Các mô hình website Thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử: nổi tiếng nhất ở dạng này là website www.amazon.com, bán lẻ sách, CD, ứng dụng phần mềm, đồ chơi... qua mạng. Mô hình này hoạt động tương tự một siêu thị hay cửa hàng truyền thống, cho phép người mua chọn lựa hàng hóa, thay đổi số lượng món hàng, tính tiền, thanh toán và nhận hàng sau đó.

Đấu giá trực tuyến: nói đến mô hình đấu giá trực tuyến (online auction) thì www.eBay.com dẫn đầu về sự nổi tiếng. Website đấu giá trực tuyến mô phỏng quy trình bán đấu giá vật dụng, tức người bán đưa ra giá sàn (giá thấp nhất ban đầu), sau đó những người mua lần lượt trả giá cao hơn. Đến thời điểm nhất định, ai trả giá cao nhất sẽ là người có quyền mua món hàng.
Sàn giao dịch B2B: một sàn giao dịch điển hình là www.alibaba. com, là nơi các doanh nghiệp tham gia giới thiệu về mình, đăng tải các yêu cầu mua, bán, tìm đối tác. Vì là B2B nên những sàn giao dịch này không phục vụ việc bán lẻ và thanh toán qua mạng vì không cần thiết.

Cổng thông tin (portal): giống như danh bạ điện thoại liệt kê thông tin liên lạc của các công ty theo ngành nghề, những cổng thông tin này liệt kê những địa chỉ website theo phân loại ngành nghề, ví dụ www.dir.yahoo.com, www.vietnamb2bdirectory.com.

Mô hình giá động (dynamic pricing models): với những website mô hình này, người mua có thể trả giá theo ý mình (tùy người bán có đồng ý bán hay không). Đặc điểm của ngành du lịch (hàng không, khách sạn, vận chuyển công cộng...) là nếu tỷ lệ chiếm chỗ (room/seat occupation) là X% <>

Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo: ví dụ cụ thể là www.vnexpress.net, nơi trưng bày nhiều thông tin thời sự, giải trí, du lịch, văn hóa... để tạo cộng đồng người xem đông đúc và từ đó có doanh thu từ những đối tượng có nhu cầu đăng quảng cáo (banner).

Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp: cuối cùng là web site đơn giản nhất, chỉ để giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, và cho phép người xem liên lạc với doanh nghiệp qua website này. Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình thông qua website giới thiệu thông tin này.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Đào tạo thương mại điện tử sẽ nở rộ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Hiện toàn quốc có 72% tổ chức có website riêng, 65% có các hình thức đào tạo công nghệ thông tin hoặc thương mại điện tử. Trong đó, 79% tổ chức có phòng, ban hoặc khoa riêng về công nghệ thông tin, thương mại điện tử và 81% tổ chức có phòng máy vi tính.

Vụ Thương mại điện tử Bộ Công thương vừa cho biết như vậy sau một cuộc điều tra theo phương pháp lấy mẫu ở 300 tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo trên toàn quốc.

“Những con số này cho thấy một xu hướng khá rõ tại các cơ sở đào tạo là định hướng về đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong những năm gần đây. Mặc dù việc tiến hành mở thêm các khoá mới, các ngành học mới liên quan đến nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhưng các tổ chức vẫn mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực đào tạo mới mẻ này,” GS-TS. Nguyễn Hoàng Long, Trường đại học Thương mại phân tích.

Bên cạnh đó, các hình thức đào tạo cũng có bước chuyển biến rõ nét, đặc biệt nhu cầu về đào tạo theo đơn đặt hàng và đào tạo trực tuyến tăng mạnh. Chẳng hạn, các khoá đào tạo theo đơn đặt hàng chiếm 37% và đào tạo trực tuyến chiếm 9% trong tổng số các khoá đào tạo, theo kết quả điều tra. Còn lại các hình thức đào tạo chính quy dài hạn chiếm 16%, đào tạo tập trung ngắn hạn là 33% và các hình thức khác chiếm khoảng 5%.

Khác với đào tạo chính quy do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thực hiện, đào tạo thương mại điện tử theo nhu cầu là lĩnh vực có sự tham gia sâu rộng của nhiều thành phần trong xã hội nhất, từ các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cho đến các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp.

Theo đó, đối tượng của loại hình đào tạo này cũng đa dạng hơn, bao gồm cả sinh viên các chuyên ngành khác muốn bổ sung thêm kiến thức về thương mại điện tử, cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước có nhu cầu nâng cao hiểu biết về lĩnh vực đang phát triển hết sức nhanh chóng này.Tuy nhiên, đối tượng phục vụ thiết thực nhất của phương thức đào tạo này là khối doanh nghiệp – lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong xã hội.

Song song với loại hình đào tạo không trực tuyến, hình thức đào tạo trực tuyến về thương mại điện tử đang có xu hướng phát triển nhanh. GS.TS. Nguyễn Hoàng Long nhận định: “Mặc dù mới chiếm tỷ lệ 9% nhưng loại hình đào tạo này hứa hẹn nhiều tiềm năng cho tương lai, tuy rằng thời điểm hiện tại kênh đào tạo này đã hỗ trợ rất lớn cho hình thức đào tạo truyền thống nhưng vẫn chưa phát triển thành một kênh chính thức riêng biệt cho một khoá đào tạo về thương mại điện tử trong nước.

Thực tế, khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành thương mại điện tử của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã áp dụng rất thành công phương pháp đào tạo này”.

Điều tra về hiện trạng thương mại điện tử hàng năm của Vụ thương mại điện tử cho thấy, đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử hầu như chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ kinh doanh, hoặc cán bộ tin học được đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử.

Hơn nữa, do đặc thù của lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi người làm phải có cả ba khối kiến thức về thương mại, công nghệ thông tin và ngoại ngữ nên đào tạo ngắn hạn không thể đem lại những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết để tổ chức hoạt động thương mại hiệu quả nhất tại các doanh nghiệp.

GS-TS. Nguyễn Hoàng Long khẳng định, điểm đáng ghi nhận đầu tiên trong mô hình đào tạo chính quy là khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành thương mại điện tử của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (hợp tác với Trường Đại học North Central - NCU, Hoa Kỳ). Chương trình này được xây dựng dựa trên quan điểm đào tạo công nghệ thông tin đảm bảo cho thương mại điện tử với 6 môn học chuyên ngành do các giảng viên Hoa Kỳ giảng dạy và đánh giá theo chương trình của NCU.

Trong đào tạo sau đại học và đại học, sự phát triển nhanh về số lượng sinh viên đại học, luận văn cao học, luận án tiến sỹ, định vị hình ảnh và vị thế của chuyên ngành quản trị thương mại điện tử trong ngành quản trị kinh doanh ở các trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương... và đào tạo công nghệ thông tin thương mại điện tử ở các trường có chuyên ngành công nghệ thông tin... cũng sẽ là một xu thế phát triển trong giai đoạn này. Hầu hết các chương trình đào tạo này được xác định trên cơ sở quan điểm quản trị kinh doanh thương mại điện tử.

Một ví dụ minh chứng cho xu hướng phát triển này được thể hiện thông qua kế hoạch phát triển của Khoa Thương mại điện tử, trường Đại học Thương mại giai đoạn đến 2010. Từ năm 2010, mỗi khoá chính quy hệ đại học của khoa thương mại điện tử sẽ đào tạo từ 250 – 350 học viên. Đội ngũ giáo viên và chuyên viên chuyên ngành sẽ vào khoảng 25 – 27 người (gồm 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 5 tiến sỹ, 5 thạc sỹ...).

Nguồn tin: VnEconomy

 

Ngày 7/8, Trung tâm Phát triển bền vững VnSDC (thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kinh tế Việt Nam) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), với sự tài trợ của Cổng phát triển toàn cầu DGF, đã cho ra mắt cổng đấu thầu trực tuyến dgMarket Vietnam.

dgMarket Vietnam (http://vn.dgmarket.com) là phiên bản của dgMarket đã được Việt hoá với thiết kế giao diện dễ sử dụng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho đấu thầu và mua sắm công qua mạng. Đây cũng là nơi cung cấp các thông tin đấu thầu trong nước và quốc tế một cách toàn diện nhất.

Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

Với sự kết nối trực tiếp với kho dữ liệu thông tin đấu thầu lớn nhất thế giới, dgMarket Vietnam cho phép các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội tìm kiếm, tiếp cận và tham gia đấu thầu không chỉ ở Việt Nam mà cả các gói thầu quốc tế; đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có thể tìm kiếm cơ hội tham gia đấu thầu ở Việt Nam dễ dàng và nhanh chóng.

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó chủ tịch VCCI cho biết, hướng tới đối tượng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dgMarket Vietnam sẽ thúc đẩy việc hình thành các chuỗi cung ứng hiệu quả, nâng cao năng lực của các nhà thầu phụ, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị thông tin qua Internet của doanh nghiệp.

dgMarket Vietnam sẽ công bố thông tin đấu thầu, xét duyệt, chọn lựa nhà thầu, kết quả trúng thầu, hồ sơ thầu và các tài liệu khác.

dgMarket Vietnam tự động dịch tóm tắt các thông báo mời thầu sang 17 thứ tiếng và được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu thông dịch vụ thông tin đấu thầu lớn nhất thế giới với 17 thứ tiếng khác nhau của cổng phát triển toàn cầu.

TS. Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói, với những đặc tính này, dgMarket Vietnam sẽ tạo cơ hội cho các nhà cung cấp tiếp cận với những thông tin đấu thầu xác thực và tin cậy trên toàn cầu.

Nó sẽ giúp cho các nhà cung cấp biết đến những thông báo mời thầu cho những dự án tài chính của tập đoàn Ngân hàng Thế giới và hàng loạt những ngân hàng phát triển khác; biết đến các gói thầu cấp chính phủ lớn của các quốc gia thành viên EU, Mỹ và nhiều nước khác, mở rộng phạm vi thầu ở tầm quốc tế.

Minh bạch hoá hoạt động đấu thầu

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Cổng Phát triển Việt Nam, dự án dgMarket Vietnam sẽ làm tăng tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động mua bán và mở rộng cơ hội kinh doanh cho các tổ chức và doanh nghiệp.

Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Đối với thông tin đấu thầu, để tránh tình trạng khép kín và tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, theo quy định, ngoài đăng tải thông tin trên phương tiện truyền thông, thông tin phải được công khai trên Internet.

Một phần quan trọng trong chi tiêu của Nhà nước là dành cho mua sắm công. Do đó, hệ thống đấu thầu mua sắm công ở mọi quốc gia đều phải đảm bảo tính minh bạch và giá trị thực của chi phí.

dgMarket Vietnam sẽ giúp cho các hợp đồng tài chính của Chính phủ đạt được mức độ minh bạch như yêu cầu đối với các hợp đồng tài chính của WB, Đại diện WB - ông Kofi Awanyo nói.

Bên cạnh đó, nhờ việc áp dụng đấu thầu điện tử, chi phí giao dịch hàng năm, các chi phí thương mại về thời gian và vận chuyển của các doanh nghiệp được tiết kiệm đáng kể.

Điều quan trọng hơn, các cơ quan quản lý đấu thầu cũng như các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và trong bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tìm hiểu thông tin về hoạt động đấu thầu mua sắm công thông qua hệ thống đấu thầu trực tuyến.

Trước khi đi vào hoạt động chính thức, dự án dgMarket Vietnam sẽ tiến hành khảo sát thị trường thông tin đấu thầu, đào tạo kiến thức, hướng dẫn cách sử dụng cổng đấu thầu, hợp tác phát triển đối tác. Dự án chủ yếu nhằm tạo cơ hội cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận và làm quen với một giải pháp mới trong lĩnh vực đấu thầu.

Nguồn tin: VnEconomy

 

Mua bán hàng trên eBay

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Phương thức mua bán chính trên eBay là đấu giá. Tuy vậy, làm quen với cách thức này để thu về lợi nhuận là một việc không đơn giản. Những thông tin cơ bản sau sẽ giúp bạn có thể bắt đầu mở gian hàng đấu giá của mình trên ebay.vn.

eBay.vn tuy có giao diện bằng tiếng Việt nhưng các phần giao diện bên trong vẫn là tiếng Anh. Do đó, yêu cầu đầu tiên khi muốn giao dịch, mua bán trên ebay.vn lẫn ebay.com là bạn phải có vốn tiếng Anh tương đối khá để có thể viết giới thiệu hàng, trao đổi với người mua.

Trước khi bắt đầu mua bán trên eBay, ta cần hiểu rõ phương thức đấu giá hoạt động như thế nào. Đấu giá là loại hình thức mua bán nói theo kiểu nôm na là trả giá, thuận mua vừa bán.

Người bán (seller) sẽ ra một mức giá khởi điểm tương ứng cho mặt hàng của mình cũng như đặt 1 khoản thời hạn đấu giá, ví dụ: 3, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng...

Người mua (buyer) thì đấu giá (bid) tăng dần lên. Người mua nào trả giá cao nhất vào thời điểm kết thúc thời hạn đấu giá thì sẽ giành được mặt hàng với giá thắng trong cuộc đấu giá. Nếu trong thời hạn đấu giá mà không có ai ra giá thì mặt hàng vẫn nằm trong kho hàng của người bán trên eBay.

Với tài khoản eBay mà bạn đã đăng ký đều có thể dùng để mua hoặc bán.

Cách thức bán hàng

Nhấn chọn “Bán” trên thanh menu trên cùng tại eBay.vn. Bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập vào tài khoản. Sau khi đăng nhập, eBay sẽ chuyển bạn đến trang nhập lĩnh vực hàng hóa với giao diện như bên dưới.

Khung "What are you selling?" sẽ giúp bạn tìm kiếm lĩnh vực thích hợp cho mặt hàng của bạn bằng cách gõ vào mặt hàng muốn bán. Ví dụ: clothes (quần áo). Tuy nhiên, độ chính xác của chức năng này cũng chỉ ở mức tương đối. Do đó, nên dùng "Browse for categories".

Browse for categories: tìm lĩnh vực hàng hóa thích hợp. Bạn lần lượt chọn theo từng cấp. Càng hiểu rõ mặt hàng mình muốn bán, bạn càng dễ dàng chọn cấp cho lĩnh vực hàng. Việc này khá quan trọng vì nó sẽ hỗ trợ người mua dễ tìm ra mặt hàng của mình hơn khi tìm kiếm mà đó là vấn đề chính để các seller trên eBay cạnh tranh nhau.

Recently used categories: Chức năng này dùng khi bạn đã rao bán nhiều mặt hàng trước đó và muốn sử dụng lại cùng lĩnh vực hàng cho các mặt hàng kế tiếp.

Lưu ý nếu bạn muốn bán các linh kiện, máy móc liên quan đến xe hơi, xe gắn máy thì nhấn vào "Sell your Car, Part, or Other Vehicle" để mặt hàng sẽ được đưa vào eBay Motors.

Sau khi chọn xong lĩnh vực hàng thích hợp qua "Browse for categories", nếu bạn muốn tăng khả năng tìm kiếm của người mua thì có thể nhập thêm một lĩnh vực phụ nữa cho mặt hàng nhưng sẽ thêm một khoản phí.

Đến phần khai báo chi tiết thông tin mặt hàng, bạn cần lưu ý từng phần khai báo để tránh những trục trặc hoặc thay đổi về sau.

eBay
Phần đầu tiên bạn bắt gặp là "Show / Hide Options". Khi click vào đây sẽ hiện ra một cửa sổ bao gồm 5 phần: Item details, Format, Payment, Shipping Additional. Trong mỗi phần, sẽ có các thiết lập nhỏ như: lưu trữ hình ảnh hàng trên máy chủ của bạn thay vì máy chủ eBay, mặt hàng thuộc nhóm cho phép download, chọn lựa thanh toán ngay qua Paypal khi dùng "Buy it now", dùng check, tiền mặt ... Tuy "Show / Hide Options" nằm ở góc khiêm tốn nhưng nó khá quan trọng. Bạn nên tham khảo qua tất cả những tùy chọn của 5 phần này và chọn lựa phần thích hợp.

Bắt đầu phần khai báo thông tin và thao tác cần làm đầu tiên là kiểm tra lại lĩnh vực hàng (Categories) một lần nữa, nếu muốn thay đổi thì nhấn vào "Change category".

Phần "Describe your item" là phần chính khi đưa hàng lên eBay. Các mục phải khai báo như sau:

ebay
Tìm kiếm và tham khảo cách thức đăng hàng là phương pháp cần thiết cho các eBayer.
Title: Tiêu đề của mặt hàng. Bạn cần đưa thông tin cơ bản nhưng phải đầy đủ, đặc tả được tính chất, nhãn hiệu hoặc model hàng vào tiêu đề, vì người mua sẽ tìm ra mặt hàng của bạn hay không dựa trên những từ khóa nằm trong tiêu đề này. Tổng số ký tự cho phép ở tiêu đề là 55.

Ebay cho phép người bán đăng thêm một tiêu đề phụ (Subtitle) với chi phí là 0.50 USD.

Condition: Chỉ có 2 chọn lựa là: New (hàng mới 100%) và Used (Hàng đã dùng) để nêu rõ tình trạng hàng.

(Mời các bạn tham khảo tiếp phần bài "Cách bán hàng trên eBay - Phần II" để biết thêm các phần chi tiết về cách list hàng lên eBay)

Để mặt hàng của bạn được chú ý trên eBay đòi hỏi phải chú ý từng chút khi đăng hàng. Những điều cần biết về đăng hàng lên trang web đấu giá eBay với các phần thông tin khai báo còn lại.
Add Picture: Ebay hỗ trợ người bán nhập 1 hình ảnh miễn phí với độ phân giải tốt nhất là 1024x768. Hình thứ 2 trở đi sẽ bị tính 0.15 USD/hình. Tối đa số lượng hình có thể nhập vào là 12.

Để nhập hình, bạn nhấn vào "Add Pictures", chọn Browse rồi tìm đến tập tin lưu trên máy. Nếu đã tải lên website nào đó, bạn có thể chọn thẻ Self-hosting để cung cấp đường dẫn. Hai tùy chọn còn lại là 2 chế độ hiển thị hình ảnh và đều có phí.

Gallery Picture: Một ảnh nhỏ sẽ xuất hiện kế tiêu đề (Title) mặt hàng khi người mua tìm kiếm. Phần này có chi phí là 0.35 USD.

Description: Phần mô tả hàng. Nếu không am hiểu về ngôn ngữ HTML và chương trình Microsoft Frontpage, bạn có thể soạn thảo trong Microsoft Word rồi "Save for Web" để lưu lại. Sau đó, dùng Notepad mở tập tin để sao chép mã HTML, dán (paste) vào trong thẻ HTML (mặc định là thẻ Standard) ở phần Description.

Visitor Counter: Bộ đếm cho trang giới thiệu. Nếu mặt hàng nóng thu hút nhiều người mua vào xem, nó sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh. Ngược lại nó sẽ đưa mức đấu giá xuống thấp hơn dự định.

Ebay có 3 hình thức chính để một seller bán mặt hàng của mình trên eBay là:
1. Tạo giá khởi điểm và giá bán để mọi người tham gia đấu giá.
2. Tạo mức giá mà người mua có thể mua ngay với một mức giá cố định không đổi và kết thúc giao dịch ngay.
3. Tương tự như cách 2 nhưng số lượng bán và thời hạn bán có thể kéo dài đến 3 tháng. Đây là hình thức bán với mức giá cố định (Dutch Auction) và các mặt hàng nằm trong "store" của seller.

Trong phần khai báo đăng hàng, bạn cần điền thông tin giá cả cho mặt hàng, bao gồm:

- Giá khởi điểm (Starting price): là mức giá sàn thấp nhất mà người mua buộc phải đặt giá từ mức này trở lên. (Tham khảo mức phí mà eBay thu của bạn khi đặt giá tại đây)

- Giá bán (Reserve price): khi người mua đặt giá trùng khớp hoặc vượt qua mức giá này trong thời hạn đấu giá thì sẽ thắng cuộc. Nghĩa là mức giá mà bạn muốn bán ra.

Thông thường, các seller trong eBay hay có khuynh hướng đặt Starting Price là 1 USD để thu hút được sự quan tâm của mọi người và cho người tham gia đấu giá có thể tự do đặt mức giá tùy ý.

Nếu bạn chỉ thấy khung Starting price mà không có Reserve price thì làm như sau: Chọn lại phần "Show / Hide Options" ở phía trên, chọn "Format" ở bên trái và "Set a minimum selling price for your item" ở bên phải. Nhấn Save để lưu lại thiết lập rồi trở lại phần "Selling Format" sẽ thấy có nút "Change" để nhập giá Reserve Price.

Quantity: số lượng hàng muốn bán. Nếu số lượng đưa lên nhiều hơn 2 thì giá bạn thiết lập là giá cho mỗi món hàng.

Duration: là thời hạn đấu giá, tùy thuộc vào hình thức đấu giá.

Payment methods you accept: Mặc định phương thức thanh toán chi trả trong eBay là Paypal. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các phương thức thanh toán khác như: dùng check, tiền mặt.

Shipping (Chi phí vận chuyển): Bạn cần tham khảo kỹ mức thuế xuất khẩu của loại hàng cần bán, chi phí gởi hàng cho từng vùng và phải chính xác. Nếu có những phụ phí hay mức phí nào thì phải ghi rõ vì tâm lý chung người mua sẽ không còn muốn mua một mặt hàng khi phải trả thêm quá nhiều phụ phí mà không được biết rõ từ trước.

Bạn phải ghi rõ mức thời gian giao hàng cho từng khu vực để người mua có thể biết và phải làm theo mốc thời gian này một cách tuyệt đối nếu bạn không muốn bị hủy bỏ việc mua hàng.

Domestic cost: giá vận chuyển nội hạt. Giá này có liên quan đến phần bên dưới là "Item location". Ta có thể dùng trình "Shipping wizard" để thực hiện việc chọn lựa kích cỡ gói hàng sẽ giao, khai báo trọng lượng... để có mức giá chính xác.

Item location: Mặc định sẽ trùng với địa chỉ của tài khoản. Bạn có thể thay đổi bằng cách nhấn "Change location" để chỉ rõ vị trí của mặt hàng đang rao đấu giá.

Sau khi hoàn tất tất cả thiết lập trong phần khai báo đăng hàng, eBay sẽ chuyển bạn đến 1 trang kế tiếp bao gồm các dịch vụ phụ trội để trang trí cho thông tin mặt hàng thêm nổi bật. Bạn có thể chọn lựa tùy ý theo nhu cầu và mức chi phí cho phép. Tổng số tiền phải trả cho lần đăng hàng sẽ được hiển thị bên dưới cùng. Kiểm tra lại và nhấn "Continue" để hoàn tất đăng hàng.

Chúc các bạn có một khởi đầu mới thuận lợi trên eBay!

Nguồn tin: Thanh Trực - Tuổi Trẻ

 

Quan niệm về E-maketing

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trong kinh doanh, Marketing luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Với kinh doanh trực tuyến, thi marketing lại càng phải được coi trọng hàng đầu. Nội dung những bài viết trong chuyên mục này phần nào giúp các bạn kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Có hai câu nói thể hiện ý tưởng về marketing điện tử:

Jeff Bezos đương kim chủ tịch của một trong những công ty kinh doanh qua mạng hàng đầu thế giới (Amazon.com) với doanh số trung bình 4 tỷ USD/năm, hàm ý rằng: đã là một công ty kinh doanh thì phải chú trọng tới khách hàng, hướng tới nhu cầu của khách hàng trước khi đề cập tới sản phẩm của mình, cho dù trong thời đại công nghệ thông tin hay các thời đại khác.

Chúng tôi không phải là nhà phân phối sách báo - Chúng tôi cũng không phải là người bán băng đĩa nhạc - Chúng tôi cũng không phải là những nhà kinh doanh phim ảnh - Và cũng không phải là công ty chuyên bán đấu giá, mà Chúng tôi là công ty phục vụ khách hàng. (Jeff Bezos)

Khái niệm về E-marketing

Khái niệm 1:

P.Kotler: Quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và internet.

Khái niệm 2.

Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử

Khái niệm 3.

Marketing điện tử là hoạt động ỨNG DỤNG mạng internet và các phương tiện điện tử (web, e-mail, cơ sở dữ liệu, multimedia, pda...) ĐỂ tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng THÔNG QUA nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành...), các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Khái niệm 4.

Marketing Internet là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin Internet

Bản chất Marketing điện tử

- Môi trường: Marketing trong môi trường mới, môi trường Internet

- Phương tiện: Internet và các thiết bị thông tin được kết nối vào Internet

- Bản chất: Vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền thống
là Thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, tuy nhiên người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với người tiêu dùng truyền thống (bình cũ, rượu mới); họ có thói quen tiếp cận thông tin khác, đánh giá dựa trên các nguồn thông tin mới, hành động mua hàng cũng khác...

Khái niệm thị trường được mở rộng thành “Không gian thị trường” (Marketplace) thể hiện phạm vị thị trường được mở rộng hơn trong thương mại điện tử. Thị trường ở đây vẫn được hiểu là “tập hợp những người mua hiện tại và tiềm năng”. Tuy nhiên, người mua hiện tại và tiềm năng được mở rộng hơn nhờ Internet. Điều này xuất phát từ chính bản chất toàn cầu của Internet, cho phép thông tin về sản phẩm, dịch vụ có thể đến với mọi cá nhân, tổ chức trên khắp thế giới và giao dịch cũng có thể được thực hiện thông qua Internet, khiến phạm vi khách hàng hiện tại và tiềm năng mở rộng hơn.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Đặc điểm riêng của Marketing điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Những điểm khác biệt so với marketing truyền thống

* Tốc độ: tốc độ giao dịch nhanh hơn.
* Liên tục 24/7: hoạt động liên tục, không gián đoạn.
* Phạm vi: mở rộng ra phạm vi toàn cầu, các rào cản thâm nhập thị trường có thể bị hạ thấp, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường.

* Đa dạng hóa sản phẩm: khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn đồng thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa (customize) sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng khai thác và chia xẻ thông tin qua Internet.

* Khả năng tương tác: chia xẻ thông tin với khách hàng 24/7.
* Tự động hóa: các giao dịch cơ bản.
* Tốc độ:Thông tin về sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường nhanh hơn.
* Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn.
* Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hoá số hoá, việc giao hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn).

* Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng nhanh hơn... Thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn.

Tiến hành hoạt động Marketing trên Internet có thể loại bỏ những trở ngại nhất định về sức người. Chương trình Marketing thông thường, chưa có ứng dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt động Marketing Internet. Market- ing Internet có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết (Death of Time). Ví dụ như hệ thống máy tính trên Internet có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng mọi lúc và mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có thể được thoả mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó, Marketing Internet có một ưu điểm hơn hẳn so với Marketing thông thường là nó đã khắc phục được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội kinh doanh.

Không gian: Phạm vi toàn cầu/không phụ thuộc không gian

Marketing qua Internet có khả năng thâm nhập đến khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Thông qua Internet, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng Mỹ, EU, Nhật, Úc với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất.

Ở đây, Marketing Internet đã hoàn toàn vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa lý (Death of Distance). Thị trường trong Marketing Internet không có giới hạn, cho phép doanh nghiệp khai thác được triệt để thị trường toàn cầu. Đặc trưng này của Marketing Internet bên cạnh những lợi ích đã thấy rõ còn ẩn chứa những thách thức đối với các doanh nghiệp. Khi khoảng cách về địa lý giữa các khu vực thị trường đã trở nên ngày càng mờ nhạt thì việc đánh giá các yếu tố của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Môi trường cạnh tranh vốn đã gay gắt trong phạm vi một quốc gia, nay càng trở nên khốc liệt hơn khi nó mở rộng ra phạm
vi quốc tế. Chính điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình lập kế hoạch Marketing của mình.

Đa dạng hoá sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ trên các cửa hàng ảo (Virtual Stores) ngày càng hoàn hảo. Chỉ cần ngồi ở nhà, trước máy vi tính kết nối Internet, không phải tốn công đi lại, khách hàng vẫn có thể thực hiện việc mua sắm như tại các cửa hàng thật. Các siêu thị máy tính ảo, các phòng tranh ảo, các cửa hàng trực tuyến, các nhà sách ảo... đang ngày càng trở nên sống động và đầy thú vị. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều địa chỉ (trang Web bán hàng trên mạng) của các “cửa hàng ảo” hoạt động kinh doanh thành công trên mạng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.

www.amazon.com: cửa hàng bán tất cả các cuốn sách cho mọi khách hàng trên thế giới, hiện nay bán rất nhiều mặt hành với mục tiêu phấn đấu thành công ty bán lẻ lớn nhất thế giới www.dell.com: cung cấp giải pháp CNTT đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

* Giảm sự khác biệt về văn hoá, luật pháp, kinh tế.
* Luật mẫu về Thương mại điện tử, chữ ký điện tử, giao dịch điện tử.
* Môi trường Internet có tính toàn cầu, sự khác biệt về văn hoá của người sử dụng được giảm đáng kể.
* Trở ngại của khâu giao dịch trung gian đã được loại bỏ.

Trong Marketing thông thường, để đến được với người tiêu dùng cuối cùng, hàng hoá thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới... Trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệp không có được mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thường kém chính xác và không đầy đủ. Bởi vậy, phản ứng của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường thường kém kịp thời. Ngoài ra, do- anh nghiệp còn phải chia sẻ lợi nhuận thu được cho các bên trung gian.... Nhưng với Marketing Internet, những cản trở bởi khâu giao dịch trung gian (Death of Intermediaries) đã hoàn toàn được loại bỏ. Nhà doanh nghiệp và khách hàng có thể giao dịch trực tiếp một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua các website, gửi e-mail trực tiếp, các diễn đàn thảo luận...

Marketing trực tuyến

Bằng việc ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo ra được một kênh Marketing hoàn toàn mới mẻ, đó là kênh Marketing trực tuyến. Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được số liệu thống kê trực tuyến, đánh giá ngay được hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp mình - điều không thể nào làm được trong Marketing thông thường. Ví dụ như, trang web của doanh nghiệp được lắp đặt hệ thống đếm số lần truy cập. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thống kê được một cách chính xác số người quan tâm đến trang web của mình ở bất kỳ thời điểm nào.

Hàng hoá và dịch vụ số hoá

Khác với Marketing thông thường, khách thể trong Marketing In- ternet có thể là hàng hoá và dịch vụ số hoá. Chúng thường được phân phối dưới các hình thức như: các tài liệu (văn bản, sách báo...), các dữ liệu ( số liệu thống kê...), các thông tin tham khảo hay các phần mềm máy tính....

Các phần mềm, báo và đĩa CD âm nhạc rồi sẽ không cần thiết phải đóng gói và phân phối tới các kho hàng, các kiốt bán hàng hay đến nhà nữa, chúng có thể hoàn toàn được phân phối qua mạng Internet dưới dạng hàng hoá số hoá (digital goods). Và tuy còn hạn chế nhưng các ngành khác như dịch vụ tư vấn, giải trí, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và y tế... cũng đang sử dụng Internet để làm thay đổi phương thức kinh doanh của họ. Những người đi nghỉ giờ đây có thể tìm thấy thông tin về các thành phố mà họ dự định đến thăm trên các trang web, từ những thông tin hướng dẫn giao thông, thời tiết cho đến các số điện thoại, địa chỉ.... Những khách sạn có thể mô tả về vị trí cùng với các bức ảnh về tiền sảnh, phòng khách và các phòng ngủ của họ. Các hãng kinh doanh bán vé máy bay có thể cung cấp các công cụ đặt chỗ thông qua các trang web cho khách hàng sử dụng...

Những đặc điểm riêng của Markeing điện tử có nguồn gốc từ đâu?

* Internet cho phép liên lạc liên tục, mọi nơi, mọi lúc.
* Thông tin số hóa có thể trao đổi gần như vô hạn.
* Khả năng liên kết với mọi phương tiện thông tin truyền thống: điện thoại, fax, TV…
* Khả năng trình bày thông tin hoàn hảo: âm thanh, hình ảnh, động…

Bản chất Marketing không thay đổi, vẫn là một quá trình quá trình trao đổi thông tin và kinh tế, từ việc xác định nhu cầu đến lập các kế hoạch 4Ps đối với sản phẩn, dịch vụ, ý tưởng đến tiến hành và kiểm tra để thực hiện các mục đích của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, phương thức tiến hành marketing điện tử khác với marketing truyền thống. Thay vì marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư từ, điện thoại, fax... khiến cho sự phối hợp giữa các bộ phận khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn. Marketing điện tử chỉ cần sử dụng Internet. để tiến thành tất cả các hoạt động khác của Marketing Internet như nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng... đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Thương Mại Điện Tử nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Thật vậy, ở Việt Nam hiện nay chưa có đơn vị kinh doanh nào hoàn toàn “ảo”, có nghĩa là các hoạt động kinh doanh hoàn toàn dựa trên mạng Internet.

Các lý do bên dưới sẽ giúp bạn nhận ra những lợi ích mà Thương Mại Điện Tử sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn:

Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: chỉ với vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng, bạn đã có thể đưa thông tin quảng cáo của bạn đến với vài trăm triệu người xem từ các nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có Thương Mại Điện Tử làm được cho doanh nghiệp. Thử so sánh với một quảng cáo trên báo Tuổi Trẻ với vài triệu độc giả, mỗi lần quảng cáo bạn phải trả ít nhất 50 đô-la Mỹ, còn nếu bạn có một website của mình, bạn có thể quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, và lượng độc giả của bạn là hàng trăm triệu người từ mọi nơi trên thế giới. Chi phí cho website của bạn mỗi tháng ước tính (kinh tế nhất) là: 5 đô-la Mỹ chi phí lưu trữ trực tuyến (hosting), 10-20 đô-la Mỹ trả cho chi phí quảng cáo (liệt kê địa chỉ web của bạn trên một dạng danh bạ doanh nghiệp điện tử. Dĩ nhiên, đây chỉ là chi phí tối thiểu cho website của bạn. Nếu bạn có khả năng tài chính, bạn có thể thuê quảng cáo với chi phí cao hơn để mong quảng cáo tốt hơn.

Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với Thương Mại Điện Tử, bạn có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, bạn có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v…

Nói tóm lại, Thương Mại Điện Tử mang lại cho bạn các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng. Nếu bạn không xử lý yêu cầu thông tin của đối tượng quan tâm một cách nhanh chóng, họ sẽ không kiên nhẫn mà chờ bạn, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh tranh đang săn đón họ.

Tăng doanh thu: với Thương Mại Điện Tử, đối tượng khách hàng của bạn giờ đây đã không còn bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc. Bạn không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong thành phố của bạn, mà bạn còn có thể bán hàng trong toàn bộ Viêt Nam hoặc các nước khác. Bạn không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với bạn mà bạn đang tích cực và chủ động đi tìm khách hàng cho mình. Vì thế, chắc chắn rằng số lượng khách hàng của bạn sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Đó là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, cũng xin nhắc lại với bạn rằng chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của bạn phải tốt, nếu không, Thương Mại Điện Tử cũng không giúp gì được cho bạn.

Giảm chi phí hoạt động: với Thương mại điện tử, bạn không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, bạn cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa...

Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành website mỗi tháng không quá một triệu đồng. Nếu website của bạn chỉ là trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, bạn tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và đặc biệt nếu doanh nghiệp bạn làm hàng xuất khẩu, bạn có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho những chuyến đích thân “xuất ngoại”.

Lợi thế cạnh tranh: việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, bạn tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng Thương Mại Điện Tử, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.

Tóm lại, Thương Mại Điện Tử thực sự là một cơ hội cho các do- anh nghiệp ở Việt Nam. Bạn đừng nghĩ rằng hãy còn quá sớm để nói đến Thương Mại Điện Tử. Những người chiến thắng thường là những người đi tiên phong, hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến Thương Mại Điện Tử, do đó, để giành lấy ưu thế, bạn không thể thủng thỉnh đi dạo và quan sát người khác hành động, mà bạn phải nhanh tay hành động ngay. Nếu bạn không hiểu rõ mình phải làm gì, bạn có thể liên lạc với chúng tôi, chúng tôi rất hân hạnh được tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn những điều bạn nên làm.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Tất cả các công ty đều rất quan tâm tới TMĐT đơn giản vì nó có thể giúp họ tăng thêm lợi nhuận qua việc tăng lượng bán và giảm chi phí.

Quảng cáo tốt trên Web có thể có được thông báo quảng cáo của các công ty nhỏ tới người tiêu dùng trên mọi quốc gia trên thế giới.

Chi phí cho việc sử lý những yêu cầu bán hàng, cung cấp các yêu cầu hỏi về giá cả, và xác nhận các sản phẩm có sẵn có thể giảm nhờ TMĐT trong hỗ trợ kinh doanh và quá trình đặt hàng của một doanh nghiệp. Năm 1998, Cisco Systems đã bán được 72 sản phẩm thiết bị máy tính của mình qua Web, bởi không có một dịch vụ khách hàng nào có thể đại diện cho những hoạt động kinh doanh như thế nên Cisco dự tính rằng họ có thể bớt được 500.000 cuộc gọi mỗi tháng và mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn 500 triệu đô la.

TMĐT tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho người kinh doanh cũng như người mua. Các doanh nghiệp có thể dùng TMĐT trong quá trình mua bán để xác định các đối tác cung và cầu mới. Trong TMĐT thì thoả thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. TMĐT đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doang nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch.

TMĐT cho người kinh doanh nhiều sự lựa chọn hơn là thương mại truyền thống bởi họ có thể đồng thời biết nhiều loại sản phẩm và các loại dịch vụ từ nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ. Có khách hàng thì muốn sử dụng một lượng thông tin lớn khi quyết định mua bán trong khi những người khác không cần nhiều như vậy.

TMĐT cung cấp cho người kinh doanh cách dễ dàng nhất để tuỳ chỉnh các cấp độ thông tin trong mua bán. Thay vì phải đợi nhiều ngày để gửi thư từ, mang theo một quyển mẫu hoặc các trang mô phỏng sản phẩm hoặc thậm chí nhanh hơn là nhờ vào những giao dịch qua fax, thì người kinh doanh có thể truy cập ngay vào những thông tin chi tiết trên Web. Với một số sản phẩm như phần mềm, các audio clip, các hình ảnh thậm chí là có thể được chuyển qua Internet, giảm được thời gian mà người kinh doanh phải chờ để bắt đầu việc mua hàng.

Lợi nhuận của TMĐT cũng đã tăng thêm phúc lợi xã hội. Thanh toán điện tử của việc trả thuế, lương hưu, và phúc lợi xã hội chi phí thấp, an toàn và nhanh chóng khi giao dịch qua Internet. Hơn nữa các thanh toán điện tử có thể kiểm toán và điều hành dễ dàng hơn các thanh toán bằng séc có thể chống thất thoát và gian lận.

TMĐT còn có thể đáp ứng được các dịch vụ và các sản phẩm tới những nơi xa xôi.

Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT. Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo các công nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết những bất lợi của TMĐT ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát triển nhanh của các công nghệ cơ bản. Những bất lợi này sẽ biến mất khi TMĐT hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động và được toàn bộ dân chúng chấp nhận. Nhiều sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi những nhận xét của khách hàng tiềm năng được trang bị và sẵn sàng mua qua Internet. Ví dụ, nhà kinh doanh tạp phẩm trực tuyến Peapop chỉ thực hiện các dịch vụ giao hàng của mình trong một số thành phố. Do nhiều khách hàng tiềm năng của Peapop bắt đầu kết nối với Internet và bắt đầu thấy sự tiện lợi của việc mua bán trực tuyến, nó sẽ có thể mở rộng thêm nhiều khu vực.

Các doanh nghiệp thường tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các vụ đầu tư trước khi sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào. Điều đó rất khó thực hiện trong TMĐT bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Chi phí, là một chức năng của công nghệ, có thể thay đổi nhanh chóng thậm chí chỉ trong thời gian ngắn thực hiện các dự án TMĐT do những công nghệ cơ bản đang thay đổi một cách nhanh chóng. Nhiều công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ được các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và quá trình kinh doanh cần thiết để làm TMĐT có hiệu quả. Một vấn đề khác mà các công ty muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó khăn trong việc thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch được thiết kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho TMĐT.

Cùng với các vấn đề về công nghệ và phần mềm, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong TMĐT. Nhiều người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên Internet, có một số người tiêu dùng khác đơn giản thường hơn có thể thích hợp được với sự thay đổi và cảm thấy không thoải mái trong việc xem các hàng hoá trên màn hình máy tính hơn là xem trực tiếp.

Môi trường pháp lý mà TMĐT được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Luật kiểm soát TMĐT được viết ra khi các tài liệu được ký dự tính hợp lý trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Khi có nhiều các doanh nghiệp và cá nhân thấy được lợi ích của TMĐT là hấp dẫn, thì những bất lợi liên quan đến công nghệ và văn hoá này sẽ không còn tồn tại nữa.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Điều kiện cần cho Thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khái niệm Thương mại điện tử (TMĐT) gần đây đã được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Thương mại điện tử là gì và nó có lợi ích gì?

Và càng ít người hơn có thể hiểu rõ những gì quan trọng và tiên quyết, thiết yếu để thực hiện Thương mại điện tử thành công. Bài viết này tóm tắt 10 điểm quan trọng mà bạn cần phải nắm khi quyết định tham gia Thương mại điện tử, dù là một phần khởi đầu của Thương mại điện tử, đó là xây dựng hệ thống web và bắt đầu tiếp thị hay bán hàng trên mạng.

Nếu Thương mại điện tử là dễ thì ai cũng có thể làm được: không phải chỉ cần thuê một nhóm kỹ thuật xây dựng một hệ thống web cho bạn rồi đưa hệ thống này lên mạng là bạn đã tự hào rằng mình đã thực hiện Thương mại điện tử. Để thực sự thu lại lợi ích mang lại bởi hệ thống web của bạn, bạn cần phải làm nhiều điều hơn. Đơn giản nhất là marketing website của bạn, nếu không, nó sẽ chìm mất trong hơn 2 tỉ trang web khác. Sau đó là làm sao để giữ người xem quay lại thường xuyên trang web của bạn. Nếu bạn không có thời gian, bạn có thể thuê những công ty dịch vụ để họ “chăm sóc” cho website của bạn.

Tiếp thị (marketing) là quan trọng nhất: bạn phải dành nhiều thời gian để thu hút đối tượng khách hàng vào xem trang web của bạn. Điều này cực kỳ quan trọng cho những trang web bán hàng trên mạng. Hoặc bạn có thể trả tiền cho dịch vụ marketing website của bạn. Thực ra, đây là hình thức rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì phải thuê ít nhất một nhân viên làm việc này và trả tiền cho đường truyền Internet, bạn có thể chỉ phải trả vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng để thuê một công ty chuyên nghiệp tiếp thị và quảng cáo website của bạn đến với những đối tượng khách hàng của bạn trên khắp thế giới.

Bạn không thể bán những gì khách hàng không cần: không phải bất cứ thứ gì cũng có thể bán được qua mạng. Ví dụ, sẽ không ai mua gạo hay dầu gội qua mạng bởi vì họ có thể mua chúng dễ dàng ở các cửa hiệu ở mọi nơi. Khi bạn quyết định bán hàng qua mạng, bạn phải khảo sát kỹ liệu sẽ có thị trường tiêu thụ qua mạng cho mặt hàng của bạn hay không. Nếu có, thì ắt sẽ có người khác có cùng ý tưởng với bạn, nên cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, do đó, bạn phải biết cách làm nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình để tăng lợi thế cạnh tranh.

Khách hàng sẽ không thể mua nếu như họ không tìm thấy nơi

Cách tìm qua Search Engine là thông dụng nhất. Vì thế, bạn phải đăng ký website của mình với các Search Engine, kể cả trả tiền cho các Search Engine để được liệt kê ở những trang đầu. Nếu bạn chìm ngập trong hơn 2 tỉ trang web, làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của bạn? Thông thường một người biết được một website là do: tìm kiếm từ Search Engine, bạn bè giới thiệu, hay đọc được thông tin về địa chỉ website đó từ một nguồn nào khác. Ngoài ra, việc bố trí phân loại thông tin hay hàng hóa trên trang web của bạn cũng phải nhắm đến mục tiêu làm sao cho người xem tìm kiếm được cái họ muốn dễ dàng nhất. Nên nhớ, khách hàng sẽ không kiên nhẫn dạo chơi trong website của bạn lâu đâu. Nếu bạn làm họ mất kiên nhẫn, bạn sẽ mất khách hàng đấy!

Tốc độ: tốc độ là một yếu tố quan trọng trong Thương mại điện tử. Tốc độ truyền tải trang web của bạn chậm sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ đi. Có 2 yếu tố để cải thiện tốc độ truyền: trang web của bạn không nên có nhiều hình ảnh, âm thanh không thực sự hữu ích. Lý tưởng là mỗi trang web nên bé hơn 50KB. Và khi mua dịch vụ hosting, nên chọn lựa chất lượng hosting kha khá để có thể đảm bảo tốc độ xử lý và truyền tin không quá tệ. Ngoài ra, những khâu khác cũng cần lưu ý tốc độ như: trả lời email, thanh toán, giao hàng v.v… Bạn cũng luôn muốn được phục vụ nhanh chóng và có chất lượng phải không?

Website đơn giản: bạn hãy xem thử website www.google. com hay www.amazon.com và sẽ thấy rằng chúng rất đơn giản về thiết kế, không có hình ảnh động, nhiều màu sắc, nhưng điều tối quan trọng là chức năng mạnh của chúng. Đó là mấu chốt của vấn đề: khách hàng không cần một website mang tính “nghệ thuật” cao, mà họ cần một website cung cấp cho họ những chức năng, sản phẩm, thông tin họ cần.

Nếu bạn không hiểu khách hàng thì bạn không thành công được: đặc điểm của Thương mại điện tử là giao dịch ảo: người bán và người mua không cần phải gặp nhau. Do đó, việc tìm hiểu thói quen, sở thích của khách hàng trong Thương mại điện tử lại càng quan trọng và không dễ thực hiện. Do đó, bằng nhiều hình thức, bạn phải nghiên cứu kỹ về sở thích, thói quen, nhu cầu của nhóm khách hàng của bạn, để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn, và cũng là đẩy mạnh doanh số của bạn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuê một công ty dịch vụ chuyên về lĩnh vực này để nghiên cứu và tư vấn cho bạn sẽ hiệu quả hơn về chất lượng và chi phí.

Không phải ai cũng có khiếu về thiết kế web: cách tốt nhất để xây dựng hệ thống web của bạn, nếu bạn chưa hiểu biết sâu về Thương mại điện tử, là thuê một nhóm chuyên môn để làm việc này cho bạn. Ngày nay, chi phí dịch vụ cho việc xây dựng một website quảng cáo thông tin về doanh nghiệp của bạn chỉ vào khoảng trên dưới 100 đô la Mỹ. Nếu bạn bán hàng qua mạng, chi phí này có thể cao hơn 3-4 lần. Ngoài ra, khi viết nội dung, bạn cũng có thể nhờ dịch vụ để chất lượng bài viết và bài dịch (tiếng Anh) cao hơn. Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ xây dựng website và giá cả dịch vụ cũng rất đa dạng. Bạn nên tham khảo kỹ giá cả và các điều khoản dịch vụ, hậu mãi để có quyết định đúng đắn và không bị trả tiền quá nhiều.

Khách hàng dừng chân càng lâu thì càng có cơ hội bán được hàng: điều này cũng dễ hiểu vì nó cũng giống như trong thương mại truyền thống. Khi khách hàng chịu dừng chân lâu trong gian hàng của bạn ở siêu thị hay hội chợ, có nghĩa là họ đã bắt đầu quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn và họ thật tình muốn mua. Do đó, hãy tìm cách giữ chân khách hàng ở lâu trong trang web của bạn bằng cách xây dựng diễn đàn (forum), cung cấp thông tin hữu ích và hấp dẫn, tổ chức các trò vui chơi v.v…

Những chuyên gia không phải lúc nào cũng đúng: đúng là bạn phải nhờ đến các dịch vụ chuyên nghiệp khi xây dựng website, khi quảng cáo website v.v… Tuy nhiên, tốt nhất bạn hãy tự tìm hiểu những kiến thức chung nhất về Thương mại điện tử và mạnh dạn hỏi các chuyên gia những điều bạn muốn biết. Hãy có lập trường riêng của mình, trong khi vẫn biết lắng nghe người khác và sàng lọc các ý kiến. Đây là việc kinh doanh của bạn, và bạn phải có ý kiến riêng của mình.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Ảnh hưởng của thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sự ra đời của Thương mại điện tử đã tác động đến nhiều khía cạnh của kinh doanh hiện đại: Ngân hàng, marketing, sản xuất, chiến lược kinh doanh, định vị và phân khúc thị trường,...
Tác động đến hoạt động marketing

- Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn.

- Hành vi khách hàng: Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web.

- Phân khúc thị trường và Thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý... được bổ sung thêm bởi các tiêu chí liên đặc biệt khác của Thương mại điện tử như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web...

- Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất (Amazon.com), đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (Dell.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất (Charles Schwab)...

- Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của Thương mại điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia xẻ thông tin giữa Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng (Li&Fung.com). Việc định giá cũng chịu tác động của Thương mại điện tử khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của Thương mại điện tử, đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của Thương mại điện tử với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7...

Thay đổi mô hình kinh doanh

Một mặt các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hoàn toàn mới được hình thành.

Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống như: Ford Motor. com; Charles Schwab, IBM.com...

Mô hình kinh doanh mới: Dell.com, Amazon.com, Cisco.com,...

Tác động đến hoạt động sản xuất

Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng Thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của Thương mại điện tử trong sản xuất:

Tác động đến hoạt động ngân hàng

Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng.

1. Internet banking

2. Thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến

3. Thanh toán bằng thẻ thông minh

4. Mobile banking

5. ATM

6. POS

Tác động đến hoạt động vận tải, bảo hiểm

Mô hình kinh doanh bảo hiểm cũng bị thay đổi bởi tác động của Thương mại điện tử. Cụ thể xem mô hình trong phần tác động đến các ngành nói chung

Tác động đến hoạt động ngoại thương

Đối với hoạt động ngoại thương, Thương mại điện tử có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là toàn cầu rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của TMĐT. Chi tiết xem chuyên đề của UNCTAD về ứng dụng Internet vào Thương mại quốc tế.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Lợi ích của Thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thương mại điện tử - một bước tiến thật dài nhưng cực nhanh của quy trình kinh doanh hiện đại. Trong bài này, quý bạn đọc sẽ được tìm hiểu lợi ích mà Thương mại điện tử mang lại.

Lợi ích của thương mại điện tử với doanh nghiệp

- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.

- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.

- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon. com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

- Giảm chi phí thông tin liên lạc:

- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%)

- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.

- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

Lợi ích đối với người tiêu dùng

- Tùy từng nhóm khách hàng: Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ hơn

- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

- Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.

- “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

- Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng

Lợi ích đối với xã hội

- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua In- ternet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.

- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Căn cứ vào tính chất của thị trường khách hàng, người ta tách Thương mại điện tử ra làm 2 loại hình: B2B (Business - To - Business): Thuơng mại điện tử B2B chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các doanh nghiệp mua hàng.
B2C (Business - To - Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.

Vậy điểm khác biệt giữa Thương mại điện tử B2B và B2C là gì?

Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng

Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn. Ngoài ra, có 2 sự khác biệt lớn nữa:

Khác biệt về đàm phán, giao dịch:

Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá.

Khác biệt về vấn đề tích hợp:

Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Lịch sử hình thành thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tên gọi: Thương mại điện tử từ khi ra đời đến nay có nhiều tên gọi khác nhau như: online trade, cyber trade, electronic business, paperless commerce (trade), electronic commerce, e-commerce.

Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp:

Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác.

Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm vào cuối thập kỷ 90:

- Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997)

- Thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997)

- Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000)

Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng:

Thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân. Thương mại điện tử là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá.

- UNCITAD, 1998: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, marketing, bán hay giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.

- EU: Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm Thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và Thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).

- Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá được; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (elec- tronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán...

- OECD: Thương mại điện tử gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đó được số hoá thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL).

- UN: đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển Thương mại điện tử phù hợp:

• Phản ánh các bước Thương mại điện tử, theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử”.

• Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước, theo chiều dọc: “Thương mại điện tử bao gồm :

1. Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển Thương mại điện tử

2. Thông điệp

3. Các quy tắc cơ bản

4. Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực

5. Các ứng dụng

Mô hình IMBSA đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển Thương mại điện tử.

WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận quan internet dưới dạng số hoá.

OECD: Thương mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ thuận số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng.

AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử.

UNCITRAL (UN Conference for International Trade Law ), Luật mẫu về Thương mại điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996): Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.

“Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuận điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh...

“Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.

Bản chất

•Thương mại điện tử gồm toàn bộ các chu trình và các hoạt động kinh doanh của các tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.

•Thương mại điện tử phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực).

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Những kẻ chuyên phát tán spam có thể tận hưởng cuộc sống sung túc chỉ bằng cách gửi e-mail quảng cáo thuốc an thần, chất kích thích, nội dung khiêu dâm và đánh bạc...

Ed, một spammer trẻ đã "rửa tay gác kiếm", tiết lộ có những giai đoạn cậu kiếm được tới 60.000 USD/tháng nhờ email marketing. Việc giàu lên nhanh chóng càng làm cho Ed khó cưỡng nổi lòng tham. Từ khi bị đuổi khỏi trường năm 17 tuổi đến lúc quyết định chấm dứt "sự nghiệp spam" năm 22 tuổi, Ed chỉ tập trung săn lùng những người muốn mua thuốc trực tuyến hoặc tin tưởng một cách ngây thơ rằng họ sẽ đạt giải thưởng cao trong các cuộc đánh bạc online.

"Chắc tôi sẽ bị tống xuống địa ngục. Nhưng tôi thực sự là một người tốt. Hãy tin tôi", Ed nói trong một sự kiện bảo mật do hãng IronPort tổ chức tại London (Anh) hôm qua.

Với dáng vẻ niềm nở, nhanh nhẹn và ăn mặc giản dị, không ai nghĩ Ed từng là người mà cả cộng đồng Internet ghét bỏ. Ed sử dụng 10 giờ mỗi ngày để tìm hiểu mánh khóe tránh các bộ lọc spam, như chèn ảnh và video vào e-mail để công cụ lọc tưởng đó là thư hợp pháp.

"Kỹ năng spam càng cao, số tiền kiếm được càng nhiều", Ed khẳng định.

Bước đầu, Ed sẽ tìm một thương gia muốn bán sản phẩm trực tuyến. Tiếp theo, cậu tập hợp một danh sách địa chỉ e-mail, tạo đường link mà khi người nhận bấm vào, máy tính của họ sẽ bị chuyển hướng đến website của thương gia kia.

Sau khi thực hiện hai bước trên, Ed đi thuê botnet (mạng những máy tính bị hacker khống chế do nhiễm phần mềm nguy hiểm) để phát tán thông điệp. Nếu có người mua hàng, Ed sẽ được hưởng hoa hồng, thường là theo tỷ lệ 50-50.

Số thư rác thành công thường chỉ chiếm 1%, nhưng có lần Ed đã lừa được tới 30% chỉ nhờ bức ảnh người phụ nữ thổi bóng bay. Riêng năm ngoái, Ed thu về 480.000 USD, nhưng cậu hiểu đã đến lúc cần chấm dứt. "Tôi không thể vào quán bar và giới thiệu rằng tôi giúp các hãng sản xuất bán thuốc Viagra được", Ed nói.

Ngay khi "nghỉ hưu", Ed bắt tay vào viết sách với tựa đề Inside the Spam Cartel: Trade Secrets from the Dark Side (Những giao dịch bí mật và mặt trái của thế giới spam). "10 năm nữa, spam vẫn tồn tại. Một khi người sử dụng còn mua sản phẩm được tiếp thị qua thư rác, nghề này còn phát triển", Ed khuyến cáo.

Nguồn tin: VnExpress/PC World

 

Ở châu Á, người tiêu dùng đang quay lưng lại với thương mại điện tử. Vậy làm cách nào để thương mại điện tử không đi xuống, không bi lãng quên và tiếp tục giành được nhiều lợi nhuận? Và người Hàn Quốc đã tìm ra câu trả lời: Thanh toán thuận tiện và an toàn cho những sản phẩm mua qua Internet. Như vậy, thanh toán linh hoạt đã trở thành biện pháp khuyến khích thương mại điện tử.

Các công ty thương mại điện tử châu Á vốn dang gặp nhiều khó khăn giờ đây hào hứng noi gương các công ty Hàn Quốc nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Sau nhiều năm cung cấp thông tin trên mạng miễn phí và kiên nhẫn xem xét những bất ổn trong các trang thương mại điện tử của mình, các công ty Hàn Quốc là những người đầu tiên nhận ra rằng để đạt được thành công phải bắt đầu với hệ thống trả tiền linh hoạt.

Ông Max Hwang, giám đốc công ty liệu pháp Internet Netvalue ở Hàn Quốc cho rằng: “Các biện pháp thanh toán linh hoạt sẽ giúp người tiêu dùng thoải mái hơn trong chi tiêu trên Internet. Và khi đó, họ sẽ sẵn lòng mua những mặt hàng đắt hơn và lớn hơn trên mạng”. Những thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển tiền đơn giản rất không thuận tiện. Do vậy, các công ty thương mại điện tử đã liên kết với các công ty điện thoại di động để hoạt động mua hàng trên mạng cũng đơn giản như mua...vé xem phim hay tải chương trình trò chơi, được thanh toán vào tài khoản điện thoại di động.

Các nhà phát triển phần cứng, như Global Cais, đã tìm ra cách liên kết giữa thương mại điện tử và thanh toán điện thoại với nhau. Vào tháng 7/2002, dịch vụ thanh toán quy mô nhỏ chính thức được đưa vào sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất Hàn Quốc SK Telekom báo cáo chỉ có vỏn vẹn 10 triệu won (7.800 USD) được thanh toán dưới hình thức này, chỉ một năm sau đã tăng vọt tới hơn 2000 tỷ won (1,2 triệu USD) một tháng...

Tới cuối năm 2003, các công ty điện thoại di động không còn độc quyền trong lĩnh vực này. Nhiều tập đoàn điện thoại cố định truyền thống như Korea Telekom và Dacom đang tiến vào lĩnh vực dịch vụ thanh toán. Các công ty đều tạo ra các trang web thanh toán dịch vụ toàn phần, cho phép khách hàng trả tiền cho mọi thứ từ các khoản mua sắm trên mạng tới phí bảo dưỡng căn hộ hay tiến hành chuyển tiền chỉ bằng cách đăng ký trên mạng.

Tất nhiên việc tạo ra một hệ thống thanh toán hiện đại không thể giải quyết mọi vấn đề của thương mại điện tử. Ba năm trước, công ty điện tử viễn thông HongKong Pacific Century CyberWorks đã giới thiệu một giải pháp thanh toán trên mạng tương tự như Dacom, nhưng không thành công. Việc cải thiện hệ thống thanh toán sẽ giúp nhiều người tiêu dùng cảm thấy an toàn khi mua sắm trên mạng, nhưng ở những nơi như HongKong, có rất nhiều vấn đề truyền thống văn hóa đã ngăn cản thương mại điện tử và không một phần mềm nào có thể giải quyết được. Một trong những lý do cơ bản là người HongKong có sở thích đi mua sắm. Một điều tra gần đây cho thấy, chỉ có 4% người sử dụng Internet ở HongKong mua sắm trên mạng, quá thấp nếu so với 9% ở Singapore, 12% ở Hàn Quốc và 14% ở Úc, nơi người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với việc mua bán thông qua mạng.

Theo Worrld Trade Newspaper

 

Đối tượng của bạn thường là nhân viên thừa hành trong các công ty đối tác tiềm năng. họ chuyên lục soát thông tin của các công ty khác để tìm cơ hội hợp tác hay trao đổi sản phẩm. Họ phải dò tìm vài công ty xứng đáng trong số vài trăm ngàn công ty khác nhau trên Internet, do vậy họ không có thời giờ dể đọc thông tin của toàn bộ tất cả các công ty. Cũng không nên hi vọng rằng sẽ có người nào đó dừng lại quá lâu với thông tin của bạn khi nó quá phức tạp không trọng tâm, hay quá rối rắm.

Phần lớn người dò tìm thông tin đều thực hiện công việc này bằng cách gõ vào máy một số từ khóa và nhờ các chức năng dò tìm sẵn có trên trang web đó để chọn ra một nhóm nhỏ các công ty. Sau đó, họ lướt nhanh qua nội dung thông tin của các công ty được chọn. Sau giai đọan sàng lọc ban đầu, thông tin từ các công ty vẫn ở mức khá lớn nên họ vẫn phải tiếp tục sàng lọc. Lúc bấy giờ, các “điểm nổi bật thường đóng vai trò then chốt.

Tuy nhiên, không giống như trong một quảng cáo thông thường hay quảng cáo trên Internet, nơi các điểm nổi bật được tạo ra bởi các hình ảnh, chữ nổi hay dấu hiệu lạ, các trang giới thiệu giữa các công ty với nhau chỉ cho phép bạn dùng chữ thông thường để diễn đạt thông tin. Thậm chí bạn không thể tạo chữ đậm, chữ nghiêng hay gạch dưới. Điều mà bạn duy nhất có thể làm được là dùng từ khóa (key words) để tạo nên sự nổi bật.

Hãy hình dung khi bạn trò chuyện hay phỏng vấn một người xin việc. Ấn tượng của bạn về tính chuyên nghiệp của người đó phần lớn nằm trong số từ khóa mà người đó dùng trong diễn đạt. Những người biết lợi thế này thường chú ý dùng chính xác các từ khóa những lúc cần thiết và nhờ vậy vượi qua được cuộc phỏng vấn dễ dàng.

Ngày nay, các công ty còn trang bị cho mình các máy dò (scanner) có khả năng dò tìm thông tin về các công ty thay cho con người với tốc độ nhanh hơn nhiều lần. Khi dùng kĩ thuật này, trước hết các thông tin sẽ được chuyển sang dạng mã ASCII-một lọai định dạng chuyển tất cả các loại chữ sẵn có thành lọai chữ thông thường. Lúc đó, các hình ảnh minh họa, chữ viết nghiêng hay in đậm sẽ không còn được nhìn thấy. Ngay cả các dấu chấm đầu dòng (bullet) cũng biến mất. Sự nhọc công của bạn để tạo hình ảnh cầu kì cho nội dung sẽ không đem lại kết quả gì.

Sử dụng từ khóa thật ra còn là cách giảm nhẹ khối lượng thông in cần truyền trên mạng. Bạn không cần phải giải thích nhiều bởi vì họ đã hiểu các khái niệm đó. Ví dụ bạn có thể mô tả cách tổ chức tiếp liệu trong công ty của bạn là “just-in-time” (đúng thời hạn), “zero invention” (không tồn kho) hay áp dụng “total quality management” (quản lý chất lượng tòan bộ) Người đọc hay các máy dò sẽ căn cứ vào số lượng và nội dung của các từ khóa này mà chọn ra đối tác. Các sách chuyên môn hoặc giáo khoa có thể hỗ trợ việc tìm từ khóa. Bạn chọn cho mình một quyển sách có nội dung gần nhất mà mình muốn mô tả, dò ở mục “ glossary” (từ vựng) thường bố trí ở cuối mỗi chương hay ở cuốn sách và tìm ra từ vựng thích hợp.

 

Hiện nay cứ mỗi giây, thế giới có thêm một trang blog. Với giới trẻ, đây như những trang... nhật ký điện tử, nhưng được chia sẻ cùng nhau trong thế giới internet! Ðể thu hút và giữ được nhiều người xem thì blog luôn phải cập nhật thông tin, sự kiện mới nhất ở lĩnh vực người đọc, người viết thông thạo, thích thú hoặc cộng đồng quan tâm.

Blog đang trở thành kênh “truyền thông” có ảnh hưởng ngày càng lớn đến cộng đồng. Chỉ riêng blogger.com có hơn 200.000 blog đang hoạt động với hơn 1 triệu người đang sử dụng. Mới trình làng ở Việt Nam hơn một năm nay, nhưng blog đã ngày càng thể hiện sức mạnh không chỉ ở con số các blog tăng lên vùn vụt mỗi ngày. Nhiều tin được đưa lên blog còn gây sốc và lan truyền với tốc độ nhanh chóng mặt. Xu hướng cung cấp những thông tin mang tính chất báo chí như trên của các blog Việt Nam cũng nằm trong trào lưu chung của blog thế giới. Blog cùng với báo chí và Internet đang được coi là những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu.

Theo một điều tra của Mỹ, cứ 5 bạn trẻ trong lứa tuổi từ 12 đến 17, có 1 người đang duy trì blog riêng. Blog hiện cũng không chỉ dành cho lớp trẻ mà đã mở rộng sang đủ mọi thành phần trong xã hội. Ngay đến báo giới cũng vào cuộc chơi này để giao lưu với độc giả, nhận ý kiến phản hồi nhanh cũng như thu hút tham gia các cuộc thi. Nay thì không chỉ có các cá nhân mà các công ty, cũng tự lập blog cho mình lấy đó làm nơi để tự giới thiệu về mình mà không tốn một xu tiền phí. Khi doanh nghiệp xây dựng được một blog hay, được nhiều người vào đọc thì sẽ thu lượm được những suy nghĩ phản hồi của người tiêu dùng, cùng các thông tin và xu hướng mới trong lĩnh vực liên quan. Một blog hấp dẫn thì người đọc sẽ muốn đọc đi đọc lại và chờ cái mới.

Bạn sẽ hỏi thế các website chính thức của DN thì sao? Xin thưa rằng từ khi blog xuất hiện thì dường như việc kết nối đến những website không còn tạo hấp dẫn đặc biệt với người đọc. Khi vào Internet xem các website, khách hàng thường băn khoăn liệu có nhận được phản hồi không? Việc này được giải tỏa bởi không kết nối nào sánh được với kết nối miễn phí qua các blog cho người đọc thỏa sức tìm và trao đổi thông tin.

Cộng đồng blog kết nối mỗi thành viên tới blog của họ, với blog người đọc ưa thích. Ưu thế của blog DN là ở chỗ nó tập hợp quan điểm của người đọc - khách hàng nhiều hơn, tác động đến người đọc một cách tình cảm, nhẹ nhàng và đáng tin hơn nhưng lại hiệu quả vì tạo hình ảnh DN thân thiện, không cứng nhắc, quan liêu, dễ dàng tiếp cận... Ðó là vì khi vào những blog, người ta có được cảm giác gần gũi. Những yếu tố riêng tư trên blog sẽ tạo ra nhiều sự tin tưởng hơn so với website chính thức của DN.

Ðiều các DN thấy được qua công việc kinh doanh là khách hàng chỉ và sẽ muốn mua hàng từ những công ty có phong cách riêng. Hơn nữa, trong việc mua bán, những lời truyền miệng, rỉ tai nhau về một sản phẩm nào đó thường có tính quyết định mua hay không. Giờ đây tham dự vào các trang blog, mọi người tìm kiếm ở những người khác những góp ý đối với hàng hóa sẽ mua. Ngược lại, DN bên cạnh việc tập hợp được ý kiến phản hồi lại cũng có thể tác động đến quyết định mua hay bán của người đọc blog...

Những nhân viên tiếp thị đã sử dụng blog như một công cụ hữu hiệu vì trong kinh doanh, sức mạnh số lượng thật khủng khiếp. Trong khi mỗi ngày, hàng tỷ con người vẫn đang tìm kiếm trên mạng!

( theo KTĐT )

 

Kinh doanh trên Web: lợi thế và nhược điểm

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Theo ước tính, trong năm 2003, doanh số thu được từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ trên Web là vào khoảng 126 tỷ USD. Với doanh số này các doanh nghiệp đang xem xét, điều gì thu hút khách hàng đến với Web, họ muốn mua gì ở đó, họ muốn mua như thế nào và các doanh nghiệp phải làm gì để đáp ứng được những yêu cầu đó.

1. Những điểm mạnh của kinh doanh trên Web

• Chi phí nhận được đơn đặt hàng trên Web sẽ rẻ hơn so với hầu hết cách nhận đơn đặt hàng khác, kể cả đặt tại cửa hàng, qua điện thoại, hay đến tận nhà.
• Chi phí xử lý và quản lý thấp hơn
• Các đơn đặt hàng qua Web thường ít sai sót hơn so với các đơn đặt hàng qua điện thoại.
• Các khách hàng có thể dễ dàng so sánh các cửa hàng và có thể mua hàng vào bất kỳ thời gian nào, dù là ban ngày hay ban đêm.
• Các khách hàng đôi khi cảm thấy thoải mái hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng khi không có mặt của người bán hàng.
• Đối với việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp thì việc có một trang Web để nhận dơn dặt hàng ngụ ý rằng doanh nghiệp đó có sử dụng các công nghệ hiện đại.

2. Những điểm yếu

Mặc dù có nhiều lý do hấp dẫn để kinh doanh trên Web như vậy, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất dè dặt. Một số vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại gồm:

• Sự bảo mật trên internet không được bảo đảm, các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ.
• Các khách hàng lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và lo lắng về các chính sách trả hàng lại.
• Các hệ thống nhận tiền thanh toán rất khó sử dụng và các doanh nghiệp không có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan.
• Thương mại điện tử đối với khách hàng vẫn chưa phải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
• Không có sự nhất quán trong các luật thuế, các vấn đề pháp lý và các hiệp ước Quốc Tế.

Hầu hết những điểm bất lợi trong việc mua bán trên Web bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh vực thương mại điện tử còn khá mới mẻ. Cũng như đối với các công nghệ mới khác, nó cần thời gian để không chỉ phát triển công nghệ mà còn phát triển kinh nghiệm, chuyên môn, và văn hoá để sử dụng nó. Một số công ty sử dụng Web site để quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ của mình, tăng doanh số và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Một điển hình trong số các công ty như vậy là Barnnes & Noble với Web site www.barnersandnoble.com. Công ty này bán sách từ các cửa hàng bán lẻ và từ Website của mình. Ngoài ra, Banners & Noble còn sử dụng Web site để thu hút khách hàng đến các cửa hàng của mình.

Khi internet và các ngành sử dụng nó phát triển ổn định thì nhiều vấn đề rắc rối trong việc kinh doanh trên Web sẽ giảm dần và Web sẽ trở thành một bộ phận thiết yếu của nhiều doanh nghiệp. Rất có thể trong tương lai các doanh nghiệp sẽ xem khả năng nhận đơn đặt hàng qua internet cũng quan trọng như việc sử dụng máy tính để thực hiện việc kế toán và sử dụng điện thoại để nhận đơn đặt hàng của khách hàng.

(Theo internetnews)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày