Thương vụ Microsoft - Yahoo: Cuộc chơi "mèo vờn chuột"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cả hai gã khổng lồ dường như đều đang rơi vào thế "há miệng mắc quai" và chỉ còn cách ngồi chờ đối phương nhượng bộ trước. Một bức tranh toàn cảnh do BusinessWeek vẽ ra về thương vụ Microsoft-Yahoo tại thời điểm này.
"Cuộc chiến" (cứ tạm gọi là như thế) giữa Microsoft và Yahoo đang lặng im một cách kỳ lạ. Thậm chí gọi là "quá mức yên tĩnh" cũng chẳng ngoa.
"Khoảng lặng" trước bão?
Đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ khi Microsoft đưa ra lời đề nghị mua lại Yahoo với mức giá 44,6 tỷ USD, bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu, thế nhưng cả hai bên vẫn đang giậm chân tại chỗ.
Có thể đang diễn ra những cuộc đàm phán hậu trường giữa Steve Ballmer với người đồng sự Jerry Yang để bản hợp đồng được thông qua, nhưng không ai dám chắc về khả năng này.
Hoặc cũng có thể, cả hai phe đang căng mắt quan sát nhau, chỉ chờ xem bên nào mỏi mắt phải "nháy" trước.
Những người thân thiết với gã khổng lồ phần mềm hùng hồn tuyên bố: Yahoo, chứ không phải Microsoft, mới là kẻ cần "động đậy" lúc này. "Lẽ ra ban giám đốc Yahoo nên đồng ý sáp nhập, bởi mức giá Microsoft đưa ra đã là toàn diện và công bằng".
Thế nhưng Yahoo tỏ vẻ không sẵn lòng "bán thân" cho lắm, nhất là ở mức giá mà Microsoft đưa ra, dù nó đã cao hơn 62% so với mức giá niêm yết của cổ phiếu Yahoo hôm 31/1 (một ngày trước khi Microsoft chính thức ngỏ lời).
Khi giá cổ phiếu hai hãng vận động trái chiều (Yahoo liên tục tăng còn Microsoft liên tục giảm), giới phân tích và đầu tư liên tục dự đoán rằng Microsoft sẽ phải nâng mức giá bỏ thầu lên 35 USD/cổ phiếu, thậm chí 40 USD/cổ phiếu cũng không chừng.
Lý luận mà họ đưa ra là: Microsoft rất cần mua lại Yahoo, càng sớm càng tốt, để thu hẹp khoảng cách với Google trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Hơn nữa, gã khổng lồ phần mềm quá giàu, lại không mắc phải khoản nợ khổng lồ nào. Nói chung là đủ dư dả để ra tay hào phóng.
Microsoft: Lẽ ra còn rẻ hơn
Nhưng cũng có ít nhất vài lý do để tin rằng Microsoft sẽ không chi thêm một xu nào hết, nhất là khi Yahoo chẳng "cố gắng" hay thiện chí gì trong việc đàm phán.
Nếu như Yahoo tiếp tục kháng cự, Microsoft có thể chọn phương án khác là mua một lượng lớn cổ phiếu Yahoo và cắt cử những cổ đông đại diện "chen chân" vào ban giám đốc Yahoo.
Các ứng viên của ban giám đốc mới sẽ được bỏ phiều bầu chọn trong buổi họp thường niên Yahoo, dự kiến tổ chức vào tháng 6 tới đây. Chỉ cần trong nội bộ Yahoo có đại diện của Microsoft, hãng sẽ từ từ tiến hành những nước cờ thâu tóm tiếp theo.
Ban đầu, khi Microsoft mới đưa ra mức giá 31 USD/cổ phiếu, nhiều nhà phân tích đã tỏ ý phản đối với lý do "Mặt bằng giá này quá cao". Ở mức giá đó, chỉ số P/E của Yahoo sẽ leo lên tới 57, cao gần gấp ba so với P/E của Google (20).
Theo họ, đây là một sự chênh lệch phi lý, bởi trong khi Google đang làm ăn phát đạt, tăng trưởng ít nhất cũng đạt hơn 40% theo từng quý, thì Yahoo lại đang lao đao trong thời kỳ khó khăn.
