu trang web trên truyền hình.

Ngoài ra, Yahoo thực hiện dự án giúp giáo viên, học sinh sử dụng Internet cũng như kỹ năng sử dụng Internet thế nào là an toàn và sử dụng Internet có trách nhiệm.

(Theo VnEconomy)

 

Phái đẹp 'tỏa sáng' trên Yahoo

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Nếu website đồ công nghệ và khiêu dâm chủ yếu phục vụ nam giới thì nội dung trên các trang web dành cho phụ nữ sẽ có gì? Hãng dịch vụ Internet Mỹ vừa cho ra mắt Shine, hướng tới phái yếu - nhóm người dùng hứa hẹn thống trị Web 2.0.

Yahoo Shine được đánh giá là dịch vụ nội dung lớn nhất mà hãng này giới thiệu trong những năm qua. Hệ thống chứa công cụ blog và chia sẻ video, đồng thời kết hợp với các dịch vụ dành cho giới nội trợ như Glamour và Good Housekeeping nhằm đáp ứng nhu cầu của nữ giới từ 25 đến 54 tuổi.

Shine còn cung cấp một loạt chương trình đa dạng như kinh nghiệm làm cha mẹ, tình yêu - lối sống, hôn nhân - tình dục, thời trang - làm đẹp, giải trí, tử vi, sự nghiệp...

"Lần đầu tiên sản phẩm của chúng tôi hướng tới nhóm người dùng cụ thể. Những nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ muốn có một cộng đồng ảo riêng liên quan thiết thực đến đời sống vật chất và tâm lý của họ", Amy Iorio, Phó chủ tịch Yahoo, cho hay. "Mục tiêu của Shine là muốn công nghệ sẽ cân bằng sự nghiệp, gia đình và thời gian rảnh rỗi của giới nữ".

(Theo ABC News)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày