Amazon.com và những niềm vui không trọn vẹn
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cách đây vài năm, Amazon, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, đã tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật tròn 10 tuổi trong niềm hân hoan vui mừng. Không chỉ có vậy, một tin vui khác còn đến với Amazon trong những ngày này đó là hãng đã công bố số lượng khách hàng đặt mua tập 6 bộ truyện Harry Potter: Harry Potterand the Half-Blood Prince lên đến mức kỷ lục 900.000 bản chỉ tính riêng tại Mỹ. Thế nhưng, ban lãnh đạo Amazon vẫn cảm thấy niềm vui chưa trọn vẹn.
Sự lo lắng của ban lãnh đạo Amazon là có cơ sở khi cổ phiếu của hãng trên thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu khởi sắc. Đối với các nhà đầu tư, lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 và doanh thu kỷ lục từ cuốn truyện Harry Porter chỉ đơn thuần là một cơ hội để họ nhìn nhận lại cổ phiếu của Amazon vốn bị xem nhẹ từ bấy lâu nay. Câu hỏi đặt ra lúc này là: Liệu Amazon có xứng đáng để các nhà đầu tư đặt nhiều lòng tin hơn nữa?
Amazon là một trong những nhà sáng lập ra ngành bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới. Năm 1997, khi chính thức có mặt trên thị trường phố Wall, cổ phiếu Amazon đã gây ra một cú sốc khá lớn trong giới đầu tư lúc đó với việc mọi người đổ xô mua cổ phiếu Amazon. Thế nhưng chưa đầy 8 năm sau, danh tiếng của Amazon đã sụt giảm nghiêm trọng, các nhà đầu tư nhắc đến Amazon như là một trong số ít công ty tồn tại thành công trong cuộc khủng hoảng dot.com. Vài năm trở lại đây, trong thế giới cổ phiếu công nghệ, mặc dù Amazon luôn tuyên bố sẽ chiếm lĩnh phần lớn thị phần bán lẻ trực tuyến toàn cầu, nhưng các nhà đầu tư vẫn chỉ hồi hộp theo dõi các báo cáo doanh thu và lợi nhuận của hãng hơn là đầu tư mua vào cổ phiếu của Amazon.
Trong thời điểm này, có lẽ Amazon đang rất bận rộn để chuẩn bị công bố doanh thu và lợi nhuận của quý II/2005. Các nhà phân tích dự đoán doanh số bán hàng của Amazon sẽ đạt mức 1,73 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho dù doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh, Amazon vẫn luôn có những vụ đầu tư lớn nhằm gây dựng lòng trung thành của khách hàng cũng như nâng cao tính cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng có nhiều công ty bán lẻ khác xây dựng các cửa hàng bán lẻ trực tuyến trên mạng cho riêng mình.
Về phía các nhà đầu tư, họ dường như không chắc chắn lắm về việc liệu chính sách này có đúng đắn hay không. Cổ phiếu của Amazon đã mất giá 18% trong năm nay sau khi đã giảm 16% trong năm 2004. Nhiều người đang tự hỏi đâu là giải pháp để cổ phiếu Amazon quay trở lại đúng hướng đi của nó?
Thời điểm gần đây, các chuyên gia e-commerce nhận định rằng thị trường bán lẻ trực tuyến đang đến độ chín nhất định và vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Nắm bắt yếu tố này, Amazon đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang những lĩnh vực mới. Hãng chủ trương thu hẹp kinh doanh các sản phẩm như sách hay đĩa DVD để tăng cường các sản phẩm điện tử, trang sức, quần áo và một số mặt hàng khác. Hiện Amazon đã cung cấp 21 mặt hàng khác nhau với mục tiêu thực sự trở thành một siêu thị bán lẻ khổng lồ trên Internet theo đúng nghĩa của nó hơn là một cửa hàng bán sách và DVD trực tuyến như trước đây.
Trong quý I năm 2005, các mặt hàng như sách, CDs & DVDs vẫn đem lại doanh thu chính cho Amazon, ước tính khoảng ¾ doanh số bán hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm điện tử mới là mặt hàng mà Amazon nhắm tới để tăng doanh thu và mở rộng thị trường. Vào dịp lễ Tạ ơn mới đây, các sản phẩm điện tử của Amazon đã qua mặt các cuốn sách và đĩa DVD về doanh số bán ra.
Một vài nhà phân tích lo ngại rằng chiến lược xâm nhập thị trường mới này không đủ sức để đẩy mạnh lợi nhuận của Amazon bởi vì hiện các nhà bán lẻ sản phẩm hàng điện tử trên thị trường luôn duy trì mức giá rất thấp để cạnh tranh. “Giá cả cạnh tranh sẽ là khó khăn lớn đối với Amazon trong chiến lược kinh doanh hướng đến những mặt hàng mới. Doanh số bán ra có thể tăng cao nhưng không đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng sẽ nhiều hơn”, Martin Pyykkonen, một nhà phân tích tại Janco Partners, nhận định.
Mặc dù vậy, một vài nhà phân tích khác lại cho rằng Amazon hoàn toàn có khả năng cải thiện doanh thu với các chiến lược kinh doanh mới của mình bởi hãng có những hướng đi riêng biệt. Một trong số đó là việc Amazon nỗ lực đẩy mạnh kế hoạch làm trung gian cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của các nhà bán lẻ truyền thống. Năm 2005, danh sách đối tác của Amazon là Macy, Sears Canada và OshKosh BGosh. Amazon đã thu được khoản lợi nhuận đáng kế từ việc làm trung gian bán lẻ cho các “đại gia” này. Theo ước tính trong nửa đầu năm nay, doanh thu từ các đối tác thứ ba chiếm 27% trong tổng doanh thu của Amazon, so với con số 23% trong năm 2004.
Thách thức lớn nhất hiện nay của Amazon là thuyết phục các nhà đầu tư rằng hãng không những thành công trong việc ngăn chặn mối đe doạ từ các nhà bán lẻ khác mà việc này hoàn toàn không ảnh hưởng chút nào tới lợi nhuận của hãng. Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Amazon hiện nay là Overstock.com, Walmart.com cùng sự gia tăng nhanh chóng của các công cụ tìm kiếm mua sắm trực tuyến. “Người tiêu dùng đang ngày một sành điệu hơn trong việc chọn lựa nơi mua sắm trực tuyến của mình. Họ đòi hỏi chất lượng cao và giá cả cạnh tranh”, Steve Weinstein, một nhà phân tích tại Pacific Crest Securities, cho biết, “Amazon được nhiều người biết đến như là một trang web bán lẻ đa dạng và dễ tiếp cận nhất trên Internet, nhưng hãng cũng cần phải chỉnh sửa lại nhiều yếu tố để trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, cách thức mà theo dự đoán sẽ giúp Amazon giành thắng lợi trên thị trường bán lẻ trực tuyến. Và điều này đồng nghĩa với việc Amazon sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để đầu tư”.
Tháng 2 năm 2005, Amazon đã giới thiệu dịch vụ mới cho phép gửi hàng hoá mà khách hàng đặt mua tới bất cứ đâu với mức chi phí cố định là 79 USD/năm. Theo Amazon thì dịch vụ này sẽ duy trì và mở rộng số lượng khách hàng trung thành. Nhưng cũng có những lo ngại rằng dịch vụ mới sẽ làm tăng chi phí vận chuyển. Và thực tế đã cho thấy chi phí vận chuyển của Amazon tăng cao trong thời qua khiến lợi nhuận tăng không đáng kể cho dù doanh số bán hàng đã tăng tới 24%.
Với tất cả những yếu tố như trên, liệu cố phiếu của Amazon có xứng đáng để các nhà đầu tư nhòm ngó? Hiện giá cổ phiếu của Amazon đang ở mức 37 USD/cổ phiếu, trong khi chỉ số P/E đạt 57 điểm, cao hơn nhiều so với dự đoán. Nếu chỉ tính riêng trong giới bán lẻ thì con số này là hơi xa hoa nhưng nếu xét trên phương diện cổ phiếu Internet thì vẫn thấp hơn các cổ phiếu của công ty khác như Google hay Yahoo!
Vấn đề lúc này là các nhà đầu tư nên xem xét cổ phiếu của Amazon trên phương diện cổ phiếu Internet hay cổ phiếu kinh doanh bán lẻ. Pyykkonen cho biết: “Điều này phụ thuộc vào bản chất các hoạt động kinh doanh”. Theo Pyykkonen thì nếu các nhà đầu tư đánh giá Amazon với tư cách là một công ty bán lẻ như Wal-Mart thì cổ phiếu của hãng sẽ là miếng bánh vô cùng hấp dẫn trên thị trường chứng khoán bởi lẽ chỉ số P/E của Amazon lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình của các công ty bán lẻ, ngay cả chỉ số của Walmart cũng chỉ là 19 điểm mà thôi. Ngoài ra, một lý do khác để cổ phiếu Amazon thu hút các nhà đầu tư là doanh số bán hàng của Amazon tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với tất cả các nhà bán lẻ khác, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Doanh thu trên thị trường quốc tế của Amazon tăng 28% trong nửa đầu năm 2005, trong khi doanh thu tại Bắc Mỹ chỉ tăng 21%.
Nhưng dường như các nhà đầu tư vẫn khá bảo thủ với quan niệm rằng cổ phiếu Amazon là một cổ phiếu Internet. Do vậy, họ luôn“thèm khát” những con số tăng trưởng doanh thu ấn tượng hơn nhiều của Amazon trong thế giới trực tuyến với tốc độ tăng trưởng trung bình của các công ty Internet luôn ở mức trên 30%. Điều này có thể không công bằng lắm với Amazon bởi bản chất hoạt động kinh doanh của hãng vẫn là bán lẻ hàng hoá.
Sau cùng, trong khi rất nhiều khách hàng trung thành của Amazon thiết tha chờ đợi những tập mới của bộ truyện Harry Porter, giới đầu tư chứng khoán nên nhận ra rằng Amazon vẫn đang băng băng thăng tiến trên thị trường bán lẻ toàn cầu với đích ngắm là đưa cổ phiếu trở lại mức giá xứng đáng vốn có của nó.
(KT Sưu tầm)
Sự lo lắng của ban lãnh đạo Amazon là có cơ sở khi cổ phiếu của hãng trên thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu khởi sắc. Đối với các nhà đầu tư, lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 và doanh thu kỷ lục từ cuốn truyện Harry Porter chỉ đơn thuần là một cơ hội để họ nhìn nhận lại cổ phiếu của Amazon vốn bị xem nhẹ từ bấy lâu nay. Câu hỏi đặt ra lúc này là: Liệu Amazon có xứng đáng để các nhà đầu tư đặt nhiều lòng tin hơn nữa?
Amazon là một trong những nhà sáng lập ra ngành bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới. Năm 1997, khi chính thức có mặt trên thị trường phố Wall, cổ phiếu Amazon đã gây ra một cú sốc khá lớn trong giới đầu tư lúc đó với việc mọi người đổ xô mua cổ phiếu Amazon. Thế nhưng chưa đầy 8 năm sau, danh tiếng của Amazon đã sụt giảm nghiêm trọng, các nhà đầu tư nhắc đến Amazon như là một trong số ít công ty tồn tại thành công trong cuộc khủng hoảng dot.com. Vài năm trở lại đây, trong thế giới cổ phiếu công nghệ, mặc dù Amazon luôn tuyên bố sẽ chiếm lĩnh phần lớn thị phần bán lẻ trực tuyến toàn cầu, nhưng các nhà đầu tư vẫn chỉ hồi hộp theo dõi các báo cáo doanh thu và lợi nhuận của hãng hơn là đầu tư mua vào cổ phiếu của Amazon.
Trong thời điểm này, có lẽ Amazon đang rất bận rộn để chuẩn bị công bố doanh thu và lợi nhuận của quý II/2005. Các nhà phân tích dự đoán doanh số bán hàng của Amazon sẽ đạt mức 1,73 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho dù doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh, Amazon vẫn luôn có những vụ đầu tư lớn nhằm gây dựng lòng trung thành của khách hàng cũng như nâng cao tính cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng có nhiều công ty bán lẻ khác xây dựng các cửa hàng bán lẻ trực tuyến trên mạng cho riêng mình.
Về phía các nhà đầu tư, họ dường như không chắc chắn lắm về việc liệu chính sách này có đúng đắn hay không. Cổ phiếu của Amazon đã mất giá 18% trong năm nay sau khi đã giảm 16% trong năm 2004. Nhiều người đang tự hỏi đâu là giải pháp để cổ phiếu Amazon quay trở lại đúng hướng đi của nó?
Thời điểm gần đây, các chuyên gia e-commerce nhận định rằng thị trường bán lẻ trực tuyến đang đến độ chín nhất định và vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Nắm bắt yếu tố này, Amazon đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang những lĩnh vực mới. Hãng chủ trương thu hẹp kinh doanh các sản phẩm như sách hay đĩa DVD để tăng cường các sản phẩm điện tử, trang sức, quần áo và một số mặt hàng khác. Hiện Amazon đã cung cấp 21 mặt hàng khác nhau với mục tiêu thực sự trở thành một siêu thị bán lẻ khổng lồ trên Internet theo đúng nghĩa của nó hơn là một cửa hàng bán sách và DVD trực tuyến như trước đây.
Trong quý I năm 2005, các mặt hàng như sách, CDs & DVDs vẫn đem lại doanh thu chính cho Amazon, ước tính khoảng ¾ doanh số bán hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm điện tử mới là mặt hàng mà Amazon nhắm tới để tăng doanh thu và mở rộng thị trường. Vào dịp lễ Tạ ơn mới đây, các sản phẩm điện tử của Amazon đã qua mặt các cuốn sách và đĩa DVD về doanh số bán ra.
Một vài nhà phân tích lo ngại rằng chiến lược xâm nhập thị trường mới này không đủ sức để đẩy mạnh lợi nhuận của Amazon bởi vì hiện các nhà bán lẻ sản phẩm hàng điện tử trên thị trường luôn duy trì mức giá rất thấp để cạnh tranh. “Giá cả cạnh tranh sẽ là khó khăn lớn đối với Amazon trong chiến lược kinh doanh hướng đến những mặt hàng mới. Doanh số bán ra có thể tăng cao nhưng không đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng sẽ nhiều hơn”, Martin Pyykkonen, một nhà phân tích tại Janco Partners, nhận định.
Mặc dù vậy, một vài nhà phân tích khác lại cho rằng Amazon hoàn toàn có khả năng cải thiện doanh thu với các chiến lược kinh doanh mới của mình bởi hãng có những hướng đi riêng biệt. Một trong số đó là việc Amazon nỗ lực đẩy mạnh kế hoạch làm trung gian cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của các nhà bán lẻ truyền thống. Năm 2005, danh sách đối tác của Amazon là Macy, Sears Canada và OshKosh BGosh. Amazon đã thu được khoản lợi nhuận đáng kế từ việc làm trung gian bán lẻ cho các “đại gia” này. Theo ước tính trong nửa đầu năm nay, doanh thu từ các đối tác thứ ba chiếm 27% trong tổng doanh thu của Amazon, so với con số 23% trong năm 2004.
Thách thức lớn nhất hiện nay của Amazon là thuyết phục các nhà đầu tư rằng hãng không những thành công trong việc ngăn chặn mối đe doạ từ các nhà bán lẻ khác mà việc này hoàn toàn không ảnh hưởng chút nào tới lợi nhuận của hãng. Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Amazon hiện nay là Overstock.com, Walmart.com cùng sự gia tăng nhanh chóng của các công cụ tìm kiếm mua sắm trực tuyến. “Người tiêu dùng đang ngày một sành điệu hơn trong việc chọn lựa nơi mua sắm trực tuyến của mình. Họ đòi hỏi chất lượng cao và giá cả cạnh tranh”, Steve Weinstein, một nhà phân tích tại Pacific Crest Securities, cho biết, “Amazon được nhiều người biết đến như là một trang web bán lẻ đa dạng và dễ tiếp cận nhất trên Internet, nhưng hãng cũng cần phải chỉnh sửa lại nhiều yếu tố để trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, cách thức mà theo dự đoán sẽ giúp Amazon giành thắng lợi trên thị trường bán lẻ trực tuyến. Và điều này đồng nghĩa với việc Amazon sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để đầu tư”.
Tháng 2 năm 2005, Amazon đã giới thiệu dịch vụ mới cho phép gửi hàng hoá mà khách hàng đặt mua tới bất cứ đâu với mức chi phí cố định là 79 USD/năm. Theo Amazon thì dịch vụ này sẽ duy trì và mở rộng số lượng khách hàng trung thành. Nhưng cũng có những lo ngại rằng dịch vụ mới sẽ làm tăng chi phí vận chuyển. Và thực tế đã cho thấy chi phí vận chuyển của Amazon tăng cao trong thời qua khiến lợi nhuận tăng không đáng kể cho dù doanh số bán hàng đã tăng tới 24%.
Với tất cả những yếu tố như trên, liệu cố phiếu của Amazon có xứng đáng để các nhà đầu tư nhòm ngó? Hiện giá cổ phiếu của Amazon đang ở mức 37 USD/cổ phiếu, trong khi chỉ số P/E đạt 57 điểm, cao hơn nhiều so với dự đoán. Nếu chỉ tính riêng trong giới bán lẻ thì con số này là hơi xa hoa nhưng nếu xét trên phương diện cổ phiếu Internet thì vẫn thấp hơn các cổ phiếu của công ty khác như Google hay Yahoo!
Vấn đề lúc này là các nhà đầu tư nên xem xét cổ phiếu của Amazon trên phương diện cổ phiếu Internet hay cổ phiếu kinh doanh bán lẻ. Pyykkonen cho biết: “Điều này phụ thuộc vào bản chất các hoạt động kinh doanh”. Theo Pyykkonen thì nếu các nhà đầu tư đánh giá Amazon với tư cách là một công ty bán lẻ như Wal-Mart thì cổ phiếu của hãng sẽ là miếng bánh vô cùng hấp dẫn trên thị trường chứng khoán bởi lẽ chỉ số P/E của Amazon lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình của các công ty bán lẻ, ngay cả chỉ số của Walmart cũng chỉ là 19 điểm mà thôi. Ngoài ra, một lý do khác để cổ phiếu Amazon thu hút các nhà đầu tư là doanh số bán hàng của Amazon tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với tất cả các nhà bán lẻ khác, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Doanh thu trên thị trường quốc tế của Amazon tăng 28% trong nửa đầu năm 2005, trong khi doanh thu tại Bắc Mỹ chỉ tăng 21%.
Nhưng dường như các nhà đầu tư vẫn khá bảo thủ với quan niệm rằng cổ phiếu Amazon là một cổ phiếu Internet. Do vậy, họ luôn“thèm khát” những con số tăng trưởng doanh thu ấn tượng hơn nhiều của Amazon trong thế giới trực tuyến với tốc độ tăng trưởng trung bình của các công ty Internet luôn ở mức trên 30%. Điều này có thể không công bằng lắm với Amazon bởi bản chất hoạt động kinh doanh của hãng vẫn là bán lẻ hàng hoá.
Sau cùng, trong khi rất nhiều khách hàng trung thành của Amazon thiết tha chờ đợi những tập mới của bộ truyện Harry Porter, giới đầu tư chứng khoán nên nhận ra rằng Amazon vẫn đang băng băng thăng tiến trên thị trường bán lẻ toàn cầu với đích ngắm là đưa cổ phiếu trở lại mức giá xứng đáng vốn có của nó.
(KT Sưu tầm)