Sau hàng loạt cải tổ không thành công, mới đây nhất, hãng này sẽ phải sa thải 1000 nhân viên, tương đương 7% nguồn nhân sự của mình, trên phạm vi toàn thế giới.
Như để tô thêm màu xám cho bức tranh tương lai ảm đạm của Yahoo, Giám đốc điều hành Jerry Yang còn khuyến cáo cổ đông không nên "mong chờ trái ngọt" trước năm 2009, và rằng năm 2008 này sẽ chứng kiến rất nhiều "đợt cuồng phong, bão tuyết".
Ở trong tình cảnh ấy, nhân viên Yahoo không thể tránh khỏi tâm trạng hoang mang. Các cổ đông lớn của Yahoo có vẻ cũng ủng hộ Microsoft ra mặt, dù một vài người đang cố thuyết phục gã khổng lồ phần mềm nâng giá lên chút ít.
Cùng với nhau, họ chia sẻ một dự cảm bất an rằng Yahoo khó tiếp tục tồn tại như một công ty độc lập được nữa.
Yahoo: Giữ giá cách nào?
Nhiều cổ đông đã tỏ vẻ sốt ruột trước thái độ hờ hững và phản ứng chậm chạp của Yahoo trước lời đề nghị của Microsoft. Một số khác tin rằng Yahoo "dền dứ" như vậy là để ép Microsoft phải móc ví thêm vài tỷ USD cho thương vụ này.
Nhưng dù nghiêng theo quan điểm nào, họ đều tin rằng Yahoo sẽ chẳng có sự lựa chọn nào khác là ngồi lại vào bàn đàm phán. Đơn giản, hãng không đủ sức để tự mình thoát ra khỏi khó khăn.
Nhưng làm cho Microsoft toát mồ hôi hột một chút thì cũng chẳng hại gì. Bất cứ khi nào Jerry Yang gọi điện đến, Giám đốc điều hành Steve Ballmer của Microsoft cũng sẽ hồ hởi lắng nghe.
Thế nên Yahoo mới chơi những chiêu bài "mèo vờn chuột" như xúc tiến đàm phán với News Corp, đánh tiếng quan tâm tới AOL của Time Warner...
Tờ Wall Street Journal mới đây đưa tin rằng News Corp rất có thể sẽ tách riêng MySpace.com rồi đem tích hợp vào Yahoo, để đổi lấy 20% cổ phần của gã khổng lồ Internet. Nếu như đây là thông tin chính xác, thì giá trị Yahoo sẽ đội lên tới 50 tỷ USD, vượt xa mức giá bỏ thầu hiện tại của Microsoft.
Thậm chí nhiều bài báo cũng đã vẽ ra viễn cảnh Yahoo bắt tay với Google để tránh bị Microsoft nuốt chửng. Khi ấy, Yahoo sẽ thuê và sử dụng luôn công cụ quảng cáo của Google, để rồi lợi nhuận cuối cùng sẽ chia chác theo một tỷ lệ nhất định.
Tuy nhiên, việc hai hãng tìm kiếm lớn nhất và nhì thế giới liên minh kiểu này, nhiều khả năng sẽ không qua được hàng rào chống độc quyền của Mỹ và châu Âu.
Nhìn chung, giới phân tích đều nhất trí rằng lời đề nghị của Microsoft là "họp lý nhất" và mang lại nhiều giá trị nhất cho cổ đông Yahoo, so với những khả năng khác.
Nhưng Yahoo đâu có bận lòng về nhận định đó. Chừng nào còn có thời gian để "cành cao", hãng còn tìm cách gây sức ép lên Microsoft.
Cổ đông sốt ruột
Có thể nói, sức ép mà Microsoft và Yahoo đang phải đối mặt là lớn như nhau. Nhiều cổ đông Yahoo đã lớn tiếng thúc giục hãng phải thông qua bản hợp đồng với Microsoft, cho dù gã khổng lồ phần mềm khăng khăng giữ nguyên mức giá bỏ thầu ban đầu.
