Thương mại điện tử còn nhiều lỗ hổng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tử, Bộ Công Thương, năm 2007 là năm khởi sắc của thanh toán điện tử với nhiều giải pháp thanh toán điện tử, việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ rút gọn thời gian và tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên, vấn đề khó khắn chính là thương mại điện tử vẫn còn nhiều lỗ hổng.
Còn nhiều lỗ hổng trong thương mại điện tử
Người tiêu dùng vẫn e ngại thương mại điện tử.
Theo ông Hưng, hiện nay những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử đã xuất hiện liên tục. Mặc dù mới hình thành nhưng các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rông khắp và mang lại doanh thu khá lớn. Có thể, thấy tâm lý và thói quen mua sắm đã bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của thương mại điện tử.
Có thể thấy là sự ra mắt của các công ty trong thanh toán thương mại điện tử như: Dịch vụ thanh toán của Công ty cổ phần thẻ Smartlink, ví điện của công ty cổ phần Viễn Thông Sài Gòn, thanh toán qua hệ thống POS, e POS của Paynet.
Tuy nhiên, việc phát triển ban đầu còn gặp rất nhiều khó khắn. Hành lang pháp lý về Thương mại điện tử vẫn chưa hoàn thiện. Việc triển khai hướng dẫn thực hiện Luật giao dịch điện tử điễn ra chậm làm ảnh hưởng tới sự phát triẻn của thương mại điện tử.
Trong số 289 web Thương mại điện tử được khảo sát vào cuối năm 2006, chỉ có 74 web công bố chính sách bảo vệ thông tin khách hàng, như vậy là còn một nửa số web thương mại điện tử không có cam kết bảo vệ khách hàng
Vấn đề an ninh mạng, tội phạm liên quan đến thương mại điện tử như lợi dụng công nghệ để đột nhập các tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán đã khiến sự tin tưởng vào thanh toán của thương mại điện tử rất nhiều. Ví dụ như vụ án Trần Quang Duy (21 tuổi) đã ăn cắp được một số tài khoản thẻ tín dụng để đặt mua vé máy bay của hãng Tiger Airway rồi đem bán lại kiếm tiền. Khi phát hiện thì 59 vé máy bay đã bị tiêu thụ thiệt hại hơn 50 triệu đồng.
Theo ông Hưng, mấu chốt của thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay chính là việc xã hội hóa thương mại điện tử và niềm tin của nguời tiêu dùng Việt Nam đến đâu khi tham gia vào giao dịch thương mại điện tử.
Theo khảo sát, vấn đề an ninh mạng bao gồm cả bảo vệ dữ liệu cá nhân được đánh giá là trở ngại số 1 trong 7 trở ngại hàng đầu với sự phát triển của thương mại điện tử. "Kết quả cho thấy người tiêu dùng, doanh nghiệp vãn còn tỏ ra e ngại về việc đảm bảo dữ liệu thông tin của mình trong khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử", ông Hưng nói.
Cần xây dựng cơ chế riêng cho thương mại điện tử
Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào nhằm điều chỉnh các hành vi liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân mang tính hệ thống. Dự kiến đến cuối năm 2007, hai văn bản là Nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ Thông tin điều chỉnh về vấn đề thư rác và thông tư hướng dẫn Nghị định Thương Mại điện tử về giao kết hợp đồng trên web TMĐT của Bộ Công Thương sẽ được ban hành.
Theo ông Hưng, việc Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam( Vecom) ra đời vào tháng 6/2007 chính là nơi để định hướng, đại diện và bảo vệ các quyền lợi doanh nghiệp và tạo niềm tin ở khách hàng khách hàng.
Để phát triển thương mại điện tử ở trong nước cần phải chú trọng đến việc xây dựng các biện phát bảo vệ dữ liệu cá nhân theo hướng dẫn của " Những nguyên tắc bảo vệ dữ liệu các nhân trong thương mại điện tử của APEC", nhằm đảm bảo tính tương đồng cao với các nền kinh tế của các quốc gia và điều kiện thực tế của Việt Nam- Ông Hưng cho biết.
Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được đẩy mạnh.Theo ông Hưng thì xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng liên quan tới quyền riêng tư và bảo vệ dự liệu cá nhân với sự tham gia của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh qua Internet cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề dữ liệu cá nhân của khách hàng.
Cơ quan quản lý nhà nước cần phải chủ động triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đàm phán xây dựng các cơ chế hợp tác song phương đa phương trong lĩnh vực này để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển cùng với các nước.
Đối với người tiêu dùng cần phải chủ động hơn nữa trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của chính mình, cần phải tự trang bị hiểu biết về dữ liệu cá nhân tránh những rủi ro do thiếu những kỹ năng về thương mại điện tử.
(Theo VTC News)
Còn nhiều lỗ hổng trong thương mại điện tử
Người tiêu dùng vẫn e ngại thương mại điện tử.
Theo ông Hưng, hiện nay những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử đã xuất hiện liên tục. Mặc dù mới hình thành nhưng các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rông khắp và mang lại doanh thu khá lớn. Có thể, thấy tâm lý và thói quen mua sắm đã bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của thương mại điện tử.
Có thể thấy là sự ra mắt của các công ty trong thanh toán thương mại điện tử như: Dịch vụ thanh toán của Công ty cổ phần thẻ Smartlink, ví điện của công ty cổ phần Viễn Thông Sài Gòn, thanh toán qua hệ thống POS, e POS của Paynet.
Tuy nhiên, việc phát triển ban đầu còn gặp rất nhiều khó khắn. Hành lang pháp lý về Thương mại điện tử vẫn chưa hoàn thiện. Việc triển khai hướng dẫn thực hiện Luật giao dịch điện tử điễn ra chậm làm ảnh hưởng tới sự phát triẻn của thương mại điện tử.
Trong số 289 web Thương mại điện tử được khảo sát vào cuối năm 2006, chỉ có 74 web công bố chính sách bảo vệ thông tin khách hàng, như vậy là còn một nửa số web thương mại điện tử không có cam kết bảo vệ khách hàng
Vấn đề an ninh mạng, tội phạm liên quan đến thương mại điện tử như lợi dụng công nghệ để đột nhập các tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán đã khiến sự tin tưởng vào thanh toán của thương mại điện tử rất nhiều. Ví dụ như vụ án Trần Quang Duy (21 tuổi) đã ăn cắp được một số tài khoản thẻ tín dụng để đặt mua vé máy bay của hãng Tiger Airway rồi đem bán lại kiếm tiền. Khi phát hiện thì 59 vé máy bay đã bị tiêu thụ thiệt hại hơn 50 triệu đồng.
Theo ông Hưng, mấu chốt của thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay chính là việc xã hội hóa thương mại điện tử và niềm tin của nguời tiêu dùng Việt Nam đến đâu khi tham gia vào giao dịch thương mại điện tử.
Theo khảo sát, vấn đề an ninh mạng bao gồm cả bảo vệ dữ liệu cá nhân được đánh giá là trở ngại số 1 trong 7 trở ngại hàng đầu với sự phát triển của thương mại điện tử. "Kết quả cho thấy người tiêu dùng, doanh nghiệp vãn còn tỏ ra e ngại về việc đảm bảo dữ liệu thông tin của mình trong khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử", ông Hưng nói.
Cần xây dựng cơ chế riêng cho thương mại điện tử
Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào nhằm điều chỉnh các hành vi liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân mang tính hệ thống. Dự kiến đến cuối năm 2007, hai văn bản là Nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ Thông tin điều chỉnh về vấn đề thư rác và thông tư hướng dẫn Nghị định Thương Mại điện tử về giao kết hợp đồng trên web TMĐT của Bộ Công Thương sẽ được ban hành.
Theo ông Hưng, việc Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam( Vecom) ra đời vào tháng 6/2007 chính là nơi để định hướng, đại diện và bảo vệ các quyền lợi doanh nghiệp và tạo niềm tin ở khách hàng khách hàng.
Để phát triển thương mại điện tử ở trong nước cần phải chú trọng đến việc xây dựng các biện phát bảo vệ dữ liệu cá nhân theo hướng dẫn của " Những nguyên tắc bảo vệ dữ liệu các nhân trong thương mại điện tử của APEC", nhằm đảm bảo tính tương đồng cao với các nền kinh tế của các quốc gia và điều kiện thực tế của Việt Nam- Ông Hưng cho biết.
Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được đẩy mạnh.Theo ông Hưng thì xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng liên quan tới quyền riêng tư và bảo vệ dự liệu cá nhân với sự tham gia của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh qua Internet cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề dữ liệu cá nhân của khách hàng.
Cơ quan quản lý nhà nước cần phải chủ động triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đàm phán xây dựng các cơ chế hợp tác song phương đa phương trong lĩnh vực này để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển cùng với các nước.
Đối với người tiêu dùng cần phải chủ động hơn nữa trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của chính mình, cần phải tự trang bị hiểu biết về dữ liệu cá nhân tránh những rủi ro do thiếu những kỹ năng về thương mại điện tử.
(Theo VTC News)