B2C - những điều cần biết

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Business to Customer (B2C), ngụ ý những giao dịch trực tuyến giữa nhà cung cấp với khách hàng, là một trong những hoạt động chính của thương mại điện tử. Sau đây là một số chi tiết bạn cần quan tâm khi bắt tay vào hình thức kinh doanh này.

Từ những nguyên tắc cơ bản của Thương mại điện tử…

1. Giúp khách hàng tìm thấy những thứ họ cần

Liệu bạn có dừng chân ở một cửa hiệu khi thấy hàng hóa bên trong đó được bày biện một cách lộn xộn, thiếu khoa học, không có biển báo cũng như lời hướng dẫn không? Chắc chắn là không rồi. Thế nhưng thật đáng ngạc nhiên là một số cửa hàng trực tuyến lại làm cho khách hàng gần như không thể tìm ra món hàng mà họ quan tâm.

Trước khi khai trương một cửa hàng trực tuyến, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận về cách tổ chức hàng hóa trong “kho” của bạn và tạo điều kiện để khách hàng có nhiều cách tìm thấy cái mà họ muốn tìm. Ví dụ, bạn có thể cung cấp các đường dẫn dễ nhìn thấy tới các danh mục hàng hóa khác nhau, một công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhập tên sản phẩm hoặc sơ đồ đường dẫn để giúp khách hàng có thể tự theo dõi các bước đi của họ trên trang web của bạn.

Quy tắc này cũng được áp dụng khi bạn cung cấp thông tin về các chính sách trao đổi, thông tin liên lạc, phí vận chuyển và các thông tin khác mà khách hàng quan tâm trước khi họ hoàn thành giao dịch.

2. Đừng bắt khách hàng phải đợi

Khi một khách hàng nhấn vào nút “Mua hàng”, họ sẽ chẳng thích thú gì khi phải đợi tới vài phút mới có câu trả lời – hay thậm chí tệ hơn là nhận được thông điệp báo lỗi. Trên thực tế, chẳng có gì khiến khách hàng thất vọng hơn một trang web cứ buộc họ phải đoán mò về tình trạng đặt hàng của chính họ.

Xin mách bạn một giải pháp đơn giản cho vấn đề này: Hãy đảm bảo rằng các phần mềm và máy chủ của bạn có thể xử lý bất cứ yêu cầu gì khách hàng đưa vào. Nếu bạn đang sử dụng một dịch vụ của người khác, thì hãy đảm bảo rằng họ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Trong trường hợp bạn tự xây dựng trang web thì bạn hãy đầu tư vào đó các phần cứng và phần mềm tốt nhất theo khả năng của mình.

3. Hãy tạo điều kiện để khách hàng thanh toán một cách dễ dàng nhất

Các cửa hàng trực tuyến có thể chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau: thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt và séc qua thư. Các loại doanh nghiệp khác nhau sẽ chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau, vì thế hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những phương thức mà khách hàng của bạn thường sử dụng nhiều nhất. Để sẵn sàng cho các phương thức thanh toán ngoại tuyến, chẳng hạn như tiền mặt và séc gửi qua thư hoặc số thẻ tin dụng gửi qua fax, hãy ghi rõ địa chỉ gửi thư, số fax và số điện thoại tại nơi dễ thấy trên trang web của bạn.

Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điển hình: đó là vấn đề an ninh. Mặc dù việc gửi số thẻ tín dụng qua Internet là cực kỳ an toàn, nhưng khách hàng vẫn lo lắng. Hầu hết các hệ thống thanh toán trực tuyến gửi số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác qua các hệ thống đã được mã hóa. Nếu hệ thống của bạn cũng sử dụng công nghệ này, hãy thông báo để khách hàng biết rằng thông tin của họ được bảo mật hoàn toàn.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn cần có một tài khoản thương gia có thể chấp nhận các hình thức giao dịch bằng thẻ tín dụng. Nếu bạn đã có sẵn một tài khoản dùng cho công việc kinh doanh, thì bạn có thể dùng chính tài khoản đó để chấp nhận thẻ tín dụng trực tuyến. Nhưng nếu bạn chưa có, người xây dựng trang web hay cung cấp dịch vụ mạng có thể giúp bạn tạo ra một tài khoản thương gia có dịch vụ xử lý giao dịch trực tuyến.

… tới 5 sai lầm thường mắc phải của các cửa hàng trực tuyến

1. Không quảng cáo

Nhiều công ty kinh doanh trực tuyến mong chờ khách hàng…tình cờ tìm ra họ. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi hàng triệu trang web đang cạnh tranh để “giành giật” một số lượng khách hàng hữu hạn, thì ngày càng ít có cơ hội trang web của bạn được khách hàng tình cờ ghé thăm. Nếu không quảng cáo, khả năng thu hút được khách hàng mới của bạn sẽ trở nên rất mong manh.

Song có một tin tuyệt vời dành cho bạn: Bạn không phải bỏ ra quá nhiều tiền mà vẫn có thể quảng cáo cho cửa hàng mình một cách hiệu quả nhất. Bản tin điện tử có định hướng và các quảng cáo thông qua các từ khóa (keywords) là những phương thức có tính hiệu quả rất cao trong việc tiếp xúc với những khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn.

2. Một trang web cẩu thả

Nếu cửa hàng của bạn trông có vẻ bừa bãi và các hướng dẫn rắc rối làm cho khách hàng “không biết đường nào mà lần”, thì họ sẽ tìm một nơi khác để mua hàng. Trang web của bạn chính là bộ mặt, là cách thức bạn tiếp xúc với khách hàng, vì vậy, trông nó phải thật chuyên nghiệp, từ màu sắc, hình ảnh minh họa, hướng dẫn, công cụ tìm kiếm... Tính chất chuyên nghiệp đó sẽ củng cố lòng tin của khách hàng và thể hiện cho khách hàng biết bạn rất nghiêm túc trong công việc.

Ngay cả khi bạn không phải là một chuyên gia thiết kế trang web, bạn vẫn có thể dùng các mẫu có sẵn để xây dựng một trang web đơn giản và đẹp. Hãy đầu tư thời gian và công sức để làm cho trang web của bạn trông “dễ coi” nhất. Phần thưởng giành cho những cố gắng này sẽ là một trang web chuyên nghiệp có khả năng hấp dẫn khách hàng.

3. Không tối ưu hóa trang web để thành “đích ngắm” của các công cụ tìm kiếm

Người ta ước tính có khoảng 70% các cuộc giao dịch trực tuyến xuất phát từ một trang web tìm kiếm nào đó. Nếu trang web của bạn không xuất hiện trong một vài trang kết quả tìm kiếm đầu tiên, bạn có thể nói lời giã biệt với con số 70% các vụ mua bán đó. Hãy đảm bảo rằng nội dung thông tin trên trang web phản ánh đúng các đặc điểm của sản phẩm mà bạn cung cấp và kèm theo nhiều từ khóa phù hợp.

4. Dịch vụ khách hàng kém cỏi

Nếu bạn không thể làm cho các khách hàng hiện tại hài lòng, thì bạn có thể không cần nghĩ đến việc thu hút các khách hàng mới. Tin đồn lan rất nhanh qua Internet, và chỉ một khách hàng không hài lòng cũng có thể gây ra hiệu ứng domino khiến công ty của bạn lao đao.

Điều này cũng đúng với trường hợp các cửa hàng không đưa thông tin liên hệ của họ một cách rõ ràng trên trang web. Khách hàng có cảm giác là họ chẳng có chỗ nào để gửi trả lại hàng khi gặp phải vấn đề - và tất nhiên việc này sẽ làm công ty bạn mất khách hàng giao dịch. Bạn không cần phải cung cấp dịch vụ trả lời điện thoại 24/24, song nên để lại địa chỉ thư điện tử và nói rõ bạn sẽ trả lời thư trong thời gian bao lâu.

5. Trang web với thông tin cũ kỹ

Nếu bạn không cập nhật trang web của bạn trong vòng sáu tháng liền, thì bạn đã vô tình tạo cho khách hàng ấn tượng không hay về công ty, thậm chí họ tưởng đấy là một công ty đã chết. Bạn chỉ cần thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm, thêm một chút thông tin khác và trang trí, sắp xếp lại chút ít, như thế cũng đủ để chứng tỏ là bạn vẫn tồn tại và luôn quan tâm đến hoạt động kinh doanh của mình.

Và cũng giống như thế giới ngoại tuyến, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường và đánh giá tình hình cạnh tranh. Hãy tìm hiểu xem đối thủ có mời chào thứ gì khác so với bạn không, và họ có giữ mức giá thấp hơn giá của bạn đưa ra hay không.

Mấy lưu ý trên đây định nghĩa sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Bạn có một trang web không có nghĩa là đã xong việc. Bán hàng trực tuyến đòi hỏi sự bền bỉ giống như bán hàng truyền thống vậy. Nếu bạn tự thỏa mãn với bản thân, sẽ không thiếu các đối thủ cạnh tranh đang chực chờ để lấy đi khách hàng ngay trước mũi ban.

(Theo Bwportal)

 

Mô hình kinh doanh Công ty - Công ty (B2B)

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Cũng nhộn nhịp như môi trường bán lẻ, thị phần lớn nhất lại nằm trong hoạt động kinh doanh giữa các công ty. Rất nhiều công ty mua thiết bị và hàng hóa từ các công ty khác. Ví dụ: công ty Louisiana-Pacific bán tấm lát sàn cho các xưởng cưa, các ngân hàng thì mua các hệ thống máy tính của IBM, các công ty bán hàng di động lại sử dụng phần mềm lập kế hoạch trực tuyến của HotOffice.com.


Nhưng các mô hình B2B lại hoạt động trong một thế giới tách biệt hoàn toàn so với mô hình kinh doanh bán lẻ; nhu cầu và cách thức tiến hành trong B2B thường khác hoàn toàn so với B2C. Dịch vụ thường đóng vai trò quan trọng đối với các công ty hơn là trang thiết bị văn phòng và Internet được trang bị để giải quyết các giao dịch trên mọi lĩnh vực, từ dịch vụ tư vấn cho tới sử dụng đội ngũ thư ký.

Trước khi có sự sụp đổ của các công ty kinh doanh trực tuyến (công ty dotcom) trong năm 2000, các công ty B2B luôn gắn chặt với Wall Street (thị trường tài chính Mỹ). Năm 1999, Forrester Research, một công ty nghiên cứu những biến động trong lĩnh vực công nghệ, dự đoán, cho tới năm 2004, TMĐT B2B ở Mỹ sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD và đến đầu năm 2000, công này nâng mức dự đoán của mình lên 2,7 nghìn tỷ USD. Các công ty khác thậm chí còn có những dự đoán lạc quan hơn nhiều. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần một phần nhỏ trong những dự đoán này trở thành hiện thực cũng sẽ đem lại cho một công ty B2B một mối lợi kếch sù.

Safetylogic, một công ty bán dịch vụ an ninh trên mạng cho các khách hàng công ty trên cơ sở đăng ký dài hạn, là một điển hình của một lĩnh vực hoạt động B2B trực tuyến. Hầu hết các công ty đều phải tính đến các vấn đề an ninh. Nhưng việc thực hiện các nguyên tắc và thủ tục an ninh lại là mộtư vấn đề rắc rối. Các công ty cần phải thực hiện kiểm toán, sắp xếp các cuộc họp về an ninh, lập hồ sơ, v.v... Theo truyền thống, các hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua hệ thống văn thư, gửi các tài liệu, thư tín theo đường bưu điện hoặc cùng lắm là qua fax. Safetylogic cung cấp một dịch vụ nhằm tự động hoá và tập trung những phương thức mà các công ty thực hiện chuyển tài liệu và thông tin về các vấn đề an ninh giữa các trụ sở, văn phòng địa phương và các cơ sở với nhau, như giữa các nhà máy và kho chứa chẳng hạn.

Các dịch vụ tương tác và đầy đủ tính năng dựa trên cơ sở đăng ký dài hạn giống như dịch vụ mà Safetylogic cung cấp là một cách giúp cho các công ty B2B có thể thu được lợi nhuận. Cố nhiên, bán hàng trực tiếp luôn là nguồn thu chủ yếu, như là khi một công ty bán sản phẩm trực tiếp cho một công ty khác giống như trong các giao dịch B2C. Tuy nhiên, mạng Internet có thể thay đổi động lực của bán hàng trực tiếp. StaplesLink.com (đại diện trực tuyến độc quyền cung cấp đồ dùng văn phòng của Staples) gia tăng được doanh thu bán hàng trực tiếp của mình đối với các khách hàng công ty bằng việc giúp tự động hoá quá trình chấp nhận việc mua hàng. StaplesLink chỉ cho phép các công ty được chấp nhận qua chiếc cửa ảo trên trang web của mình và ngay cả khi đó, cũng phải áp dụng một số quy tắc nhất định đối với từng khách hàng cụ thể. Chẳng hạn, trang web này quy định một giới hạn chi tiêu được định trước dựa trên cơ sở tính mục hàng theo đơn (per-order) hoặc theo đường truy cập (per-line) phù hợp với quyết định cho phép cuối cùng của công ty.

Cùng với nguồn thu từ đăng ký dài hạn và thỉnh thoảng từ nguồn trả tiền theo lần xem, các trang web B2B thường quảng cáo lẫn cho nhau. Điều này tạo ra cả chi tiêu và nguồn thu, tuỳ thuộc vào việc một công ty thuộc phía nào của giao dịch.

 

Hành trang cho Thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Nếu như bạn có một sản phẩm tốt, có những công nghệ mới, muốn nhiều người sẽ sử dụng sản phẩm của mình hay tìm kiếm một đối tác mới, trong những trường hợp này, bạn sẽ làm gì? Quảng cáo. Ðúng vậy, quảng cáo là một trong những phương pháp tốt nhất để giải quyết tương đối trọn vẹn những vấn đề này.

Nếu như bạn có một sản phẩm tốt, có những công nghệ mới, muốn nhiều người sẽ sử dụng sản phẩm của mình hay tìm kiếm một đối tác mới, trong những trường hợp này, bạn sẽ làm gì? Quảng cáo. Ðúng vậy, quảng cáo là một trong những phương pháp tốt nhất để giải quyết tương đối trọn vẹn những vấn đề này.


  1. Để hoạt động Marketing trực tuyến thành công bạn sẽ phải trang bị cho mình những gì?
  2. Các phương tiện Marketing trực tuyến
  3. Bốn quy tắc để hấp dẫn khách hàng trên mạng
  4. Email marketing là gì?
  5. Các biện pháp chăm sóc khách hàng trực tuyến

Để hoạt động Marketing trực tuyến thành công bạn sẽ phải trang bị cho mình những gì?

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Cùng với nó là sự thay đổi về thói quen cũng như tập quán tiêu dùng của khách hàng. Đứng trước những thay đổi đó, những người làm marketing trực tuyến ngoài những phẩm chất vốn có, Cần phải có:

  • Kỹ năng quản lý thông tin: Những nhà marketing có những thông tin hay về khách hàng và những thông tin hay hơn cho họ. Trong thế giới điện tử, thông tin về khách hàng rất dễ tìm kiếm với một khoản chi phí không đáng kể. Những nhà quản lý marketing có thể có những thông tin rộng lớn mang tính toàn cầu. Do vậy, họ phải có những kỹ năng quản lý các thông tin này để có thể rút ra được những thông tin thật sự hữu ích, giúp cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Hiểu biết về công nghệ thông tin: Các nhà marketing trực tuyến cần phải hiểu biết về các kỹ năng công nghệ thông tin để ứng dụng trong công việc của mình. Ví dụ như các nhà marketing trực tuyến cần phải biết sử dụng công cụ tìm kiếm (Search Engines) để có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trên Internet. Hoặc khi khách hàng tiến hành mua hàng tại một website, người làm marketing trực tuyến phải biết cách xây dựng các giải pháp tiếp nhân và tự động xử lý các đơn đặt hàng, cũng như tự động theo dõi quá trình bán hàng cho đến khi người mua nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đặt mua. Tất cả đều không có sự ngắt quãng. Thực hiện được điều đó sẽ tiết kiệm được chi phí và giữ được khách hàng tiếp tục quay lại mua hàng. Do vậy, các nhà marketing trực tuyến cần phải có sự hiểu biết về công nghệ thông tin để thành công.
  • Vốn tri thức: Trí tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng kinh doanh là những yếu tố quan trọng hơn cả vốn bằng tiền. Vì chúng ta đang ở trong thế kỷ 21 nơi mà sự giàu có về tiền tệ đang dần được thay thế bằng những sáng kiến, sáng tạo có ý nghĩa. Những tài sản vô hình như vốn tri thức hay các kiến thức chuyên môn là nguồn tài sản vô giá mà người làm marketing cần phải có.
  • Khả năng xử lý thông tin nhanh: Thời gian mà một nhà marketing kiểm soát được khách hàng của họ qua màn hình máy tính là 30 giây. Nó được bắt đầu bằng việc lướt qua các kênh, kiểm tra và nhấn chuột. Tất cả những người mua là các cá nhân hay các doanh nghiệp đều đang rất khắt khe và khó tính bởi vì đang có một số lượng rất lớn các nhà cạnh tranh trên toàn cầu, tất cả đều đang cạnh tranh rất khốc liệt. Do vậy, khả năng xử lý thông tin và đưa ra những giải quyết kịp thời là yếu tố vô cùng quan trọng.

Có vẻ như quá phức tạp, và bạn không có nhiều thời gian để tiến hành, hãy để việc này cho các chuyên gia, Chúng tôi có thể giúp bạn.

Đầu trang …

Các phương tiện Marketing trực tuyến ?

Các phương tiện marketing trực tuyến bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các công ty có thể sử dụng để giới thiệu về sản phẩm đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phương tiện marketing trực tuyến thường khác so với việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Một số phương thức thông dụng trong marketing trực tuyến như sau:

* Quảng cáo trực tuyến

Trong phương thức này, các công ty mua không gian quảng cáo trên trang web được sở hữu bởi các công ty khác. Có sự khác biệt giữa quảng cáo trực tuyến và việc đưa nội dung lên trang web của mình, rất nhiều công ty đã nhầm lẫn giữa hai công việc này và nghĩ rằng trang web của mình chính là một quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trực tuyến có ý nghĩa rất đặc biệt trong hoạt động marketing: Khi một công ty trả tiền cho một khoảng không nhất định nào đó, họ cố gắng thu hút được người sử dụng và giới thiệu về sản phẩm và những chương trình khuyến mại của họ. Có nhiều nhiều cách để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Ví dụ, các công ty có thể mua quảng cáo được đặt trong thư điện tử được gửi bởi những công ty khác. Hoặc đặt những banner quảng cáo trong các bản tin được gửi đi từ các website.

* Catalogue điện tử

Một trong những thay đổi so với marketing truyền thống là khả năng của các công ty để đưa mẫu sản phẩm lên mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước... Thêm vào đó, những phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc tiến bán hàng khác sẽ tiết kiệm được chi phí cho các nhà marketing trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

* Phương thức thư điện tử

Có ba loại marketing bằng thư điện tử.

Loại thứ nhất liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty đến người sử dụng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.

Dạng thứ hai của email là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty. Người sử dụng mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của họ. Theo Amazon.com, chức năng này rất quan trọng để phát triển quan hệ khách hàng và họ đã đưa một số nhân viên có tài năng vào trong dịch vụ khách hàng.

Hình thức thứ ba là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư tín điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing.

* Chương trình đại lý (Afiliate programes)

Chương trình affiliate thực chất là một phương pháp xây dựng đại lý hay hiệp hội bán hàng qua mạng dựa trên những thoả thuận hưởng phần trăm hoa hồng. Bạn có thể xây dựng một hệ thống đại lý bán hàng cho bạn thông qua phương pháp này. Ưu điểm của phương pháp này là bạn chỉ phải trả tiền khi đã bán được hàng. Ai cũng biết đến sự thành công của chương trình liên kết kiểu đại lý ở Amazon.com, chính vì vậy mà các chương trình liên kết được thiết kế để thúc đẩy khả năng truy cập có định hướng. Thông thường các chương trình đại lý thanh toán tiền hoa hồng dựa trên khả năng bán hàng hay đưa truy cập tới website. Phần lớn các chương trình đại lý này đều thanh toán theo tỷ lệ phần trăm doanh thu, một số thì tính theo số lượng cố định.

Các chương trình này có thể hoạt động trên quy mô tương đối lớn. Theo như thông báo, Amazon.com đã phát triển trên 60.000 địa chỉ website đại lý. Mỗi một địa chỉ website đại lý có thể được xem là một đại lý của website chủ. Khi khách hàng truy cập vào website đại lý rồi nhấn vào đường liên kết để đến với website chủ và mua hàng, website đại lý sẽ được hưởng một tỷ lệ phần trăm doanh thu nhất định. Nhiều chương trình đại lý lớn hiện nay còn cho phép triển khai các đại lý cấp dưới, có nơi tới 10 cấp. Bản chất của chương trình này là, một website làm đại lý cho website chủ, một người truy cập qua website đại lý nhưng không mua hàng mà lại đăng ký làm đại lý cho website chủ và trở thành một đại lý. Khi người này bán được hàng cho website chủ và nhận tiền hoa hồng thì website chủ cũng trả một khoản tỷ lệ phần trăm cho website đại lý ban đầu. Phương pháp này gọi là triển khai đại lý thứ cấp, đôi lúc còn được gọi là marketing đa cấp (Multi Levels Marketing - MLM)

* Search Engines (công cụ tìm kiếm)

Công cụ tìm kiếm là một công cụ cơ bản dùng để tìm kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề xác định. Khi bạn đến một công cụ tìm kiếm và gõ vào đó một từ khoá hay một câu về chủ đề bạn cần tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê cho bạn một danh sách các trang web thích hợp nhất với từ khoá mà bạn tìm kiếm. Xin nhớ rằng các công cụ tìm kiếm khác nhau có những trình tự khác nhau để sắp xếp các trang web theo mức độ tương thích với từ khoá mà bạn tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm được coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy nhập tin tức hay thông tin về một sản phẩm và dịch vụ nào đó không chỉ đối với những người mới truy cập vào mạng Internet mà ngay cả những nhà marketing chuyên nghiệp.

Để sử dụng công cụ này hiệu quả trong Chiến Dịch Marketing Trực Tuyến cần phải có những Thủ thuật đặc biệt.

Có vẻ như quá phức tạp, và bạn không có nhiều thời gian để tiến hành, hãy để việc này cho các chuyên gia, Chúng tôi có thể giúp bạn.

Đầu trang …

Bốn quy tắc để hấp dẫn khách hàng trên mạng

* Quy tắc thứ nhất: Bạn không phải là khách hàng

Những người mua sắm trên mạng hoàn toàn khác với những người đã tạo ra các website. Các nhà thiết kế web biết sự khác nhau giữa Java và JavaScript, và họ thích tải về các trình hỗ trợ. Khách hàng thường chỉ vào một trang web và hỏi "Tôi đặt vé máy bay ở đâu và khi nào nhận được?". Sau đó việc tìm kiếm lại chẳng dễ dàng gì. Khi tìm kiếm sẽ thấy có rất nhiều website liên quan đến vấn đề này nhưng lại không thực hiện được yêu cầu đơn giản đó. Và nhiều trang web trong công cụ tìm kiếm còn không xử lý được một cụm từ dài, chẳng hạn như "áo cộc tay Ralph Lauren màu xanh", hay đưa ra một loạt trang không thích hợp với kết quả tìm kiếm.

Vấn đề rất quan trọng là phải tạo ra phương tiện tìm kiếm thật chính xác, chặt chẽ. Các website nên làm các công cụ tìm kiếm thật phổ thông. Húng tôi có thể giới thiệu với bạn một phương pháp có tên gọi "cách sắp xếp từ khoá": mỗi tuần, xác định những hàng hoá mà khách hàng thường xuyên tìm kiếm nhất, sau lập trình để công cụ search của bạn giới thiệu trực tiếp khách hàng vào các trang có những sản phẩm đó, thay vì buộc họ phải lựa chọn, tìm kiếm trong hàng đống dữ liệu không chọn lọc.

* Quy tắc thứ hai: Tổ chức theo cách nghĩ của khách hàng

Nhiều công ty sử dụng luôn cách tổ chức nội bộ của họ như là một khuôn mẫu để thiết kế website. Mỗi dòng sản phẩm có một khu vực riêng. Theo Chúng tôi, đó là một sai lầm. Bạn cần phải sắp xếp cơ cấu hàng hoá dựa trên cách mua hàng của khách. Khi mua hàng, họ thường muốn có luôn các phụ kiện hay các vật dụng liên quan kèm theo, mà các công ty lại thường hay sắp xếp ở những trang khác nhau. Mà khách hàng lại không muốn lần mò từ trang này đến trang khác để tìm cho đủ các phụ kiện của một món hàng, chẳng hạn như khi mua một dàn âm thanh, họ cần tìm mua cả loa, dây loa, đầu đĩa,...

* Quy tắc thứ ba: Nghĩ nhỏ, và nghĩ đơn giản

Các khách hàng tham quan website nhiều khi phát mệt bởi các nhà thiết kế quá hăng hái, các chuyên viên công nghệ quá tham vọng. Tất cả chúng ta (những người tạo ra các website) đều có các đường truyền tốc độ cao và những máy tính lớn, nhưng đa số khách hàng của chúng ta dùng các máy tính cũ, modem kết nối chậm và màn hình nhỏ. Web, dù sao cũng chỉ là phương tiện trung gian miễn cưỡng mà thôi. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải giảm sự e ngại của khách hàng bằng môi trường hình ảnh và chữ viết cần thiết nhất.

Việc nhồi nhét quá nhiều biểu tượng, lời quảng cáo, tệp tin âm thanh, hay những ứng dụng Java nhúng vào trang web sẽ khiến khách hàng nản lòng, mất kiên nhẫn để tìm kiếm món hàng mình cần.

* Quy tắc thứ tư: Giải thích rõ ý định của mình

Rất nhiều website đề nghị khách hàng phải kích chuột vào những nút nhấn rất là khó hiểu. Ví dụ về một nút nhấn trên trang web Starbucks có cái tên rất ngớ ngẩn là "Beyond the Bean".Khách hàng sẽ nghĩ rằng “Tôi thiếu gì những thứ hay ho để làm mà phải ngồi nhấn vào cái nút Beyond the Bean”. Cho nên, bạn cần phải làm sao để người ta hiểu tại sao họ phải kích chuột vào trang này, vào nút nhấn này.

Để thành công trong thương mại điện tử, phải làm sao cho khách hàng mua sắm thật dễ dàng.

Có vẻ như quá phức tạp, và bạn không có nhiều thời gian để tiến hành, hãy để việc này cho các chuyên gia, Chúng tôi có thể giúp bạn.

Đầu trang …

Email marketing là gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và thương mại điện tử, ngày nay người ta đã tận dụng các ưu điểm của email để ứng dụng vào công việc kinh doanh trên Internet và hình thức này đã mang lại hiệu quả khá tốt.

Vậy hình thức marketing bằng email là gì?. Tại sao lại hiệu quả như vậy?. Marketing bằng email là một hình thức mà người marketing sử dụng email, sách điện tử hay catalogue điện tử để gửi đến cho khách hàng, thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của họ.

Hoạt động marketing bằng email gồm 2 hình thức:

  • Email marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited Commercial Email), đây là hình thức hiệu quả nhất.
  • Email marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email Marketing hay Unsolicited Commercial Email - UCE) còn gọi là Spam. Đây là hai hình thức marketing bằng email đầu tiên xuất hiện trên Internet.

Lợi ích của email marketing

  • Tiết kiệm rất nhiều thời gian
  • Chi phí rất thấp - Tạo ra lợi ích lớn
  • Đem lại những đơn đặt hàng bất ngờ

Lợi ích của email marketing cho phép

Thứ nhất:

Việc sử dụng email để marketing sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian trong việc gửi thư. Nếu bạn gửi thư theo cách thông thường thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc viết thư cũng như thời gian gửi các bức thư đó. Bạn phải thực hiện việc sàng lọc từ danh sách khách hàng của bạn ra các đối tượng mà bạn cần gửi thư đến. Thời gian để cho bạn thực hiện công việc này lấy đi của bạn rất nhiều thời gian, mặt khác, nếu như bạn thực hiện công việc này không chính xác thì sẽ dẫn đến hai khả năng xảy ra đó là hoặc bạn để sót các khách hàng của mình hoặc bạn lại gửi đến những khách hàng đã mua sản phẩm và không cần tiếp thị nữa.

Trong khi đó, sử dụng email để gửi thư và nhất là gửi với số lượng lớn đến nhiều địa chỉ khác nhau, thời gian mà bạn tiết kiệm được là rất lớn cũng như là chi phí cho việc gửi thư cũng thấp hơn nhiều. Như bạn đã biết, email cho phép bạn có thể gửi nhiều thư đến nhiều địa chỉ trong một lần gửi. Đây là chức năng rất mạnh của email, với chức năng này khi bạn muốn gửi một bức thư cùng một nội dung đến nhiều người cùng một lúc, bạn chỉ cần soạn thảo ra một bức thư và đưa tất cả địa chỉ những nguời bạn muốn gửi vào, sau đó nhấn vào nút "Send".

Hơn nữa, với email, bạn có thể sử dụng dịch vụ để trợ giúp thực hiện việc quản lý danh sách gửi thư một cách hoàn toàn tự động. Với dịch vụ này, nó sẽ tự động loại tất cả những người đã thực việc mua loại hàng hoá mà bạn muốn gửi thư đi chào hàng ra khỏi danh sách.
Việc sử dụng dịch vụ này sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai sót không đáng có với một chi phí rất rẻ.

Thứ hai:

Chi phí marketing bằng email rất thấp nhưng lợi nhuận mà nó tạo ra lại rất lớn. Tại sao lại như vậy?... lợi nhuận mà bạn có thể nhận thấy dễ nhất đó là các chi phí mà bạn tiết kiệm được trong khi nó không phải là nhỏ.

Đầu tiên chúng tôi có thể nói đến đó là chi phí mà bạn có thể tiết kiệm được từ việc cắt giảm in ấn. In ấn tốn kém của bạn một khoản tiền không nhỏ, nhất là nếu bạn thực hiện gửi thư với số lượng khách hàng lớn. Nhưng với hình thức marketing bằng email thì bạn không mất chi phí in ấn và nó còn cực kỳ thuận tiện cho sửa chữa nếu có sai sót về nội dung. Bạn chỉ việc thay đổi lại chỗ sai sót và có thể gửi cho khách hàng ngay lập tức.

Trong kinh doanh thì việc giữ mối quan hệ với khách hàng là một việc cực kỳ quan trọng. Mặc dù các công ty đều ý thức rõ về điều này tuy nhiên, họ không thể thực hiện việc này với tất các khách hàng vì chi phí quá lớn không cho phép họ thực hiện điều này. Nếu bạn phải gửi thư thường tới 10.000 khách hàng ở nước ngoài thì chi phí sẽ là bao nhiêu?. Nếu nội dung thư có sai sót thì bạn sẽ mất bao nhiêu lâu và bao nhiêu tiền để khắc phục hậu quả?

Nhưng marketing bằng email đã cho phép các công ty thực hiện được điều này. Họ có thể thực hiện việc trao đổi thuờng xuyên với tất cả các khách hàng của mình hàng ngày hay hàng tuần mà chi phí bỏ ra chỉ bằng một phần trăm hay một phần ngàn chi phí mà họ phải trả với cách thông thường. Như vậy, việc marketing bằng email sẽ tăng cường mối quan hệ giữa công ty với khách hàng, cũng như gây được thiện cảm và sự tin cậy của họ.

Nếu bạn giữ tốt mối quan hệ với khách hàng, khi có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó thì trước tiên họ sẽ nghĩ đến các sản phẩm của công ty bạn và cơ hội để bán các sản phẩm của bạn cho họ là cao hơn rất nhiều các đối thủ.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện việc kiểm tra tính hiệu quả của thư chào hàng, các thông tin và các thông tin phản hồi về sản phẩm của bạn một cách nhanh chóng với chi phí thấp và thời gian rất ngắn. Bạn có thể điều chỉnh hay sửa chữa chúng để có tính thuyết phục và hợp thị hiếu của khách hàng. Tạo cho sản phẩm của bạn có tính cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm của đối thủ và sẽ làm cho lợi nhuận cũng như là công việc kinh doanh của bạn phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.

Thứ ba:

Việc marketing bằng email có thể đem lại cho bạn những đơn đặt hàng ngay sau khi bạn gửi thư chào hàng. Gửi thư chào hàng bằng email, thời gian gửi rất ngắn, khách hàng nhận được thư chào hàng trong khi đang có nhu cầu về sản phẩm của bạn. Có thể họ sẽ thực hiện việc đặt hàng ngay lập tức và không cần đắn đo gì. Nếu họ vẫn chưa đặt hàng, bạn có thể tiếp tục nhắc nhớ họ... cho tới khi nào họ mua sản phẩm của bạn.

Với những lợi ích đó email marketing thực sự là một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho việc kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, để áp dụng được hình thức marketing một cách có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất lớn và là một bài toán hóc búa cho bất cứ doanh nghiệp nào trên thế giới không bất cứ ở Việt nam.

Bây giờ chúng ta quay lại tìm hiểu kỹ hơn về hai hình thức email marketing cơ bản.
Như chúng tôi đã nói ở trên, marketing bằng email có những qui định riêng của nó nếu bạn vi phạm các qui định này, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm của hai hình thức tiếp thị bằng email.

Hình thức email marketing cho phép.

Hình thức email marketing cho phép là một trong các hình thức marketing tốt nhất để tạo cho công việc kinh doanh của bạn phát triển, mang lại lợi nhuận nhanh chóng nhất với chi phí thấp nhất vì:

  • Bạn gửi email cho những người có quan tâm đến sản phẩm của bạn và họ sẽ cảm ơn bạn vì điều này.
  • Bạn có thể bắt đầu nhận được đơn đặt hàng của khách hàng chỉ trong vòng vài phút sau khi bạn gửi thư chào hàng.
  • Bạn có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua việc gửi cho họ các bản tin, thông tin cập nhật về sản phẩm, khuyến mại sau các khoảng thời gian khác nhau, hoàn toàn tự động.

Nhược điểm duy nhất của hình thức này là bạn phải được sự cho phép của người nhận.

Hình thức gửi email marketing không mong muốn hay còn gọi là spam.

Hình thức gửi email marketing không mong muốn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, rất nhiều người không tin rằng có sự khác biệt giữa hai hình thức email marketing trên.

Nếu sử dụng hình thức email marketing này ở các nước phát triển thì bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối vì chủ nhân của hộp thư đó có thể kiện bạn và bạn sẽ bị phạt vì hành vi này.

Tuy nhiên, spam không phải là luôn gặp rắc rối nếu bạn biết áp dụng nó một cách khôn ngoan để bổ trợ cho hình thức marketing cho phép. Đó là việc bạn gửi kèm các món quà nho nhỏ đến và kèm theo là một mẫu đăng ký danh sách gửi thư.

Bạn có thể sử dụng hình thức email marketing này để quảng bá sản phẩm của bạn và nhiều thứ khác nữa nhưng bạn cần biết nên sử dụng nó như thế nào để không gây khó chịu cho người nhận và họ có thể vui vẻ tiếp nhận thư của bạn.

Để làm được việc này bạn chỉ nên gửi quảng cáo của bạn đến hộp thư của khách hàng một hoặc hai lần và số lần nên cách nhau một khoảng thời gian dài để không gây khó chịu cho người nhận. Đồng thời bạn cũng nên nói rõ với khách hàng nếu họ không muốn nhận thư của bạn nữa, chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản là họ có thể loại bỏ tên của họ ra khỏi danh sách nhận thư cũng như sẽ không phải nhận thêm bất kỳ một thư tiếp thị nào khác.

Chúng tôi không nói rằng spam là không hiệu quả nhưng chúng tôi không thể giúp được gì cho bạn nếu bạn muốn gửi spam.

Có vẻ như quá phức tạp, và bạn không có nhiều thời gian để tiến hành, hãy để việc này cho các chuyên gia, Chúng tôi có thể giúp bạn.

Đầu trang …

Các biện pháp chăm sóc khách hàng trực tuyến

Trên web, thông tin được truyền đi rất nhanh chóng - và việc dịch vụ của bạn được khách hàng đánh giá cao là một điều vô cùng quý giá. Nếu khách hàng cảm thấy họ bị một công ty ngược đãi, thì tin này sẽ lan đi nhanh hơn cả khi họ được đối xử tốt. Ngày nay, các công ty làm mọi cách để thu hút khách hàng, tuy nhiên để có được những đánh giá tốt của khách hàng, các công ty phải làm thoả mãn tất cả các khách hàng trong quá trình chăm sóc khách hàng.

Các phương pháp chăm sóc khách hàng có thể kể đến từ các biện pháp hỗ trợ bằng công nghệ, kiểm tra hoá đơn, cung cấp tình hình chuyển hàng tới những phương pháp phản hồi cổ điển hữu ích. Những người sử dụng web, đặc biệt là những người trả tiền cho dịch vụ trực tuyến, thường yêu cầu hỗ trợ công nghệ và họ muốn yêu cầu đó phải được đáp ứng thật nhanh. Những khách hàng đặt mua sản phẩm có thể muốn theo dõi hàng hoá trong suốt lộ trình vận chuyển, và một số khách hàng thích cung cấp những thông tin phản hồi cho công ty hay dịch vụ về những phát sinh họ gặp phải trong quá trình đặt hàng. Việc chăm sóc khách hàng có thể tạo nên hay phá vỡ những hiệu quả kinh doanh trực tuyến của bạn.

Hãy nghiên cứu thật kỹ về Internet và hãy tìm hiểu những doanh nghiệp chú trọng đến dịch vụ khách hàng và coi đó như một yếu tố bán hàng quan trọng. Cung cấp những hỗ trợ sau bán không chỉ giúp đỡ khách hàng, mà nó còn tạo ra một mối quan hệ tốt và có lợi với khách hàng.

Phương pháp chăm sóc khách hàng mà website của bạn phải áp dụng phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang bán. Nó có thể đơn giản như là: "cam kết trả lại tiền đối với tất cả các sản phẩm bị khách hàng hoàn trả mà không thắc mắc", hay cung cấp sự hỗ trợ công nghệ thư điện tử nhanh chóng và hiệu quả, hay cung cấp một số điện thoại trả lời các câu hỏi của khách hàng; bất kỳ một phương thức chăm sóc khách hàng nào mà bạn đưa ra, đều nên chú ý đến website của bạn xem làm thế nào để công ty bạn thành công trong những quan hệ sau bán hàng. Khi bạn đã có kinh nghiệm thảo luận qua thư điện tử, tiếng tăm của bạn sẽ được những khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng khác biết đến.

* Các phương thức chăm sóc khách hàng

Chúng ta đã xem xét một cách nghiêm túc vấn đề chăm sóc khách hàng đối với bất kỳ người nào viếng thăm website, bây giờ hãy xem chính xác bạn cần cung cấp những cái gì. Thế giới của những phương pháp chăm sóc khách hàng là vô hạn và khả năng sáng tạo là vô cùng rộng lớn, tuy nhiên có một số phương thức chăm sóc khách hàng cơ bản bạn nên cung cấp thường xuyên.

* Những chỉ dẫn về website

Sự chăm sóc khách hàng không chỉ nhắm tới những mối quan hệ với khách hàng sau bán hàng. Hãy cung cấp cho khách hàng tiềm năng những lời chỉ dẫn rõ ràng và minh bạch về cách thức sử dụng website của bạn.

Hãy chỉ cho họ thấy làm thế nào để bổ sung thêm hàng vào giỏ mua hàng của họ, làm thế nào để đặt hàng và duyệt những sản phẩm của bạn. Sau đó, hãy chỉ cho họ cách tiến hành thanh toán và những việc cần làm trong quá trình thanh toán. Ví dụ: Bạn chấp nhận những loại thẻ tín dụng nào? Các phương thức chuyển hàng là gì? Công ty nào sẽ vận chuyển hàng hoá? Bạn cũng nên giải thích cho khách hàng xem làm cách nào họ có thể theo dõi gói hàng sau khi hàng được gửi đi.

Nếu website của bạn không cung cấp một sản phẩm có thực, hãy chỉ cho khách hàng cách sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu bạn cung cấp những đoạn chương trình giới thiệu dịch vụ, hãy chỉ cho khách hàng cách sử dụng chúng và nơi đặt chúng. Hãy cung cấp cho họ một nơi để ghi lại những lỗi hệ thống và những vấn đề về website khác hay những vấn đề hỗ trợ. Hãy cung cấp cho khách hàng tất cả các phương thức và chỉ dẫn họ để họ có thể liên hệ với bạn khi cần thiết.

* Thường xuyên trả lời những câu hỏi của khách hàng.

Những trang câu hỏi FAQ đều dễ thiết kế và cực kỳ hiệu quả trong việc trả lời những câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng. Với những site mới, người xây dựng web nên lường trước những câu hỏi mà anh hay chị nghĩ rằng người sử dụng sẽ đặt ra. Sau vài lần, và khi những vấn đề thắc mắc khác được khách hàng nêu ra thông qua email hay điện thoại, họ sẽ đưa vào trang FAQ. Nếu số lượng câu hỏi quá lớn, hãy xem xét đến việc tạo ra một công cụ tìm kiếm cho họ.

* Những diễn đàn thảo luận

Những diễn đàn thảo luận là một công cụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời - chúng có thể giảm bớt công nghệ hỗ trợ khá nhiều. Do những diễn đàn này là công khai, bất kỳ khách hàng nào của công ty bạn cũng có thể trả lời các câu hỏi của những khách hàng khác đặt ra, điều đó khiến bạn được rảnh rỗi hơn và những nhân viên của bạn có thể thực hiện các công việc khác. Nhiều công ty có trang web đã thực hiện điều này một cách có hệ thống và đã nhận thấy rằng những diễn đàn thảo luận này còn hữu ích đối với những mục tiêu khác, chẳng hạn: để gửi các thông báo về dịch vụ của công ty họ.

* Hỗ trợ qua email

Phương pháp hỗ trợ qua email là phương pháp rẻ tiền, bạn chỉ cần đầu tư một chút nhưng hiệu quả của nó vô cùng to lớn. Tuy nhiên, khi sử dụng email để hỗ trợ khách hàng, cần đặc biệt chú ý đưa ra mốc thời gian phục vụ, nghĩa là tổng thời gian cho một câu trả lời mà bạn có thể cung cấp qua email cho khách hàng. Nếu bạn có một đội ngũ công nghệ hỗ trợ làm việc trong tất cả các lĩnh vực, hãy cung cấp cho khách hàng của bạn những địa chỉ email khác nhau, và hướng dẫn họ cách nhanh nhất để gửi những thắc mắc đến những người phụ trách hỗ trợ thích hợp.

* Hỗ trợ qua điện thoại

Nếu công ty của bạn tương đối lớn, và có doanh thu khá cao, bạn có thể xem xét việc hỗ trợ khách hàng qua điện thoại. Việc tạo ra một số điện thoại hỗ trợ sẽ tạo ra độ tin cậy cho công ty của bạn, và hãy cho khách hàng biết bạn luôn luôn sẵn sàng trả lời những thắc mắc của họ miễn phí.

* Hỗ trợ kiểm tra hàng

Nếu bạn bán những sản phẩm vật lý, hãy cung cấp cho khách hàng phương thức theo dõi đơn hàng của họ. Sau khi gói hàng đã được gửi đi, hãy cung cấp cho khách hàng một số hiệu theo dõi và một đường kết nối tới hệ thống theo dõi của công ty vận chuyển.

Các phương thức chăm sóc khách hàng nêu trên chỉ là một trong những phương thức có thể ứng dụng trên Internet. Trước tiên, hãy nhớ lại tại sao bạn lại xây dựng website: Để đẩy mạnh các sản phẩm và dịch vụ của bạn, và cung cấp các biện pháp hỗ trợ khách hàng đơn giản và hiệu quả nhất.

Khách hàng đang tìm kiếm một điều tương tự như thế, đặc biệt khi điều đó liên quan đến tiền nong. Nếu khách hàng không cảm thấy hài lòng với những hỗ trợ khách hàng sau bán của công ty bạn, thường là họ sẽ không mua sản phẩm của bạn.

* Những vấn đề thiết yếu

Phương pháp hỗ trợ bằng email là phương pháp phổ thông nhất, và có thể coi là phương pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian tìm kiếm những nguồn script, bạn có thể tìm ra rất nhiều cách hỗ trợ thực thi một hệ thống để tổ chức và quản lý tất cả các yêu cầu hỗ trợ. Ngoài việc tự lập trình một hệ thống thẻ hỗ trợ, bạn có thể tải và lấy những script có sẵn từ những cơ sở dữ liệu script như: MyCGIScripts (http://www.mycgiscripts.com), HotScripts (http://www.hotscripts.com),ResourceIndex (http://www.resourceindex.com).

Tải một số script xuống, chạy thử và quyết định lấy script nào phù hợp nhất với bạn. Tất nhiên, không có script nào hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, vì một địa chỉ email có thể hỗ trợ tốt nhưng một số script lại hỗ trợ việc tổ chức và quản lý những yêu cầu hỗ trợ trong những môi trường cần có nhiều sự hỗ trợ.

* Kết luận

Chăm sóc khách hàng có thể quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Việc làm thoả mãn và hỗ trợ khách hàng trước và sau bán sẽ thu hút những khách hàng mới đến với website của bạn và thu hút họ quay lại lần sau. Hãy cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn và họ sẽ quay lại với thiện ý tốt!

Có vẻ như quá phức tạp, và bạn không có nhiều thời gian để tiến hành, hãy để việc này cho các chuyên gia, Chúng tôi có thể giúp bạn.

 

Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ.

1. Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai Thương mại điện tử.

Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy Thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ Thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho Thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử.

Hơn thế nữa Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ Thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ.những đòi hỏi của pháp lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Các yêu cầu pháp lý cho việc phát triển Thương mại điện tử

2.1. Giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử

Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt nam hình thức văn bản được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại và đặc biệt là trong các hợp đồng kinh tế nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào là "văn bản". Theo quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch Thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chính vì vậy việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của Thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử.

Việc chúng ta ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử có thể được thực hiện bằng hai cách chính như sau:

Thứ nhất: Nên đưa ra khái niệm văn bản điện tử và có những quy định riêng đối với loại văn bản này.

Thứ hai: Phải coi các hình thức thông tin điện tử như là các văn bản có giá trị tương đương với văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố:

- Khả năng chứa thông tin, các thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết.

- Ðảm bảo được tính xác thực của thông tin

- Ðảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin

Hiện nay tại Việt nam vấn đề này chúng ta đã có đề cập đến và đã được giải quyết tuy còn ở một góc độ rất hạn chế. Trong luật Thương mại Việt nam đã có quy định Hợp đồng mua bán hàng hoá thông qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản. Tuy nhiên ở các hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại khác thì vấn đề này chưa đuợc thừa nhận một cách rõ ràng và cụ thể. Chính vì vậy để hoàn thiện và có một cách hiểu thống nhất chúng ta cần phải có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới.

2.2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Từ trước đến nay chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của thông tin được chứa đựng trong văn bản. Có một số đặc trưng cơ bản của chữ ký là:

- Chữ ký nhằm xác định tác giả của văn bản

- Chữ ký thể hiện sự chấp nhận của tác giả với nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản.

Trong giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử, các yêu cầu về đặc trưng của chữ ký tay có thể đáp ứng bằng hình thức chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử trở thành một thành tố quan trọng trong văn bản điện tử. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là về mặt công nghệ và pháp lý thì chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí rõ ràng của các bên về thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã được ứng dụng rộng rãi nhằm nhận dạng và chứng thực cá nhân. Những công nghệ này bao gồm công nghệ số và mật lệnh nhận dạng, dấu hiệu hoặc thẻ thông minh, sinh trắc học, dữ liệu điện tử đơn giản, chữ ký kỹ thuật số và các kết hợp của những công nghệ này. Luật pháp điều chỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác định được chính xác chữ ký điện tử của các bên đối tác. Và trong trường hợp này để xác định được độ tin cậy của chữ ký điện tử người ta trù liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Cơ quan này hình thành nhằm cung cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt công nghệ.

Ðối với Việt nam vấn đề chữ ký điện tử vẫn còn là một vấn đề mà chúng ta mới có những bước đi đầu tiên. Tháng 3/2002 Chính phủ đã có quyết định số 44/2002/QÐ-TTg về chấp nhận chữ ký điện tử trong thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam đề nghị. Có thể coi đây là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chữ ký điện tử hiện đang được áp dụng tại Việt nam. Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện và nhân rộng để chữ ký điện tử trở thành phổ biến trong các giao dịch Thương mại điện tử.

2.3. Vấn đề bản gốc

Vấn đề "bản gốc" có liên quan chặt chẽ đến vấn đề "chữ ký" và "văn bản" trong môi truờng kinh doang điện tử. Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản. Trong môi trường giao dịch qua mạng thì vấn đề bản gốc được đặt gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử. Do đó chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hoá tài liệu được ký kết. Về mặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý. Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị chứng cứ của văn bản điện tử. Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Thương mại điện tử. Chỉ khi giá trị của văn bản điện tử được đặt ngang hàng với văn bản viết truyền thống thì các chủ thể trong giao dịch Thương mại điện tử mới sử dụng một cách thường xuyên văn bản điện tử thay cho văn bản viết truyền thống. Tuy vậy giá trị của văn bản điện tử cũng chỉ được xác nhận khi nó đảm bảo được các thành tố mà đã được nêu ở phần trên.

Có thể nói vấn đề xây dựng khung pháp lý làm cơ sở cho Thương mại điện tử phát triển là một việc làm mang tính cấp thiết. Dẫu là còn nhiều vấn đề mà chúng ta phải bàn về nó song một thực tế là Thương mại điện tử không thể phát triển mạnh và hoàn thiện nếu như không có môi trường pháp lý đầy đủ cho nó hoạt động. Theo kế hoạch tới cuối năm 2002 Bộ Thương mại sẽ trình Chính phủ Pháp lệnh về Thương mại điện tử. Ðây là sẽ một tin vui cho tất cả những ai đã, đang và sẽ triển khai, quan tâm đến Thương mại điện tử.

 

10 điều cần biết về Thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khái niệm Thương mại điện tử (TMĐT) gần đây đã được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ TMĐT là gì và nó có lợi ích gì? Và càng ít người hơn có thể hiểu rõ những gì quan trọng và tiên quyết, thiết yếu để thực hiện TMĐT thành công. Bài viết này tóm tắt 10 điểm quan trọng mà bạn cần phải nắm khi quyết định tham gia TMĐT, dù là một phần khởi đầu của TMĐT, đó là xây dựng hệ thống web và bắt đầu tiếp thị hay bán hàng trên mạng. 1. Nếu TMĐT là dễ thì ai cũng có thể làm được : không phải chỉ cần thuê một nhóm kỹ thuật xây dựng một hệ thống web cho bạn rồi đưa hệ thống này lên mạng là bạn đã tự hào rằng mình đã thực hiện TMĐT. Để thực sự thu lại lợi ích mang lại bởi hệ thống web của bạn, bạn cần phải làm nhiều điều hơn. Đơn giản nhất là marketing website của bạn, nếu không, nó sẽ chìm mất trong hơn 2 tỉ trang web khác. Sau đó là làm sao để giữ người xem quay lại thường xuyên trang web của bạn. Nếu bạn không có thời gian, bạn có thể thuê những công ty dịch vụ để họ “chăm sóc” cho website của bạn.

2. Tiếp thị (marketing) là quan trọng nhất : bạn phải dành nhiều thời gian để thu hút đối tượng khách hàng vào xem trang web của bạn. Điều này cực kỳ quan trọng cho những trang web bán hàng trên mạng. Hoặc bạn có thể trả tiền cho dịch vụ marketing website của bạn. Thực ra, đây là hình thức rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì phải thuê ít nhất một nhân viên làm việc này và trả tiền cho đường truyền Internet, bạn có thể chỉ phải trả vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng để thuê một công ty chuyên nghiệp tiếp thị và quảng cáo website của bạn đến với những đối tượng khách hàng của bạn trên khắp thế giới.

3. Bạn không thể bán những gì khách hàng không cần : không phải bất cứ thứ gì cũng có thể bán được qua mạng. Ví dụ, sẽ không ai mua gạo hay dầu gội qua mạng bởi vì họ có thể mua chúng dễ dàng ở các cửa hiệu ở mọi nơi. Khi bạn quyết định bán hàng qua mạng, bạn phải khảo sát kỹ liệu sẽ có thị trường tiêu thụ qua mạng cho mặt hàng của bạn hay không. Nếu có, thì ắt sẽ có người khác có cùng ý tưởng với bạn, nên cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, do đó, bạn phải biết cách làm nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình để tăng lợi thế cạnh tranh.

4. Khách hàng sẽ không thể mua nếu như họ không tìm thấy nơi bán : chìm ngập trong hơn 2 tỉ trang web, làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của bạn? Thông thường một người biết được một website là do: tìm kiếm từ Search Engine, bạn bè giới thiệu, hay đọc được thông tin về địa chỉ website đó từ một nguồn nào khác. Cách tìm qua Search Engine là thông dụng nhất. Vì thế, bạn phải đăng ký website của mình với các Search Engine, kể cả trả tiền cho các Search Engine để được liệt kê ở những trang đầu. Ngoài ra, việc bố trí phân loại thông tin hay hàng hóa trên trang web của bạn cũng phải nhắm đến mục tiêu làm sao cho người xem tìm kiếm được cái họ muốn dễ dàng nhất. Nên nhớ, khách hàng sẽ không kiên nhẫn dạo chơi trong website của bạn lâu đâu. Nếu bạn làm họ mất kiên nhẫn, bạn sẽ mất khách hàng đấy!

5. Tốc độ : tốc độ là một yếu tố quan trọng trong TMĐT. Tốc độ truyền tải trang web của bạn chậm sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ đi. Có 2 yếu tố để cải thiện tốc độ truyền: trang web của bạn không nên có nhiều hình ảnh, âm thanh không thực sự hữu ích. Lý tưởng là mỗi trang web nên bé hơn 50KB. Và khi mua dịch vụ hosting, nên chọn lựa chất lượng hosting kha khá để có thể đảm bảo tốc độ xử lý và truyền tin không quá tệ. Ngoài ra, những khâu khác cũng cần lưu ý tốc độ như: trả lời email, thanh toán, giao hàng v.v… Bạn cũng luôn muốn được phục vụ nhanh chóng và có chất lượng phải không?

6. Website đơn giản : bạn hãy xem thử website www.google.com hay www.amazon.com và sẽ thấy rằng chúng rất đơn giản về thiết kế, không có hình ảnh động, nhiều màu sắc, nhưng điều tối quan trọng là chức năng mạnh của chúng. Đó là mấu chốt của vấn đề: khách hàng không cần một website mang tính “nghệ thuật” cao, mà họ cần một website cung cấp cho họ những chức năng, sản phẩm, thông tin họ cần.

7. Nếu bạn không hiểu khách hàng thì bạn không thành công được : đặc điểm của TMĐT là giao dịch ảo: người bán và người mua không cần phải gặp nhau. Do đó, việc tìm hiểu thói quen, sở thích của khách hàng trong TMĐT lại càng quan trọng và không dễ thực hiện. Do đó, bằng nhiều hình thức, bạn phải nghiên cứu kỹ về sở thích, thói quen, nhu cầu của nhóm khách hàng của bạn, để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn, và cũng là đẩy mạnh doanh số của bạn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuê một công ty dịch vụ chuyên về lĩnh vực này để nghiên cứu và tư vấn cho bạn sẽ hiệu quả hơn về chất lượng và chi phí.

8. Không phải ai cũng có khiếu về thiết kế web : cách tốt nhất để xây dựng hệ thống web của bạn, nếu bạn chưa hiểu biết sâu về TMĐT, là thuê một nhóm chuyên môn để làm việc này cho bạn. Ngày nay, chi phí dịch vụ cho việc xây dựng một website quảng cáo thông tin về doanh nghiệp của bạn chỉ vào khoảng trên dưới 100 đô-la Mỹ. Nếu bạn bán hàng qua mạng, chi phí này có thể cao hơn 3-4 lần. Ngoài ra, khi viết nội dung, bạn cũng có thể nhờ dịch vụ để chất lượng bài viết và bài dịch (tiếng Anh) cao hơn. Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ xây dựng website và giá cả dịch vụ cũng rất đa dạng. Bạn nên tham khảo kỹ giá cả và các điều khoản dịch vụ, hậu mãi để có quyết định đúng đắn và không bị trả tiền quá nhiều.

9. Khách hàng dừng chân càng lâu thì càng có cơ hội bán được hàng : điều này cũng dễ hiểu vì nó cũng giống như trong thương mại truyền thống. Khi khách hàng chịu dừng chân lâu trong gian hàng của bạn ở siêu thị hay hội chợ, có nghĩa là họ đã bắt đầu quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn và họ thật tình muốn mua. Do đó, hãy tìm cách giữ chân khách hàng ở lâu trong trang web của bạn bằng cách xây dựng diễn đàn (forum), cung cấp thông tin hữu ích và hấp dẫn, tổ chức các trò vui chơi v.v…

10. Những chuyên gia không phải lúc nào cũng đúng : đúng là bạn phải nhờ đến các dịch vụ chuyên nghiệp khi xây dựng website, khi quảng cáo website v.v… Tuy nhiên, tốt nhất bạn hãy tự tìm hiểu những kiến thức chung nhất về TMĐT và mạnh dạn hỏi các chuyên gia những điều bạn muốn biết. Hãy có lập trường riêng của mình, trong khi vẫn biết lắng nghe người khác và sàng lọc các ý kiến. Đây là việc kinh doanh của bạn, và bạn phải có ý kiến riêng của mình.

 

eBay vào Việt Nam - Nỗi lo "cá lớn nuốt cá bé"

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

eBay - sàn giao dịch khổng lồ của thế giới đã chính thức đặt chân vào Việt Nam, mang theo "tham vọng" kết nối người tiêu dùng Việt Nam với thị trường 233 triệu người mua bán thường xuyên trên eBay.

thuongmaidientu.jpg

Thương mại điện tử thế giới ngày nay đã trở thành hình thức giao dịch mua bán không thể thiếu, từ C2C (customer to customer) đến B2C (Business to customer) và B2B (Business to Business).

Tại Việt Nam, 3 năm trước, phong trào thành lập trang web C2C nở rộ, được đánh giá là sẽ làm thay đổi cả thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt. Thế nhưng, trên thực tế đến nay các trang web này vẫn quanh quẩn trong thị trường nội địa với hình thức thanh toán rất cổ điển là tiền hàng trao tay.

Ông Mai Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ Khoa học Công nghệ, cho rằng ở Việt Nam chưa tồn tại một mô hình C2C theo nghĩa đầy đủ nhất: "C2C là sự giao dịch giữa cá nhân với cá nhân, mà trong nước rất ít hệ thống thuần chất như vậy. Có chăng chỉ là tạm coi các mục rao vặt trên các báo điện tử, diễn đàn hoặc chuyên mục của một số sàn đấu giá là C2C, tức là một dạng thương mại điện tử nửa vời, Thương mại điện tử tức là phải có lựa chọn hàng hoá, giao dịch, thanh toán... hoàn toàn qua mạng".

Trong khi đó, B2C và B2B dù bắt đầu được đầu tư, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức tiềm năng. Chính vì vậy, sự có mặt của eBay tại Việt Nam được giới chuyên môn nhận định sẽ là "cú hích" đối với thương mại điện tử, đặc biệt là giao dịch C2C trong nước.

Cơ hội hay mối đe doạ?

Ông Sam McDonagh, giám đốc eBay khu vực Đông Nam Á cho biết: "eBay đang tạo ra nhiều cơ hội cho cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam có thể mua và bán những gì họ muốn ra thị trường thế giới". Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi eBay hiện có mặt tại 38 thị trường, với 233 triệu người sử dụng có đăng ký trên khắp thế giới. Khoảng 1,3 triệu người bán hàng trên thế giới sử dụng eBay như một kênh chính hoặc phụ.

Thông qua eBay.vn, người sử dụng có thể tiếp cận với những lợi ích và cơ hội do eBay toàn cầu cung cấp. Đối với người bán, eBay giúp họ mở rộng phân phối hàng hoá nhanh nhất, tối đa hoá giá bán và tiếp cận nhiều khách hàng mới. Đối với người mua, họ có thể truy nhập và mua được hàng với giá hợp lý.

Việc eBay vào Việt Nam, bên cạnh tác động tích cực cũng đồng thời là thách thức đối với ngành kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Nhiều người cho rằng khi eBay vào Việt Nam sẽ mang theo mối đe doạ thôn tính thị trường. Liệu trước sức mạnh áp đảo của một "ông khổng lồ", những doanh nghiệp nhỏ bé có đủ sức trụ lại hay sẽ "chết"?

Giám đốc một trang web thương mại điện tử tâm sự: "Bản thân tôi cũng rất lo lắng khi biết tin eBay vào Việt Nam, tuy nhiên đến thời điểm này số lượng người truy nhập và giao dịch trên website của chúng tôi cũng chưa có dấu hiệu sụt giảm, tạm thời cũng có thể coi là dấu hiệu đáng mừng. Hy vọng, với nỗ lực của chúng tôi trong thời gian tới, sẽ không đến nỗi bị "nuốt mất thị phần".

Tuy nhiên, lo lắng này không phải không có cơ sở. Một quan chức của Bộ Thương mại cũng dự đoán: eBay vào Việt Nam đồng nghĩa với việc một số trang web thương mại điện tử không đủ sức cạnh tranh sẽ ra đi, nhưng chắc chắn môi trường thương mại điện tử sẽ sôi động hơn.

Hợp tác cùng phát triển

Xét một cách khách quan, việc eBay hay các "đại gia" khác trong lĩnh vực TMĐT như amazon, alibaba... vào Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian. Bởi TMĐT là một thị trường rất rộng lớn và ranh giới địa lý không phải là yếu tố quyết định. Việc xuất hiện một đối thủ lớn như eBay sẽ là chất xúc tác các hoạt động TMĐT tại Việt Nam. Đứng trước nỗi lo mất cả thị trường, các doanh nghiệp phải cố làm tốt hơn, chuẩn bị cho mình một chiến lược, định hướng cụ thể. Ngoài ra, eBay mang đến một tác động vô hình khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam xích lại gần nhau để cùng phát triển.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định: "Để có thể cạnh tranh với eBay, các doanh nghiệp trong nước phải có sự phối hợp tốt. Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế riêng như trẻ, năng động, am hiểu thị trường, văn hoá tiêu dùng trong nước. Đứng trước sức ép của thị trường mở cửa, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể có những mặt hàng, những chính sách khôn khéo để cạnh tranh và tồn tại".

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại cho rằng các ưu thế về văn hoá, sự am hiểu thị trường... mà các doanh nghiệp Việt Nam đang có ưu thế so với eBay hiện nay là những thứ dễ bị bắt kịp hơn so với khoảng cách tài chính và sự hấp dẫn của một thị trường rộng mở của họ. 233 triệu người đang sử dụng mạng eBay là một con số mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể với tới. Doanh số, lợi nhuận của eBay là một cách biệt quá xa. Viễn cảnh các doanh nghiệp Việt Nam phải sống với tư thế của kẻ yếu là hoàn toàn có thật. Khi đó, các doanh nghiệp chỉ có thể chia sẻ những phân khúc thị trường nhỏ hẹp, chẳng hạn 123mua! sở hữu một lượng đáng kể khách hàng là người chơi game và 1001shoppings đang hướng tới các thị trường chuyên biệt như dịch vụ xây dựng, địa ốc và thị trường tranh.

Chính vì vậy, để tránh tình trạng các doanh nghiệp TMĐT đơn thân chèo thuyền ra biển lớn, Hiệp hội TMĐT được thành lập là một trong những giải pháp hữu hiệu. Trong khi các doanh nghiệp trong nước kỳ vọng vào việc eBay sẽ góp phần cùng với họ thực hiện công cuộc gây dựng một thói quen mua sắm trên mạng thì ở chiều hướng khác, có lẽ các nhà chức trách cũng phải tích cực hơn, để thị trường TMĐT đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra trong kế hoạch phát triển TMĐT 2006 - 2010.

(Theo PhongCachViet)

 

Đi chợ ảo, nỗi lo thật

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Giống như hàng trăm ngàn món đồ khác, ĐTDĐ cũng dành cho mình một “phần đất” thênh thang trên các… website. Và với những “cư dân mạng” đi chợ di động ảo để sắm cho mình một “chú dế” thật chẳng còn là chuyện xa lạ. Chỉ có điều, mua “dế” trên chợ ảo cũng có “trăm ngả” khác nhau, với những thú vị và sự cố mà người đi chợ phải tự an ủi “may nhờ rủi chịu”…

“Chợ” nhiều như nấm sau mưa

Phải thừa nhận, nhu cầu trao đổi, mua bán ĐTDĐ cùng các loại phụ kiện đi kèm đã thúc đẩy vô số các website, thậm chí cả blog tham gia “họp chợ” khiến cho thị trường ĐTDĐ ảo giờ đây còn có phần sôi động hơn cả thị trường thực.

Chỉ cần vài cú nhấp chuột, hàng trăm website liên quan tới việc mua bán ĐTDĐ đã hiện ra.

Ở các “chợ” này, người ta không chỉ bán – mua ĐTDĐ mà còn tất cả những thứ kèm theo như pin, sạc, sim, bao điện thoại... Bất cứ ai muốn tham gia giao dịch chỉ cần đăng ký thành viên. Sau khi đăng ký thành công họ đều có thể “vô tư” mua – bán từ những sản phẩm “hot” nhất như iPhone xách tay đến những “cụ dế thất thập cổ lai hy” mà cái tên chắc chỉ vài ba người biết.

Nào cùng đi chợ ảo…

Dù cùng là chợ ảo song ở mỗi website lại có những đặc trưng riêng. Hai trong số các website mua bán thường được các "tín đồ" mua hàng qua mạng nhắc tới là www.didong.vn và www.chodientu.vn. Cả hai website này đều không hoàn toàn dành riêng cho việc mua bán ĐTDĐ nhưng đây lại là những chợ luôn có lượng khách giao dịch “đỉnh cao”.

Tại website www.didong.vn, muốn đăng bán sản phẩm ĐTDĐ trên 1 gian hàng, người có nhu cầu phải đăng ký và mất phí 200.000 đồng/tháng. Nhưng thường tính trọn gói 6 tháng với tổng phí là 1.200.000 đồng. Điều thú vị ở website này nằm ở một khâu vô cùng quan trọng: đó là khả năng so sánh giá niêm yết giữa các công ty, đơn vị cùng tham gia bán ĐTDĐ trên thị trường. Ví dụ, sản phẩm Nokia N72 Pink có thông tin giá của 15 cửa hàng khác nhau với các mức giá cụ thể của từng cửa hàng. Sau khi lựa chọn, khách hàng chỉ cần nhấp chuột vào ô “Mua hàng” đi kèm, rồi viết đầy đủ thông tin theo yêu cầu có sẵn.

Khách hàng có thể thanh toán trực tiếp với chủ gian hàng hoặc thanh toán qua bảo lãnh của www.didong.vn. Với cách thứ hai, khách hàng được bảo đảm việc chuyển và nhận tiền cũng như kết quả giao dịch với chủ gian hàng.

Tương tự trang web www.didong.vn, “phần đất” dành cho ĐTDĐ cũng như các sản phẩm PDA thuộc trang mua bán trực tuyến trên, cũng thu hút đáng kể lượng khách truy nhập.

Tại website này, khách hàng có thể tham gia nhiều hình thức mua khác nhau như đấu giá sản phẩm, mua hàng theo giá giá cố định.

Thông tin sản phẩm di động muốn bán cũng có nhiều hình thức thể hiện như rao vặt, đăng tin miễn phí, xây dựng gian hàng… Theo đó, để có một gian hàng di động – PDA nói riêng tại đây, người có nhu cầu cũng phải thực hiện những quy định của chodientu.vn và đóng mức phí là 300.000 đồng/tháng hay trọn gói 3 triệu
đồng/năm.

Trái với 2 website trên, www.muare.vn lại là một diễn đàn để các thành viên trao đổi mua bán hàng hóa với nhau. Tại đây không có những “gian hàng” mà chỉ dưới dạng các topic được các thành viên post lên chủ đề “Điện thoại – Điện thoại di động”, người “đi chợ” hoàn toàn được miễn phí trong các hoạt động mua bán, trao đổi của mình. Nhưng đôi khi, ưu điểm lớn này lại chính là nhược điểm. Bởi lẽ, thông tin sản phẩm khi đó hoàn toàn không được kiểm chứng trước khi đăng tải.

Đó chỉ là 3 trong số hàng trăm website, diễn đàn blog cho phép trao đổi mua bán ĐTDĐ tại Việt Nam. Số lượng chính xác hiện có bao nhiêu website cung cấp dịch vụ này chưa được thống kê. Chỉ biết rằng, khi tham gia “chợ ảo” sự lựa chọn cho khách hàng là vô cùng phong phú. Ví dụ, những người ưa thích dòng di động BlackBerry sẽ tìm đến Tinhte.com, thích SL45 thì truy nhập SL4X.com, tìm kiếm hàng chính hãng thì thường vào didong.vn…

Ngoài ra những công dân mạng chắc cũng không mấy xa lạ với một website mua bán hàng đầu thế giới nhưng phiên bản dành riêng cho thị trường Việt Nam: ebay.vn.

Tại đây, các mẫu di động mới nhất, độc nhất luôn được cập nhật. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy iPhone hay những mẫu di động mới chỉ được cập nhật, điểm tên trong những mục như “xu hướng” của e-Chip MOBILE, mà chưa thể có mặt tại thị trường trong nước.

May nhờ rủi chịu?

Đã là chợ thì dù thực hay ảo cũng là nơi tập trung nhiều mánh khóe, bởi ai đi chợ mà chả mong “mua may, bán đắt”. Chợ trên mạng cũng vậy, luôn tồn tại hàng giả, hàng thật, nói thật nói thách... Ai tinh mắt và lọc lõi thì mua được “đúng giá, chuẩn chất”. Những "tay mơ" thiếu kinh nghiệm sẽ phải trả “học phí” cho đến khi nào “đủ lông đủ cánh”…

Alice in Neverland, là một cái nick khá quen thuộc với nhiều người trên các diễn đàn thời trang và công nghệ. Chị tỏ ra hào hứng khi khoe cặp loa ngoài dành cho “chú” Sony Ericsson K750i mới “tậu” trên mạng với giá 250.000 đồng. “Âm bass êm, âm lượng điều chỉnh thoải mái, ít xước – đây đúng là một món hời”. Nhưng để có sự “hời” này, chị đã phải “quá tam ba bận” với các “tai nạn” mà bất kỳ tay mới vào “nghề” nào cũng gặp Alice khẳng định: “Hầu hết điện thoại di động và các phụ kiện đi kèm, cả cũ lẫn mới, trên mạng đều ít nhiều rẻ hơn so với các cửa hàng bày bán trên thị trường. Điều này hiển nhiên đúng, vì buôn bán trên mạng không phải đóng thuế và chịu nhiều chi phí khác. Nhưng cũng vì rẻ mà nhiều “chú gà” không tránh khỏi “sập bẫy”.

Một trong những chiêu quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ của những cao thủ là miêu tả cực “hot” về sản phẩm kèm theo tấm ảnh đã được chỉnh sửa bằng photoshop sao cho thật “long lanh”. Sau đó, với một tiêu đề topic giật gân kiểu “Bán gấp cứu tình”, “Cuối tháng bán đồ”… kèm theo cái giá thật mềm so với hàng chuẩn. “Cần câu” đã được thả ra. Công đoạn cuối là kiên nhẫn, chờ đợi những “chú gà” mới, ít kinh nghiệm mua hàng online “cắn câu”.

Mới đây, các thành viên mạng cũng truyền tai nhau một vụ lừa khá tinh vi song thật may, “kẻ cắp lại gặp bà già” nên nạn nhân không đến nỗi phải “ngậm đắng nuốt cay”.

Một chủ cửa hàng ĐTDĐ tại Hà Nội đã “nâng cấp” chiếc Sony Ericsson K800 thành hàng “hot” K810i rồi rao bán trên mạng. Một khách hàng có nick diễn đàn là Big Boys đã “duyệt” hình ảnh và tin tưởng trao tiền, lấy máy. Chỉ có điều, người bán kia không ngờ, nếu mình đã là“vỏ quýt dày” thì Big Boys chính là “móng tay nhọn”.

Mang máy về, việc đầu tiên Big Boys mở phanh “chú dế” ra kiểm tra và lập tức phát hiện trò gian dối. “Chú dế” K810 đã hiện nguyên hình là một “con” K800 được thay vỏ K810, thậm chí cả thông số GDFS của K800 cũng được “vọc” lại bằng phần mềm của hãng thứ 3 có tên ETool để biến thành thông số của K810.

Để làm rõ hơn chân tướng sự việc, Big Boys lên cả trung tâm bảo hành của Sony Ericsson xin kiểm tra IMEI và được xác nhận đó chính là số IMEI của K800.

Liên hệ lại với người bán để làm rõ “trắng - đen” bằng cách yêu cầu được đối chiếu phần cứng của K800 và K810i để chỉ ra sự khác biệt, người mua lại một lần nữa được chứng kiến người bán “bày trò”. Để chứng minh cho sự “trong sạch” của mình, người bán đã “nhanh tay” mở sẵn một chiếc K790 và cho rằng đó là phần cứng của K800 để đem ra so sánh với chiếc K810 vừa bán. Nhưng chủ hàng đã quên mất một chi tiết khá quan trọng rằng: phần cứng của K800 và K810 khá giống nhau, đều có camera VGA phía trước, trong khi phần cứng K790 lại hoàn toàn không có. Khó có thể chối cãi trước sự thật hiển nhiên, chủ hàng đã phải xin lỗi và hoàn tiền 100% lại cho khách.

Chỉ có điều, không phải ai cũng thuộc hàng “cao thủ” như Big Boys để có thể “vạch mặt, chỉ tận tay” kẻ gian lận.

(Theo e-Chip MOBILE)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày