TMĐT khởi sắc với các DN miền Trung
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cách đây vài năm, nói đến thương mại điện tử (TMĐT), nhiều doanh nghiệp (DN) của miền Trung đều cho là chưa cần thiết. Thậm chí DN còn cho rằng, việc tìm được đối tác, ký kết hợp đồng kinh doanh chỉ bằng một cái nhấp chuột là chuyện không tưởng. Thế nhưng, giờ đây, TMĐT ở miền Trung đã gắn chặt với các DN như hình với bóng.
Không chỉ là chạy theo mốt
Lập website là việc mà các DN thường làm đầu tiên trong quá trình thực hiện TMĐT.
Ông Nguyễn Khoa Dũng, Giám đốc khu vực miền Trung của Công ty Chuyển phát nhanh AT Express cho biết: “Tôi thường xuyên ngồi tại văn phòng, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu đối với dịch vụ của Công ty qua mạng. Trước hết là gửi e-mail chào hàng, sau đó là tiến hành ký kết hợp đồng... Tất cả đều qua mạng”, ông Dũng cho biết.
Hiện tại, hầu hết các công ty đều đã xây dựng website cho riêng mình. Có những loại hình website hết sức cơ bản, chỉ vài trang giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, các phòng ban, rồi đến địa chỉ liên lạc và vài hoạt động của công ty, nhưng cũng có những website được xây dựng rất hoành tráng, giới thiệu chi tiết từng loại sản phẩm (kèm theo hình ảnh minh họa bắt mắt), khách hàng còn có thể đặt mua hàng (cart) ngay trên website.
“Bây giờ không chỉ còn là việc chạy theo mốt, thấy người ta làm website, mình cũng làm cho có rồi bỏ đấy, mà thực sự DN đã hiểu TMĐT quan trọng như thế nào đến sự sống còn của mình”, ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Trường Duy (Đà Nẵng) nói và cho biết, các DN sẵn sàng đầu tư lớn để được các công ty chuyên về tìm kiếm, xếp hạng trên mạng như Google, Alexa đưa website của công ty mình lên hàng đầu. Thậm chí, có DN phải mất ròng rã hàng chục năm trời để đưa thương hiệu của mình ra toàn cầu thông qua website, như Furama Resort.
Sôi động “mua - bán” trên mạng
Trước đây, chỉ có một số DN lớn, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực dịch vụ như công nghệ thông tin, ngân hàng, du lịch, thương mại mới coi trọng TMĐT, nhưng vào thời điểm này, hầu hết các công ty thuộc mọi lĩnh vực đều góp mặt trên mạng toàn cầu.
Một anh bạn tít ngoài Hà Nội định đầu tư vào lĩnh vực địa ốc tại Đà Nẵng nói rằng, anh chẳng cần phải nhấc máy điện thoại lên cũng biết giá đất khu nào ra sao thông qua hàng loạt website, như diaocthienkim, diaocdanang,...
Thậm chí, đối với một số công ty, việc ký kết hợp đồng, thanh toán, nhận giao hàng cũng đều thông qua mạng, mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau dù chỉ một lần.
Một nhân viên quản trị ở công ty nọ cho hay, trước đây khi muốn mua một mặt hàng nào, anh phải chạy khắp thành phố để lấy báo giá. Giờ đây, anh chỉ việc ngồi nhà, tìm kiếm mặt hàng mình cần qua website các công ty, chọn cái ưng ý, e-mail đến đặt hàng là xong.
Cơ quan quản lý vào cuộc
Tuy hoạt động TMĐT, xúc tiến thương mại qua mạng của các DN khá rầm rộ như vậy, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại lại khá chậm chân. Mãi gần đây, Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Thương mại Đà Nẵng) mới nhập cuộc bằng việc tập trung giới thiệu một cách có hệ thống các DN thông qua website của mình. Thế nhưng, số lượng DN được giới thiệu trên website này lại chưa thấm vào đâu so với con số hàng ngàn DN của Thành phố.
Lợi ích của TMĐT là nhãn tiền, đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước nên thông qua các website của mình tập hợp các DN để cùng quảng bá, đồng thời cung cấp cho DN những thông tin cập nhật hơn nữa về xu hướng thị trường, các văn bản luật... Có như vậy, TMĐT mới thực sự phát huy hết hiệu quả.
Nguồn tin: Theo Ngô Bình/HNMĐT
Không chỉ là chạy theo mốt
Lập website là việc mà các DN thường làm đầu tiên trong quá trình thực hiện TMĐT.
Ông Nguyễn Khoa Dũng, Giám đốc khu vực miền Trung của Công ty Chuyển phát nhanh AT Express cho biết: “Tôi thường xuyên ngồi tại văn phòng, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu đối với dịch vụ của Công ty qua mạng. Trước hết là gửi e-mail chào hàng, sau đó là tiến hành ký kết hợp đồng... Tất cả đều qua mạng”, ông Dũng cho biết.
Hiện tại, hầu hết các công ty đều đã xây dựng website cho riêng mình. Có những loại hình website hết sức cơ bản, chỉ vài trang giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, các phòng ban, rồi đến địa chỉ liên lạc và vài hoạt động của công ty, nhưng cũng có những website được xây dựng rất hoành tráng, giới thiệu chi tiết từng loại sản phẩm (kèm theo hình ảnh minh họa bắt mắt), khách hàng còn có thể đặt mua hàng (cart) ngay trên website.
“Bây giờ không chỉ còn là việc chạy theo mốt, thấy người ta làm website, mình cũng làm cho có rồi bỏ đấy, mà thực sự DN đã hiểu TMĐT quan trọng như thế nào đến sự sống còn của mình”, ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Trường Duy (Đà Nẵng) nói và cho biết, các DN sẵn sàng đầu tư lớn để được các công ty chuyên về tìm kiếm, xếp hạng trên mạng như Google, Alexa đưa website của công ty mình lên hàng đầu. Thậm chí, có DN phải mất ròng rã hàng chục năm trời để đưa thương hiệu của mình ra toàn cầu thông qua website, như Furama Resort.
Sôi động “mua - bán” trên mạng
Trước đây, chỉ có một số DN lớn, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực dịch vụ như công nghệ thông tin, ngân hàng, du lịch, thương mại mới coi trọng TMĐT, nhưng vào thời điểm này, hầu hết các công ty thuộc mọi lĩnh vực đều góp mặt trên mạng toàn cầu.
Một anh bạn tít ngoài Hà Nội định đầu tư vào lĩnh vực địa ốc tại Đà Nẵng nói rằng, anh chẳng cần phải nhấc máy điện thoại lên cũng biết giá đất khu nào ra sao thông qua hàng loạt website, như diaocthienkim, diaocdanang,...
Thậm chí, đối với một số công ty, việc ký kết hợp đồng, thanh toán, nhận giao hàng cũng đều thông qua mạng, mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau dù chỉ một lần.
Một nhân viên quản trị ở công ty nọ cho hay, trước đây khi muốn mua một mặt hàng nào, anh phải chạy khắp thành phố để lấy báo giá. Giờ đây, anh chỉ việc ngồi nhà, tìm kiếm mặt hàng mình cần qua website các công ty, chọn cái ưng ý, e-mail đến đặt hàng là xong.
Cơ quan quản lý vào cuộc
Tuy hoạt động TMĐT, xúc tiến thương mại qua mạng của các DN khá rầm rộ như vậy, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại lại khá chậm chân. Mãi gần đây, Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Thương mại Đà Nẵng) mới nhập cuộc bằng việc tập trung giới thiệu một cách có hệ thống các DN thông qua website của mình. Thế nhưng, số lượng DN được giới thiệu trên website này lại chưa thấm vào đâu so với con số hàng ngàn DN của Thành phố.
Lợi ích của TMĐT là nhãn tiền, đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước nên thông qua các website của mình tập hợp các DN để cùng quảng bá, đồng thời cung cấp cho DN những thông tin cập nhật hơn nữa về xu hướng thị trường, các văn bản luật... Có như vậy, TMĐT mới thực sự phát huy hết hiệu quả.
Nguồn tin: Theo Ngô Bình/HNMĐT