"Tôi muốn hiện thực hóa lợi nhuận, muốn bán cổ phiếu. Lý tưởng nhất là 40 USD, khả thi nhất là 36 USD nhưng kể cả 31 USD thì vẫn tốt", ông Eric Jackson, một nhà tư vấn tại Florida tuyên bố trên blog cá nhân. Ông này đang cố tập hợp các cổ đông Yahoo cùng chí hướng để gây ảnh hưởng đến ban giám đốc.
"Chúng tôi không muốn ngồi im thin thít trên ghế máy bay, hai tay ôm đầu và chuẩn bị đón nhận cảnh rơi tự do xuống dưới 18 USD như trước đây. Còn chờ gì nữa, hãy chộp ngay mức giá 40 USD nhanh hết mức có thể".
Thêm nữa, nhiều cổ đông hiện hữu của Yahoo cũng đang nắm giữ cả cổ phiếu Microsoft. Trong nhiều trường hợp, số cổ phiếu Microsoft còn nhiều hơn cả của Yahoo. Vì lẽ đó, họ sẽ rất không vui nếu Microsoft phải móc ví ra quá nhiều.
Nếu thị trường lo ngại Microsoft mua "hớ", giá cổ phiếu của hãng sẽ còn giảm nữa, và thiệt hại về lâu dài của các cổ đông là "nhỡn tiền". Nói chung, họ cho rằng tầm giá 35 USD trở xuống mới hợp lý.
Bill Miller, một nhà đầu tư quỹ lừng danh, người đang sở hữu tới 9% cổ phần của Yahoo thông qua công ty riêng Legg Mason là tiếng nói hiếm hoi thúc giục Microsoft nâng giá bỏ thầu. Miller tuyên bố theo ước tính của ông, giá trị Yahoo không thể dưới 40 USD cổ phiếu và rằng Microsoft nên "cởi mở hơn" trong việc ra giá.
Theo chân Miller, một số nhà đầu tư đã đặt cược cho khả năng Microsoft nâng giá bỏ thầu lên chút ít. Nhưng nên nhớ, điều đó chỉ xảy ra khi Microsoft "chớp mắt" trước mà thôi.
(Theo BusinessWeek)
"Cuộc chiến" (cứ tạm gọi là như thế) giữa Microsoft và Yahoo đang lặng im một cách kỳ lạ. Thậm chí gọi là "quá mức yên tĩnh" cũng chẳng ngoa.
"Khoảng lặng" trước bão?
Đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ khi Microsoft đưa ra lời đề nghị mua lại Yahoo với mức giá 44,6 tỷ USD, bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu, thế nhưng cả hai bên vẫn đang giậm chân tại chỗ.
Có thể đang diễn ra những cuộc đàm phán hậu trường giữa Steve Ballmer với người đồng sự Jerry Yang để bản hợp đồng được thông qua, nhưng không ai dám chắc về khả năng này.
Hoặc cũng có thể, cả hai phe đang căng mắt quan sát nhau, chỉ chờ xem bên nào mỏi mắt phải "nháy" trước.
Những người thân thiết với gã khổng lồ phần mềm hùng hồn tuyên bố: Yahoo, chứ không phải Microsoft, mới là kẻ cần "động đậy" lúc này. "Lẽ ra ban giám đốc Yahoo nên đồng ý sáp nhập, bởi mức giá Microsoft đưa ra đã là toàn diện và công bằng".
Thế nhưng Yahoo tỏ vẻ không sẵn lòng "bán thân" cho lắm, nhất là ở mức giá mà Microsoft đưa ra, dù nó đã cao hơn 62% so với mức giá niêm yết của cổ phiếu Yahoo hôm 31/1 (một ngày trước khi Microsoft chính thức ngỏ lời).
Khi giá cổ phiếu hai hãng vận động trái chiều (Yahoo liên tục tăng còn Microsoft liên tục giảm), giới phân tích và đầu tư liên tục dự đoán rằng Microsoft sẽ phải nâng mức giá bỏ thầu lên 35 USD/cổ phiếu, thậm chí 40 USD/cổ phiếu cũng không chừng.
Lý luận mà họ đưa ra là: Microsoft rất cần mua lại Yahoo, càng sớm càng tốt, để thu hẹp khoảng cách với Google trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Hơn nữa, gã khổng lồ phần mềm quá giàu, lại không mắc phải khoản nợ khổng lồ nào. Nói chung là đủ dư dả để ra tay hào phóng.
Microsoft: Lẽ ra còn rẻ hơn
Nhưng cũng có ít nhất vài lý do để tin rằng Microsoft sẽ không chi thêm một xu nào hết, nhất là khi Yahoo chẳng "cố gắng" hay thiện chí gì trong việc đàm phán.
Nếu như Yahoo tiếp tục kháng cự, Microsoft có thể chọn phương án khác là mua một lượng lớn cổ phiếu Yahoo và cắt cử những cổ đông đại diện "chen chân" vào ban giám đốc Yahoo.
Các ứng viên của ban giám đốc mới sẽ được bỏ phiều bầu chọn trong buổi họp thường niên Yahoo, dự kiến tổ chức vào tháng 6 tới đây. Chỉ cần trong nội bộ Yahoo có đại diện của Microsoft, hãng sẽ từ từ tiến hành những nước cờ thâu tóm tiếp theo.
Ban đầu, khi Microsoft mới đưa ra mức giá 31 USD/cổ phiếu, nhiều nhà phân tích đã tỏ ý phản đối với lý do "Mặt bằng giá này quá cao". Ở mức giá đó, chỉ số P/E của Yahoo sẽ leo lên tới 57, cao gần gấp ba so với P/E của Google (20).
Theo họ, đây là một sự chênh lệch phi lý, bởi trong khi Google đang làm ăn phát đạt, tăng trưởng ít nhất cũng đạt hơn 40% theo từng quý, thì Yahoo lại đang lao đao trong thời kỳ khó khăn.
Sau hàng loạt cải tổ không thành công, mới đây nhất, hãng này sẽ phải sa thải 1000 nhân viên, tương đương 7% nguồn nhân sự của mình, trên phạm vi toàn thế giới.
Như để tô thêm màu xám cho bức tranh tương lai ảm đạm của Yahoo, Giám đốc điều hành Jerry Yang còn khuyến cáo cổ đông không nên "mong chờ trái ngọt" trước năm 2009, và rằng năm 2008 này sẽ chứng kiến rất nhiều "đợt cuồng phong, bão tuyết".
Ở trong tình cảnh ấy, nhân viên Yahoo không thể tránh khỏi tâm trạng hoang mang. Các cổ đông lớn của Yahoo có vẻ cũng ủng hộ Microsoft ra mặt, dù một vài người đang cố thuyết phục gã khổng lồ phần mềm nâng giá lên chút ít.
Cùng với nhau, họ chia sẻ một dự cảm bất an rằng Yahoo khó tiếp tục tồn tại như một công ty độc lập được nữa.
Yahoo: Giữ giá cách nào?
Nhiều cổ đông đã tỏ vẻ sốt ruột trước thái độ hờ hững và phản ứng chậm chạp của Yahoo trước lời đề nghị của Microsoft. Một số khác tin rằng Yahoo "dền dứ" như vậy là để ép Microsoft phải móc ví thêm vài tỷ USD cho thương vụ này.
Nhưng dù nghiêng theo quan điểm nào, họ đều tin rằng Yahoo sẽ chẳng có sự lựa chọn nào khác là ngồi lại vào bàn đàm phán. Đơn giản, hãng không đủ sức để tự mình thoát ra khỏi khó khăn.
Nhưng làm cho Microsoft toát mồ hôi hột một chút thì cũng chẳng hại gì. Bất cứ khi nào Jerry Yang gọi điện đến, Giám đốc điều hành Steve Ballmer của Microsoft cũng sẽ hồ hởi lắng nghe.
Thế nên Yahoo mới chơi những chiêu bài "mèo vờn chuột" như xúc tiến đàm phán với News Corp, đánh tiếng quan tâm tới AOL của Time Warner...
Tờ Wall Street Journal mới đây đưa tin rằng News Corp rất có thể sẽ tách riêng MySpace.com rồi đem tích hợp vào Yahoo, để đổi lấy 20% cổ phần của gã khổng lồ Internet. Nếu như đây là thông tin chính xác, thì giá trị Yahoo sẽ đội lên tới 50 tỷ USD, vượt xa mức giá bỏ thầu hiện tại của Microsoft.
Thậm chí nhiều bài báo cũng đã vẽ ra viễn cảnh Yahoo bắt tay với Google để tránh bị Microsoft nuốt chửng. Khi ấy, Yahoo sẽ thuê và sử dụng luôn công cụ quảng cáo của Google, để rồi lợi nhuận cuối cùng sẽ chia chác theo một tỷ lệ nhất định.
Tuy nhiên, việc hai hãng tìm kiếm lớn nhất và nhì thế giới liên minh kiểu này, nhiều khả năng sẽ không qua được hàng rào chống độc quyền của Mỹ và châu Âu.
Nhìn chung, giới phân tích đều nhất trí rằng lời đề nghị của Microsoft là "họp lý nhất" và mang lại nhiều giá trị nhất cho cổ đông Yahoo, so với những khả năng khác.
Nhưng Yahoo đâu có bận lòng về nhận định đó. Chừng nào còn có thời gian để "cành cao", hãng còn tìm cách gây sức ép lên Microsoft.
Cổ đông sốt ruột
Có thể nói, sức ép mà Microsoft và Yahoo đang phải đối mặt là lớn như nhau. Nhiều cổ đông Yahoo đã lớn tiếng thúc giục hãng phải thông qua bản hợp đồng với Microsoft, cho dù gã khổng lồ phần mềm khăng khăng giữ nguyên mức giá bỏ thầu ban đầu.
"Tôi muốn hiện thực hóa lợi nhuận, muốn bán cổ phiếu. Lý tưởng nhất là 40 USD, khả thi nhất là 36 USD nhưng kể cả 31 USD thì vẫn tốt", ông Eric Jackson, một nhà tư vấn tại Florida tuyên bố trên blog cá nhân. Ông này đang cố tập hợp các cổ đông Yahoo cùng chí hướng để gây ảnh hưởng đến ban giám đốc.
"Chúng tôi không muốn ngồi im thin thít trên ghế máy bay, hai tay ôm đầu và chuẩn bị đón nhận cảnh rơi tự do xuống dưới 18 USD như trước đây. Còn chờ gì nữa, hãy chộp ngay mức giá 40 USD nhanh hết mức có thể".
Thêm nữa, nhiều cổ đông hiện hữu của Yahoo cũng đang nắm giữ cả cổ phiếu Microsoft. Trong nhiều trường hợp, số cổ phiếu Microsoft còn nhiều hơn cả của Yahoo. Vì lẽ đó, họ sẽ rất không vui nếu Microsoft phải móc ví ra quá nhiều.
Nếu thị trường lo ngại Microsoft mua "hớ", giá cổ phiếu của hãng sẽ còn giảm nữa, và thiệt hại về lâu dài của các cổ đông là "nhỡn tiền". Nói chung, họ cho rằng tầm giá 35 USD trở xuống mới hợp lý.
Bill Miller, một nhà đầu tư quỹ lừng danh, người đang sở hữu tới 9% cổ phần của Yahoo thông qua công ty riêng Legg Mason là tiếng nói hiếm hoi thúc giục Microsoft nâng giá bỏ thầu. Miller tuyên bố theo ước tính của ông, giá trị Yahoo không thể dưới 40 USD cổ phiếu và rằng Microsoft nên "cởi mở hơn" trong việc ra giá.
Theo chân Miller, một số nhà đầu tư đã đặt cược cho khả năng Microsoft nâng giá bỏ thầu lên chút ít. Nhưng nên nhớ, điều đó chỉ xảy ra khi Microsoft "chớp mắt" trước mà thôi.
(Theo BusinessWeek)